Về luật pháp, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 64)

Kể từ khi Luật đầu tƣ nƣớc ngoài ra đời 1988, trong 25 năm qua đã không ngừng đƣợc hoàn thiện, bổ sung để đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, trên thực tế, các văn bản pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa thực sự đồng bộ, rõ ràng, các văn bản pháp luật còn chồng chéo, gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tƣ cũng nhƣ hƣớng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án.

Mặc dù các chính sách ƣu đãi của ta thƣờng xuyên đƣợc rà soát sửa đổi, bổ sung nhƣng còn dàn trải, chƣa tập trung đúng mức vào những ngành, lĩnh vực và địa bàn cần thu hút đầu tƣ. Ví dụ: chính sách ƣu đãi đối với đầu tƣ trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ chƣa có sự khác biệt và chƣa đủ sức hấp dẫn so với các ngành khác.

Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp về đầu tƣ nƣớc ngoài của nƣớc ta vẫn còn nhiều kẽ hở, việc quản lý dòng vốn vào – ra của đầu tƣ nƣớc ngoài còn nhiều yếu kém đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài lách luật.

Nhƣ theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trƣờng hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc đăng ký đầu tƣ trong trƣờng hợp này áp dụng theo quy định tƣơng ứng đối với dự án đầu tƣ trong nƣớc. Dựa theo các điều luật này, đã có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài “biến hình” vào các doanh nghiệp trong nƣớc và chỉ phải đăng ký kinh doanh, thay vì lập dự án đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 64)