Về công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 69)

Công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm còn yếu và thiếu, đặc biệt trong bối cảnh phân cấp triệt để việc cấp phép và quản lý đầu tƣ về các địa phƣơng, dẫn đến tình trạng mất cân đối chung. Một số địa phƣơng cấp quá nhiều giấy phép cho các dự án có cùng một loại sản phẩm mà không tính đến khả năng thị trƣờng, gây dƣ thừa, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ thấp.

Việc phân cấp trong cấp giấy phép tuy có hiệu quả trong thu hút FDI nhƣng cũng gây ra tình trạng chạy đua và cấp giấy phép tràn lan. Tình trạng có quá nhiều dự án sân golf, sắt thép, xi măng, cảng biển, sân bay, khu công nghiệp… đang trở thành vấn đề đáng báo động. Chính vì vậy, việc thu hút đầu tƣ cần gắn với quy hoạch phát triển ngành và vùng kinh tế.

Chúng ta cũng cần có chế tài rõ ràng để buộc các cấp chính quyền địa phƣơng tuân thủ quy hoạch chung, đặc biệt là có thái độ kiên quyết không cấp phép hoặc thu hồi giấy phép của những dự án không có khả năng thực hiện, gây tác động xấu đến môi trƣờng, kinh tế - xã hội, giữ đất không sử dụng.

2.3.2.5. Về hiện tượng chuyển giá

Hiện tƣợng chuyển giá là hiện tƣợng nổi cộm về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong những năm gần đây. Để trốn thuế và tạo cạnh tranh không lành mạnh, các doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài cũng không ngần ngại biến hóa con số. Có tới 50%

doanh nghiệp có FDI liên tục khai kinh doanh bị lỗ trong khi không ít doanh nghiệp vẫn tiếp tục mở rộng hoạt động.

Điều đó khiến chúng ta đặt câu hỏi liệu đó có phải là hiện tƣợng lạm dụng chính sách ƣu đãi và cơ chế “chuyển giá”, gây thiệt hại cho Ngân sách nhà nƣớc và tình trạng kinh doanh thiếu minh bạch, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp. Nhƣ vậy cho thấy công tác hậu kiểm, thống kê, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI sau khi đƣợc cấp phép của chúng ta còn khá yếu nên không nắm đƣợc tình hình kinh doanh của doanh nghiệp khiến họ lợi dụng để trốn thuế.

Theo quy định, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ. Nhƣng do các cán bộ thẩm định còn hạn chế về năng lực và trình độ, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh nên trong quá trình định giá, những máy móc thiệt bị và công nghệ thƣờng bị đẩy cao hơn so với giá trị thực của nó. Điều này, dẫn đến việc khấu hao và thu hồi vốn nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro trong đầu tƣ, trì hoãn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp những năm đầu.

Đối với doanh nghiệp liên doanh, ngoài các vấn đề nêu trên thì việc làm tăng ảo tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ ảnh hƣởng đến việc quản trị, điều hành trong hội đồng quản trị và cuối cùng là việc phân chia lợi nhuận, tài sản khi kết thúc hợp đồng.

Ngoài ra, mục đích của việc chuyển giá là thông qua mua bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm với công ty mẹ ở nƣớc ngoài hoặc các công ty liên kết nhằm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, thậm chí gây ra tình trạng lỗ giả, lãi thật,

không phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nhƣ vậy, chuyển giá sẽ giúp nhà đầu tƣ giảm thiểu nghĩa vụ thuế, tối đa hoá lợi nhuận, dễ dàng chuyển vốn đầu tƣ hoặc lợi nhuận ra nƣớc ngoài (ngay cả trong trƣờng hợp doanh nghiệp mà họ đang đầu tƣ báo lỗ), chiếm lĩnh thị trƣờng, thanh lý máy móc thiết bị kém hiện đại với giá cao…

Vì thế, chuyển giá có thể gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế nhƣ gây thất thu ngân sách nhà nƣớc, tăng nhập siêu, làm méo mó môi trƣờng đầu tƣ, gia tăng sự

cạnh tranh không lành mạnh, làm thiệt hại đến quyền lợi, môi trƣờng kinh doanh của quốc gia và cả lợi ích chính của doanh nghiệp,…

Các cuộc khảo sát doanh nghiệp FDI của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ một số năm gần đây đều cho thấy, các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ hàng năm chiếm tỷ lệ trung bình tới trên 70%. Một số doanh nghiệp FDI có lãi nhƣng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng không đáng kể. Tỷ lệ đóng góp cho ngân sách quốc gia chỉ dao động quanh 9-10% tổng thu ngân sách quốc gia.

Theo kết quả điều tra của Bộ Tài chính, tại TP Hồ Chí Minh, có 460/3.890 doanh nghiệp có vốn FDI điều tra báo lỗ quá vốn chủ sở hữu; con số này tại Bình Dƣơng, Đồng Nai lần lƣợt là 200/1.490 và 72/987. Trong khi đó, riêng năm 2010, tỷ lệ doanh nghiệp kê khai lỗ tại TP Hồ Chí Minh là 47%; Bình Dƣơng 50,6%, Đồng Nai 43,2%.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Khu vực FDI là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP luôn cao hơn tốc độ tăng của cả nƣớc. Tác động của nó đối với tăng trƣởng kinh tế còn thể hiện rõ hơn thông qua bổ sung vốn cho tổng vốn đầu tƣ xã hội.

Ngoài ra, FDI cũng góp phần quan trọng vào xuất khẩu cũng nhƣ vào ngân sách nhà nƣớc, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Khu vực FDI cũng đƣợc đánh giá là kênh chuyển giao công nghệ quan trọng, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế. Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp FDI chiếm 63,6% tổng số hợp đồng chuyển giao công nghệ đƣợc phê duyệt, đăng ký,… đó là những tiền đề làm cho tác động lan tỏa của FDI đối với nền kinh tế là rất lớn, nó đƣợc thực hiện thông qua mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nƣớc, qua đó tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp trong nƣớc tiếp cận với chuyển giao công nghệ.

Bên cạnh những đóng góp trên, việc thu hút và sử dụng dòng vốn FDI thời gian qua vẫn chƣa đạt đƣợc nhƣ kỳ vọng. Tỷ lệ dự án sử dụng công nghệ cao còn thấp, chƣa thu hút đƣợc công nghệ nguồn, tỷ lệ việc làm mới chƣa cao. Tình trạng

cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ không phù hợp với quy hoạch, sử dụng tài nguyên thiên nhiên chƣa hiệu quả ở một số dự án FDI vẫn còn tồn tại. Nhiều doanh nghiệp FDI vẫn chƣa tuân thủ pháp luật Việt Nam, thông qua hành vi chuyển giá và xả thải ra môi trƣờng,…

Những tồn tại, hạn chế nêu trên của khu vực FDI có nguyên nhân từ sự yếu kém nội tại của nền kinh tế cũng nhƣ những hạn chế trong việc hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP

NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM

3.1.1. Chiến lƣợc phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2020

3.1.1.1. Quan điểm phát triển

Thứ nhất, phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược

Quan điểm trƣớc tiên và quan trọng nhất là phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trƣởng, coi chất lƣợng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ƣu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu. Tăng trƣởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không ngừng chất lƣợng cuộc sống của nhân dân, đi cùng với bảo vệ và cải thiện môi trƣờng.

Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Phải đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cƣờng quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nƣớc phát triển nhanh và bền vững.

Thứ hai, đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Chúng ta cần phải kiên trì và quyết tâm thực hiện đổi mới. Đổi mới trong lĩnh vực chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phƣơng

thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cƣờng kỷ luật, kỷ cƣơng để thúc đẩy đổi mới toàn diện, phát huy sức mạnh tổng hợp của dân tộc vì mục tiêu xây dựng nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Coi việc thực hiện mục tiêu này là tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá hiệu quả của quá trình đổi mới và phát triển.

Thứ ba, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển

Chúng ta cần phải bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân và các điều kiện cần thiết để mọi ngƣời đƣợc phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nƣớc. Phát huy lợi thế dân số và con ngƣời Việt Nam, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi ngƣời dân, thực hiện công bằng xã hội.

Thứ tư, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Lực lƣợng sản xuất là nhân tố quan trọng, nên cần phải tháo gỡ mọi cản trở, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.

Ngoài ra, cần phát triển nhanh, hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Phải tăng cƣờng tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nƣớc. Kinh tế nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo, là lực lƣợng vật chất quan trọng để Nhà nƣớc định hƣớng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trƣờng và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Khuyến khích phát triển các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh với sở hữu hỗn hợp mà chủ yếu là

các doanh nghiệp cổ phần để loại hình kinh tế này trở thành phổ biến trong nền kinh tế, thúc đẩy xã hội hoá sản xuất kinh doanh và sở hữu. Tạo thuận lợi cho kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh, trở thành một động lực của nền kinh tế. Khuyến khích kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài phát triển theo quy hoạch.

Tạo môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, minh bạch. Phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh và ngày càng hiện đại các loại thị trƣờng. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý và phân phối, bảo đảm công bằng lợi ích, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ năm, phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ. Phải không ngừng tăng cƣờng tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nƣớc để tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả.

Phát triển lực lƣợng doanh nghiệp trong nƣớc với nhiều thƣơng hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trƣờng trong nƣớc, mở rộng thị trƣờng ngoài nƣớc, góp phần bảo đảm độc lập tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, bảo đảm hiệu quả và lợi ích quốc gia.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển

3.1.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, kỷ cƣơng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đƣợc giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế tiếp tục đƣợc nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.

3.1.1.2.2. Mục tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường

 Về kinh tế

Phát triển mạnh mẽ lực lƣợng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế xanh. Chuyển đổi mô hình tăng trƣởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả.

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ gắn với các vùng kinh tế; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lƣợc thị trƣờng; tăng nhanh hàm lƣợng nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế.

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Nông nghiệp có bƣớc phát triển theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững, nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

 Về văn hóa, xã hội

Xây dựng xã hội đồng thuận, dân chủ, kỷ cƣơng, công bằng, văn minh. Đến năm 2020, chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) đạt nhóm trung bình cao của thế giới; tốc độ tăng dân số ổn định ở mức 1,1%; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đào tạo nghề chiếm 55% tổng lao động xã hội; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2 - 3%/năm; phúc lợi, an sinh xã hội và chăm sóc sức khỏe cộng đồng đƣợc bảo đảm. Thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các vùng và nhóm dân cƣ. Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học và công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại.

Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; gia đình tiến bộ, hạnh phúc; con ngƣời phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật.

 Về môi trƣờng

Môi trƣờng là nhân tố hết sức quan trọng, cần đƣợc quan tâm đúng mức, do đó cần phải cải thiện chất lƣợng môi trƣờng. Đến năm 2020, đƣa tỷ lệ che phủ rừng lên 45%. Hầu hết dân cƣ thành thị và nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc sạch và hợp vệ sinh. 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trƣờng. Cải thiện và phục hồi môi trƣờng các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai. Chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, đặc biệt là nƣớc biển dâng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 69)