Lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 34)

2.1.1.1. Các cuộc khủng hoảng từ trước năm 2008

Khủng hoảng tài chính đầu tiên trong lịch sử đƣợc cho rằng đã nổ ra vào thời kỳ đế chế La Mã năm 88 trƣớc Công Nguyên. Khủng hoảng kinh tế đã diễn ra vào thời Trung cổ (Florence, năm 1342), thời đại Phục hƣng (Venice, năm 1492), thời kỳ Cận đại (Pháp, năm 1720). Nhƣng cho đến giữa thế kỷ 19, những hiện tƣợng đó mang tính chất địa phƣơng là chủ yếu. Trong quá trình hình thành chủ nghĩa tƣ bản, tần số và sự ảnh hƣởng của chúng tăng lên.

Khủng hoảng vào năm 1825 đƣợc coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu u đã nhập thêm vốn-tƣ bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nƣớc cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm đƣợc ở Mỹ đã chuyển về cho nƣớc Anh. Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nƣớc Anh và dẫn đến phá sản thị trƣờng vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây u và Mỹ Latin.

Khủng hoảng trong thị trƣờng chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ những quốc gia Anh, Đức và Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tƣ vô căn cứ đƣợc góp vào sự phát triển của những đƣờng xe lửa. Và kết qủa là toàn bộ hệ thống ngân hàng những nƣớc đó bị tổn thƣơng nghiêm trọng.

Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ. Những công ty đƣờng xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nƣớc, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu.

Lý do khủng hoảng tiền tệ năm 1861 ở Mỹ là cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc. Nhà nƣớc đã không thể thanh toán đƣợc nợ sau khi vay ngân hàng. Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc chiến tranh.

Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. Nhà nƣớc Mỹ và phần lớn những nƣớc châu u đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác để cung cấp cho những hoạt động quân sự của nƣớc mình.

Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế. Thời kỳ Đình Trệ năm 1920-1922 và giai đoạn Đình Đốn Vĩ Đại năm 1929-1933 đã tác động đến đời sống mọi giới con ngƣời. Mùng 4 tháng 10 năm 1929 (“Thứ năm đen”), ở thị trƣờng chứng khoán Niu-Yoóc, giá chứng khoán giảm đi 60-70%.

Cùng lúc đó, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Mỹ đã sụp đổ nhanh chóng. Đến cuối tháng, những ngƣời giữ cổ phiếu bị mất hơn 15 tỷ đô-la, còn đến cuối năm giá chứng khoán sụt xuống 40 tỷ đô-la – số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Ngay tiếp sau đó, khủng hoảng bùng lên cả ở châu u. Vào năm 1933, ở những nƣớc phát triển có tới hơn 30 triệu ngƣời chính thức không có việc làm.

Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nƣớc Tây Âu. Sản xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4%. Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹp lại và giống nhƣ trong thời kỳ Đình Đốn Vĩ Đại. Khủng hoảng bao trùm toàn bộ châu Âu. Ở Anh giá chứng khoán giảm đi 56%. Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảng dầu mỏ kèm theo, giá một thùng dầu tăng từ 3 lên thành 12 đô-la.

Ngày 19 tháng 10 năm 1987 đƣợc ghi nhớ ở lịch sử Mỹ là “Thứ hai đen tối”. Trong vòng một ngày, chỉ số quỹ Dow Jones Industrial sụt đi 22,6%. Tiếp theo thị trƣờng Canada và Úc bị sụt giảm, còn sở giao dịch Hồng Kông nghỉ việc trong vòng một tuần.

Vào năm 1994-1995, khủng hoảng nổ ra ở Mêhicô, hai năm sau thị trƣờng quỹ của châu Á sụp đổ. Các chuyên gia kết luận rằng khủng hoảng ở châu Á làm GDP thế giới giảm 2 ngàn tỷ đô-la. Một năm sau Nga đã phải tuyên bố lạm phát và chấp nhận buông xuôi, vì món nợ nhà nƣớc quá lớn. Thị giá đồng Rúp sụt giảm, còn những ngƣời đầu tƣ quay lƣng lại với kinh tế Nga.

2.1.1.2. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ từ năm 2007, từ khủng hoảng tín dụng, khủng hoảng cho vay thế chấp, khủng hoảng nợ dƣới chuẩn của các ngân hàng và tập đoàn tài chính khổng lồ ở Mỹ. Đó là khủng hoảng gần nhất mà chúng ta phải gánh chịu. Nó là nỗi lo sợ, và nhiều chuyên gia đã nói về nó trƣớc khi nó bắt đầu nhƣng ảnh hƣởng của nó thì hết sức nặng nề và to lớn.

Bắt đầu từ Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự đỗ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, giá chứng khoán sụt thảm hại, tiền tệ bị mất giá với quy mô lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hƣởng rất lớn mà 80 năm qua mới lặp lại, cả thế giới đang đƣơng đầu với một cuộc khủng hoảng mà hậu quả của nó về mặt kinh tế, chính trị và xã hội vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Cuộc khủng hoảng tài chính lần này khiến cho nền kinh tế thế giới lún sâu vào vòng xoáy suy thoái, dẫn đến tình trạng suy giảm tiêu dùng, đầu tƣ, tỷ lệ thất nghiệp tăng,…

Nhƣ vậy có thể thấy khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính – tiền tệ là một hiện tƣợng kinh tế đã thành chu kỳ, thƣờng gặp trong thế giới hiện nay. Những hậu quả nghiêm trọng của nó trong lịch sử đòi hỏi cần có những quan niệm, cách nhìn đúng đắn về nó từ đó tìm cách dự đoán, hoặc biết trƣớc những tác động để tìm cách hạn chế thiệt hại.

2.1.2. Đặc điểm của các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong vòng 20 năm

trở lại đây

Trong vòng 20 năm trở lại đây đã xảy ra tới hơn 90 cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng mà tổn thất của mỗi cuộc khủng hoảng tính trên GDP còn vƣợt quá tổn thất của sự đổ vỡ các ngân hàng Mỹ hồi những năm 30 thế kỷ XX. Theo các nhà phân tích, khủng hoảng tài chính – tiền tệ những năm gần đây còn sâu sắc hơn nhiều những cuộc khủng hoảng hồi tập kỷ 70 - 80 của thế kỷ XX, thể hiện trên các

- Thƣờng xuyên hơn với chu kỳ ngắn hơn: Trƣớc đây ngƣời ta tính đƣợc chu kỳ khủng hoảng từ 8 năm đến 12 năm kết thúc một chu kỳ kinh tế. Song trong bối cảnh toàn cầu hoá, quốc tế hóa nhƣ hiện nay, ngƣời ta đã tính đƣợc chu kỳ này khoảng từ 2 năm đến 5 năm. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh có điểm cực đại của tăng trƣởng kinh tế, đó là điểm nóng của nền kinh tế. Tại đó khủng hoảng kinh tế sẽ nổ ra biểu hiện của nó là: Hàng hoá không tiêu thụ đƣợc, công nhân thất nghiệp, nhà máy đóng cửa vv…hậu quả nặng nề nhất đổ lên đầu ngƣời lao động.

- Quy mô lớn hơn: Hiện nay, mối liên kết giữa các nền kinh tế của các quốc gia, khu vực ngày càng trở nên chặt chẽ, mỗi nền kinh tế trở thành một mắt xích của nền kinh tế toàn cầu. Và dù nó là mạnh hay yếu thì sự lành mạnh của nó sẽ là sự lành mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Bất cứ sự bất ổn của một nút thắt nào đó cũng có thể dẫn đến hiệu ứng Domino gây ảnh hƣởng đến khu vực và toàn thế giới. Đó là lý do khủng hoảng tài chính hiện nay luôn dễ dàng vƣợt ra biên giới từng quốc gia riêng lẻ và trở thành khủng hoảng toàn cầu, khiến cho quy mô và mức độ ảnh hƣởng của nó ngày càng lớn hơn và sâu rộng hơn. Chính sách phòng và hạn chế tác động của khủng hoảng, do đó, nhất thiết phải xây dựng trên một tinh thần chung toàn cầu.

- Tốc độ lan truyền nhanh hơn: Do sự phát triển của hệ thống thông tin, các giao dịch tài chính ngân hàng đã và đang diễn ra với tốc độ chóng mặt với hàng loạt giao dịch cùng một lúc trên phạm vi toàn thế giới. Và sự hữu ích về tốc độ trong các giao dịch này cũng đồng thời là hiểm họa trong trƣờng hợp lan truyền của khủng hoảng kinh tế, tài chính.

- Thƣờng do sai lầm của khu vực tƣ nhân nhiều hơn do lỗi chi tiêu của chính phủ: Do khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển mạnh cả về số lƣợng và quy mô, nhiều tập đoàn kinh tế có quy mô lớn gấp nhiều lần GDP của một quốc gia, bên cạnh đó, tự do hoá và toàn cầu hoá cho phép khu vực tƣ nhân dễ dàng vƣợt qua sự kiểm soát của chính phủ hơn. Khi sự kiểm soát trở nên lỏng lẻo, khu vực kinh tế tƣ nhân với mục tiêu tối thƣợng là lợi nhuận sẽ sẵn sàng lao vào những hoạt động đầy rủi ro và

mạo hiểm. Vì vậy, ranh giới giữa sự tăng trƣởng và đình đốn, khủng hoảng trở nên mong manh hơn.

- Khó dự đoán trƣớc: Dự báo kinh tế - tài chính vốn đã khó nay lại càng khó hơn với các biến số ngày càng nhiều về lƣợng, ngày càng phức tạp về chất. Các nhà kinh tế học, các nhà quản lý có thể khẳng định khủng hoảng sẽ xảy ra bởi những biểu hiện của nó, nhƣng sẽ vô cùng khó để xác định là khi nào và mức độ ra sao.

Tóm lại, khủng hoảng tài chính tiền tệ có một lịch sử lâu dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trƣờng khủng hoảng tài chính là hiện tƣợng xảy ra trong hoạt động của các định chế tài chính (chủ yếu là trung gian tài chính), bắt nguồn từ sự yếu kém của các định chế này và tác động trực tiếp đến hoạt động của chúng với tƣ cách là một chủ thể vừa độc lập, vừa có liên quan chặt chẽ đến hệ thống. Biểu hiện rõ nét nhất của khủng hoảng tài chính - tiền tệ từ trƣớc tới nay là sự phá sản của các định chế trung gian tài chính và cùng với sự phát triển ngày càng phức tạp và tinh vi của các công cụ tài chính thì khủng hoảng càng dễ xảy ra, tính chất khủng hoảng ngày càng phức tạp và nguy cơ khủng hoảng lan rộng ngày càng cao.

2.1.3. Bản chất khủng hoảng tài chính tiền tệ

Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống tài chính

Nguồn: Lý thuyết tài chính tiền tệ – GS.TS Dương Thị Bình Minh [7]

Tài chính doanh nghiệp

Tài chính dân cƣ tổ chức

XH Tài chính quốc tế Tài chính công

Theo Hình 2.1, cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn: Tài chính công, Tài chính quốc tế, Các tổ chức tài chính trung gian, Tài chính dân cƣ tổ chức xã hội.

Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng mà sự thay đổi tình trạng dù rất nhỏ của một bộ phận, một quỹ tiền tệ cũng ảnh hƣởng đến một số quỹ, bộ phận khác, trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống tài chính

Vậy khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (các quỹ) mất cân đối

nghiêm trọng có thể xảy ra sụp đổ quỹ.

Đặc trƣng của mỗi quỹ là các dòng tiền và các tài sản có giá khác vào và ra khỏi quỹ, hình thành tài sản có và tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tƣợng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và tài sản nợ, nghĩa vụ thanh toán về số lƣợng, thời hạn và chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Nhƣ vậy khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm đƣợc sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thƣờng là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán tại một thời điểm nào đó.

Bất cứ một bộ phận nào trong hệ thống tài chính mất khả năng thanh thoán, đổ vỡ ngay lập tức sẽ ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp lên các bộ phận khác của hệ thống tài chính. Các mối liên hệ càng chặt chẽ, càng phức tạp và các quan hệ tài chính càng lớn thì nguy cơ phá sản, sụp đổ toàn hệ thống càng trở nên trầm trọng. Với mỗi bộ phận sẽ tự có sức kháng cự nhất định, song thực tế cho thấy điều này chỉ tạo nên một thời gian trễ tƣơng đối ngắn.

Ngoài ra các hệ thống tài chính các quốc gia cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cơ bản nhất là qua hệ thống cho vay tín dụng quốc tế và thị trƣờng vốn quốc tế. Các bộ phận trong các hệ thống tài chính khác nhau cũng có mối liên hệ với nhau. Trƣớc khủng hoảng, hoặc do tâm lý, hoặc do nỗ lực rút các nguồn lực về để tự cứu mình, hiện tƣợng rút vốn ồ ạt có thể gây sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính quốc tế (điều này đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1998)

Tóm lại, trong thời đại hiện nay, mối liên hệ tài chính – tiền tệ đã trở nên rộng khắp. Với những nƣớc có nền kinh tế phát triển, khủng hoảng trong hệ thống tài chính của họ có thể gây tác động đến các hệ thống tài chính khu vực và thế giới.

2.1.4. Kinh tế Việt Nam trƣớc tác động của khủng hoảng

Năm 2007 tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam ở mức cao nhất từ trƣớc đến nay 8,46%, nhƣng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 xảy ra đã tác động một cách rõ rệt đến nền kinh tế, tốc độ tăng trƣởng kinh tế xuống còn 6,23%, năm 2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78%, 2011 đạt 5,89% và 2012 chỉ còn 5,03%. Đây là mức tăng trƣởng thấp nhất của Việt Nam trong 13 năm qua. Nguyên nhân của sự biến động thất thƣờng này một phần là do năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO, thực hiện nhiều chính sách kinh tế mở cửa, do đó khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra Việt Nam cũng chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này Việt Nam còn chịu tác động của lạm phát dẫn đến Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này tác động đến kinh tế Việt Nam trên một số mảng cơ bản: Lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế tăng dẫn đến nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thƣơng mại và các doanh nghiệp tăng, làm cho ngƣời dân dự đoán đồng USD giảm nên họ đã rút đồng USD ra khỏi ngân hàng hoặc bán USD mua tiền Việt Nam gửi vào,…

Tác động của cuộc khủng hoảng này đối với Việt Nam tuy có chậm hơn các nền kinh tế hùng mạnh khác nhƣng Việt Nam cũng không thể nào nằm ngoài vòng xoáy của nó. Nếu nhƣ sức tàn phá của cuộc khủng hoảng ở hầu hết các nƣớc thể hiện đầu tiên và rõ nét nhất là hệ thống tài chính, ngân hàng, thì ở Việt Nam lại thể hiện trƣớc hết là ở lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất – nhập khẩu của Việt Nam chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất, hoạt động xuất khẩu đóng góp khoảng 60% vào tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam, nhƣng ngay từ những tháng đầu năm 2008, hoạt động xuất khẩu qua thị trƣờng Mỹ cũng nhƣ EU và Nhật Bản đã bị giảm sút nghiêm trọng. Phân tích của các chuyên gia kinh tế cho thấy, do bị tác động mạnh từ cuộc khủng hoảng,

ngƣời tiêu dùng của các thị trƣờng này cũng phải cắt giảm chi tiêu, nên nhu cầu nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ có xu hƣớng giảm.

Cũng do những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái toàn cầu do khủng hoảng tài chính thế giới gây ra mà dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam đều suy giảm. Số dự án FDI đăng ký mới và đầu tƣ thêm bị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)