Hình 2.1: Sơ đồ cấu trúc hệ thống tài chính
Nguồn: Lý thuyết tài chính tiền tệ – GS.TS Dương Thị Bình Minh [7]
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính dân cƣ tổ chức
XH Tài chính quốc tế Tài chính công
Theo Hình 2.1, cấu trúc của hệ thống tài chính bao gồm các tụ điểm vốn và bộ phận dẫn vốn: Tài chính công, Tài chính quốc tế, Các tổ chức tài chính trung gian, Tài chính dân cƣ tổ chức xã hội.
Chính vì mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng mà sự thay đổi tình trạng dù rất nhỏ của một bộ phận, một quỹ tiền tệ cũng ảnh hƣởng đến một số quỹ, bộ phận khác, trực tiếp và gián tiếp ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống tài chính
Vậy khủng hoảng tài chính là tình trạng tài chính (các quỹ) mất cân đối
nghiêm trọng có thể xảy ra sụp đổ quỹ.
Đặc trƣng của mỗi quỹ là các dòng tiền và các tài sản có giá khác vào và ra khỏi quỹ, hình thành tài sản có và tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tƣợng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và tài sản nợ, nghĩa vụ thanh toán về số lƣợng, thời hạn và chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Nhƣ vậy khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm đƣợc sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thƣờng là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán tại một thời điểm nào đó.
Bất cứ một bộ phận nào trong hệ thống tài chính mất khả năng thanh thoán, đổ vỡ ngay lập tức sẽ ảnh hƣởng trực tiếp và gián tiếp lên các bộ phận khác của hệ thống tài chính. Các mối liên hệ càng chặt chẽ, càng phức tạp và các quan hệ tài chính càng lớn thì nguy cơ phá sản, sụp đổ toàn hệ thống càng trở nên trầm trọng. Với mỗi bộ phận sẽ tự có sức kháng cự nhất định, song thực tế cho thấy điều này chỉ tạo nên một thời gian trễ tƣơng đối ngắn.
Ngoài ra các hệ thống tài chính các quốc gia cũng có mối quan hệ mật thiết với nhau, cơ bản nhất là qua hệ thống cho vay tín dụng quốc tế và thị trƣờng vốn quốc tế. Các bộ phận trong các hệ thống tài chính khác nhau cũng có mối liên hệ với nhau. Trƣớc khủng hoảng, hoặc do tâm lý, hoặc do nỗ lực rút các nguồn lực về để tự cứu mình, hiện tƣợng rút vốn ồ ạt có thể gây sụp đổ hàng loạt các định chế tài chính quốc tế (điều này đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1998)
Tóm lại, trong thời đại hiện nay, mối liên hệ tài chính – tiền tệ đã trở nên rộng khắp. Với những nƣớc có nền kinh tế phát triển, khủng hoảng trong hệ thống tài chính của họ có thể gây tác động đến các hệ thống tài chính khu vực và thế giới.