Khái quát thực trạng thu hút đầutƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại ViệtNam gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 42 - 49)

giai đoạn 1988 – 2007

2.2.1.1. Về khối lượng vốn đầu tư

Kể từ khi Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1987 có hiệu lực, Việt Nam đã đạt đƣợc kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn FDI

Biểu đồ 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn 1988 – 2007

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Tổng cục Thống kê [13]

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tính từ năm 1988 đến nay đã có 14.998 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài còn hiệu lực với tổng số vốn đăng ký là 230 tỷ USD và đã thực hiện đƣợc 89 tỷ USD đạt tỷ lệ 38,7%, cung cấp một nguồn lực đáng kể cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung. Tuy nhiên, nguồn vốn FDI đầu tƣ vào Việt Nam diễn biến thất thƣờng, không ổn định, đặc biệt là từ năm 1997 trở lại đây sau khi Việt Nam đã đạt tới đỉnh cao thu hút FDI vào năm 1996.

Nhìn vào biểu đồ 2.1, có thể phân chia quá trình thu hút vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 – 2007 thành năm giai đoạn chủ yếu sau:

0.0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 Số dự án Tổng vốn đăn ký Tổng vốn thực hiện

Từ 1988 đến 1990, lúc này Việt Nam mới cho ra đời Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, việc thu hút vốn FDI lúc này chƣa tác động rõ rệt đến kinh tế - xã hội Việt Nam. Ba năm đầu cộng lại đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo đăng ký mới chỉ đạt hơn 1,6 tỷ USD, vốn thực hiện thì không đáng kể so với vốn đăng ký vì các doanh nghiệp sau khi đƣợc cấp phép phải làm nhiều thủ tục cần thiết mới đƣợc đƣa vốn vào Việt Nam.

Từ 1991 đến 1996 là những năm diễn ra làn sóng FDI thứ nhất, vốn FDI đổ vào Việt Nam liên tục tăng nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới và đạt mức đỉnh điểm gần 10,17 tỷ USD vào năm 1996. FDI trong giai đoạn này tăng nhanh một phần nào là do kỳ vọng của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đối với một nền kinh tế mới mở cửa. Giai đoạn này thu hút đƣợc đƣợc 1781 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 27,82 tỷ USD, vốn thực hiện 10,23 tỷ USD. Trong đó, chỉ riêng năm 1996, vốn thực hiện đã đạt đƣợc 2,71 tỷ USD gấp gần 8,3 lần năm 1991.

Từ 1997 đến 1999, giai đoạn này đƣợc coi là thời kỳ suy thoái của dòng vốn FDI đổ vào Việt Nam, chủ yếu do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á. Ngoài ra có thể do năm 1996 Việt Nam có một số thay đổi với Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài khiến cho môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc trong khu vực. Nếu năm 1998 có hơn 5 tỷ USD vốn đăng ký, thì sang năm 1999 đã giảm còn một nửa với 2,565 tỷ USD.

Từ 2000 đến 2003, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu phục hồi nhƣng tốc độ tƣơng đối chậm và diễn biến cũng không ổn định. Năm 2000, số vốn đăng ký mới đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với 1999, năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000, nhƣng đến năm 2002 số vốn đăng ký giảm 8,4% so với 2001

Từ 2004 đến 2007 bắt đầu một làn sóng FDI thứ haivào Việt Nam. Vốn FDI đã tăng rất nhanh cả số lƣợng vốn đăng ký cũng nhƣ vốn thực hiện, đặc biệt là khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập và sau khi gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Năm 2006 vốn đăng ký là hơn 12 tỷ USD và sang năm 2007 là hơn 21,3 tỷ USD gấp hơn 4,6 lần số vốn đăng ký của năm 2004 (gần 4,55 tỷ USD). Kết quả này là do Việt Nam đã chú trọng hơn trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, Chính phủ

đã cho phép đầu tƣ gián tiếp vào 35 ngành, ngoài ra còn mở cửa cho một số ngành độc quyền nhƣ điện lực, bảo hiểm, ngân hàng, viễn thông.

Từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, các nƣớc trong khu vực đã cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ để thu hút FDI. Cũng từ mốc này, chính sách về FDI của Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cho rằng, mặc dù thay đổi nhƣng các quy định luật pháp của Việt Nam vẫn thiếu minh bạch, thiếu nhất quán, hiệu lực thực thi pháp luật thấp. Những yếu tố này làm tăng chi phí đầu tƣ và kinh doanh, làm cho môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam trở nên kém hấp dẫn hơn so với một số nƣớc trong khu vực, nhất là so với Trung Quốc.

2.2.1.2. Hình thức đầu tư

Bảng 2.1: Các hình thức đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài giai đoạn 1988 – 2007

(Chỉ bao gồm các dự án còn hiệu lực)

Đơn vị tính: triệu USD

Hình thức đầu tƣ Số dự án Vốn đăng ký Vốn thực hiện

Hợp đồng hợp tác kinh doanh 226 4.578 5.661 Liên doanh 1.64 24.574 11.144 100% vốn nƣớc ngoài 6.743 52.437 11.324 Các hình thức khác 74 3.367 1.089

Tổng số 8.683 84.956 29.218

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư [11]

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam đƣợc thực hiện thông qua các hình thức: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài, phƣơng thức đầu tƣ – vận hành – chuyển giao (BOT) và các dạng khác của BOT là BTO, BT… Từ năm 1988 đến 1994, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tập trung chủ yếu vào hình thức liên doanh, chiếm khoảng 80% tổng vốn đăng ký. Sau năm 2004, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài gia tăng thông qua đầu tƣ mới hoặc chuyển từ liên doanh sang. Do vậy, hình thức liên doanh giảm rõ rệt. Phƣơng

thức BOT chiếm tỷ trọng không đáng kể trong hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Nếu tính theo vốn đăng ký thì hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm 77,6% số dự án và 55,9% tổng vốn đăng ký; con số tƣơng ứng của hình thức liên doanh là 18,8% và 26,2%; còn lại là hình thức khác. Trong khi đó, tính theo vốn thực hiện thì chênh lệch giữa hình thức liên doanh và 100% vốn nƣớc ngoài không nhiều (với tỷ lệ tƣơng ứng là 38,1% và 38,7%) do nhiều dự án liên doanh trong lĩnh vực sản xuất, khách sạn, khu đô thị có quy mô lớn đã đi vào hoạt động trƣớc năm 2000, trong khi nhiều dự án 100% vốn nƣớc ngoài mới gia tăng trong những năm gần đây.

2.2.1.3. Địa bàn đầu tư

Bảng 2.2: Địa phƣơng thu hút FDI nhiều nhất giai đoạn 1988 – 2007

STT Địa bàn đầu tƣ Vốn đăng ký So với cả nƣớc

(triệu USD) (%) 1 TP Hồ Chí Minh 20.176 24,28 2 Hà Nội 14.552 17,51 3 Đồng Nai 12.196 14,68 4 Bình Dƣơng 8.454 10,17 5 Bà Rịa - Vũng Tàu 7.462 8,98 6 Hải Phòng 3.018 3,63 7 Đà Nẵng 2.35 2,83 8 Quảng Ngãi 2.191 6,24 9 Phú Yên 1.968 2,37 10 Long An 1.96 2,36

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư [11]

Thực tiễn cho thấy, nơi nào có cơ sở hạ tầng tốt, thủ tục hành chính có liên quan đến hoạt động đầu tƣ đƣợc cải thiện, có nguồn nhân lực dồi dào và chất lƣợng

cao, lãnh đạo địa phƣơng quan tâm giải quyết khó khăn của nhà đầu tƣ thì nơi đó thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Tính theo các vùng trong giai đoạn 1988 – 2007, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút đƣợc 5.293 dự án (chiếm tỷ trọng hơn 61,6%) và 44,87 tỷ USD vốn đăng ký (chiếm gần 54%); vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 2.220 dự án (chiếm hơn 25,8%) và 24 tỷ USD (chiếm gần 29%); vùng trọng điểm miền Trung có 461 dự án (chiếm hơn 5,7%) và 8,6 tỷ USD (chiếm hơn 10,3%); còn lại các vùng khác có 586 dự án (chiếm hơn 6,8%) và 5,6 tỷ USD (chiếm hơn 6,7%).

Mặc dù các dự án FDI có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỷ lệ đầu tƣ lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa – Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng. Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm tới hơn 41,7% tổng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của cả nƣớc) bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lƣợng lao động lành nghề hơn.

2.2.1.4. Lĩnh vực đầu tư

Vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp và xây dựng. Tính đến hết năm 2007, khu vực này chiếm 66,8% tổng số dự án, hơn 60% tổng vốn đăng ký và 68,5% vốn thực hiện. Điều đáng chú ý là đã có sự gia tăng tỷ trọng vốn đầu tƣ vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu, công nghệ thông tin (IT) với sự có mặt của các tập đoàn đa quốc gia nổi tiếng thế giới nhƣ: Intel, Panasonic, Canon, Robotech,… Hầu hết các dự án này sử dụng thiết bị hiện đại và tự động hóa rất cao.

Lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,6% tổng số dự án, 34,5% tổng số vốn đăng ký và 24,6% vốn thực hiện. Riêng năm 2007, vốn đầu tƣ vào khu vực này chiếm 47,7% vốn đăng ký, với nhiều dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi giải trí. Quy mô dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong lĩnh vực dịch vụ rất lớn. Đặc biệt, các dự án có vốn đầu tƣ trên 500 triệu USD thì lĩnh vực dịch vụ chiếm đến 67%. Thực hiện các cam kết song phƣơng và đa phƣơng về mở

cửa lĩnh vực dịch vụ có thể dự báo rằng, trong những năm tới tỷ trọng vốn đăng ký trong lĩnh vực này sẽ tăng lên nhanh chóng.

Bảng 2.3: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài theo ngành kinh tế giai đoạn 1988 - 2007

Đơn vị tính:triệu USD

STT Chuyên ngành Số dự án Vốn đầu tƣ đã thực Đầu tƣ

hiện 1 CN dầu khí 38 3.862 5.148 2 CN nhẹ 2.542 13.268 3.639 3 CN nặng 2.404 23.977 7.049 4 CN thực phẩm 310 3.622 2.058 5 Xây dựng 451 5.301 2.147 6

Giao thông vận tải-Bƣu điện

208 4.287 721 (bao gồm cả dịch vụ

logictics)

7 Du lịch - Khách sạn 223 5.883 2.401 8

Xây dựng văn phòng, căn hộ

để bán và cho thuê 153 9.262 1.892 9 Phát triển khu đô thị mới 9 3.477 283 10

Kinh doanh hạ tầng KCN-

KCX 28 1.406 576 11 Tài chính – ngân hàng 66 897 714 12 Văn hoá - y tế – giáo dục 271 1.248 367 13 Dịch vụ khác (giám định, tƣ vấn, trợ giúp pháp lý, nghiên cứu thị trƣờng...) 954 2.145 445 14 Nông-Lâm nghiệp 803 4.015 1.857 15 Thủy sản 130 450 170 Tổng số 8.59 83.104 29.467

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư [11]

Ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp chiếm 10,8% số dự án; 5,3% vốn đăng ký và hơn 4,6% vốn thực hiện. Trong đó, đầu tƣ vào trồng trọt chiếm 82,5%, chế biến nông sản thực phẩm chiếm 49,2%, chăn nuôi và chế biến thức ăn gia súc chiếm

42,5%, trồng rừng và chế biến lâm sản chiếm 22,6%, nuôi trồng và chế biến thủy sản chiếm 8,4% vốn đăng ký. Trừ một số dự án sản xuất mía đƣờng, thức ăn gia súc, trồng rừng và chế biến nguyên liệu giấy có quy mô lớn hàng chục triệu USD; các dự án còn lại đều có quy mô nhỏ, một vài triệu USD.

2.2.1.5. Đối tác đầu tư

Biểu đồ 2.2: Vốn đăng ký của các đối tác đầu tƣ chủ yếu giai đoạn 1988 – 2007

Đơn vị: triệu USD

Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài – Bộ kế hoạch và đầu tư [11]

Theo Biểu đồ 2.2, tính đến hết năm 2007, Đài Loan đang đứng đầu với số vốn đầu tƣ là 20,7 tỷ USD, tiếp theo là các nƣớc Maylasia, Singapore, Nhật Bản,…

Tính đến năm 2007 có 70/500 tập đoàn đa quốc gia của 81 nƣớc và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào Việt Nam, các nƣớc Châu Á chiếm đến 69% vốn đầu tƣ, châu u

0 5000 10000 15000 20000 25000 Đài Loan Mailaisya Xingapo Nhật Bản Hàn Quốc

Quần đảo Vigin thuộc Anh

Hồng Kông Thái Lan Hoa Kỳ Canada Brunây Pháp Hà Lan Anh Sip 20743.7 17974.7 17401.6 17071 16450.7 13712.3 7377.3 6068.1 4995.5 4892.4 4560.5 3210.3 3014.8 2709.6 2200.1

chiếm 24% (trong đó khối Liên minh châu Âu là 10%), châu Mỹ chiếm 5% (riêng Hoa Kỳ là 3,6%).

Trong đó có 21 nƣớc và lãnh thổ có số vốn cam kết trên 1 tỷ USD, đứng đầu là Hàn Quốc vốn đăng ký 13,5 tỷ USD, thứ 2 là Singapore 10,7 tỷ USD, thứ 3 là Đài loan 10,5 tỷ USD (đồng thời cũng đứng thứ 3 trong giải ngân vốn đạt 3,07 tỷ USD), thứ 4 là Nhật Bản 9,03 tỷ USD.

Đầu tƣ trực tiếp của các nƣớc G7 ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghiệp, chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; trong đó dầu khí chiếm đến 85,43%; công nghiệp nặng chiếm 53,74% và công nghiệp vật liệu xây dựng chiếm 69,02%. Các nƣớc G7 chỉ chiếm 20,17% tổng vốn thực hiện của lĩnh vực dịch vụ và 25,5% của nông, lâm, ngƣ nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)