Kinh nghiệm của một số nƣớc và vùng lãnh thổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 29)

1.5.1.1. Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đƣợc đánh giá có chiến lƣợc thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài một cách hiệu quả. Bình quân mỗi năm, các doanh nghiệp FDI đã đóng góp khoảng 30% GDP của Trung Quốc, thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20% tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thƣơng.

Có thể nói Trung Quốc là một nƣớc đạt đƣợc những thành tựu to lớn trong việc thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Chính điều đó đã góp một phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Một trong những thành tựu đó là đến nay Trung Quốc đã ban hành trên 500 văn bản gồm các bộ luật và pháp quy liên quan đến thƣơng mại và đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Luật pháp đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: Bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng tập quán quốc tế.

Với chủ trƣơng thu hút công nghệ tiên tiến của nƣớc ngoài đã giúp trình độ kỹ thuật của Trung Quốc chỉ trong một thời gian ngắn đã có những bƣớc tiến đáng kể so với các nƣớc đang phát triển khác cũng nhƣ so với các nƣớc trong khu vực.

Hiện nay một trong những thành tựu đạt đƣợc đáng kể của Trung Quốc là xây dựng công tác về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài một cách chặt chẽ và có hiệu quả, làm tốt công tác kiểm tra, kiểm toán trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.

Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ việc thành lập 5 đặc khu kinh tế, sau đó là việc mở cửa 14 thành phố ven biển, 13 thành phố ven biên giới nhằm mở rộng thƣơng mại và đầu tƣ vùng biên.

1.5.1.2. Đài Loan

Đài Loan là một trong những vùng lãnh thổ có những thành tựu đáng kể trong quá trình thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Do Đài loan có nhiều thuận lợi, hấp

dẫn đầu tƣ, ít rủi ro, kể cả rủi ro về chính trị. Ngoài ra, Đài Loan có những chính sách, chủ trƣơng phù hợp với từng giai đoạn kinh tế khác nhau. Cụ thể:

- Giai đoạn 1950 – 1960: chủ trƣơng phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng hóa tiêu dùng. Trong các khu công nghiệp, có các xí nghiệp vừa và nhỏ đƣợc xây dựng tập trung, các xí nghiệp này đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế, tiền thuê đất và xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi. Còn về vấn đề quản lý đƣợc thực hiện trên cơ sở phân cấp. Theo đó, chính quyền trung ƣơng chỉ quản lý các khu công nghiệp quan trọng có vai trò định hƣớng dẫn dắt nền kinh tế, còn lại thì giao cho địa phƣơng và tƣ nhân quản lý. Chính vì vậy, các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khi vào đầu tƣ tại các khu công nghiệp không vấp phải nhiều rào cản về mặt hành chính, thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ.

- Giai đoạn hiện nay: trƣớc xu thế FDI chuyển hƣớng vào các ngành công nghệ cao, chính quyền Đài Loan cũng có những thay đổi kịp thời. Các khu công nghiệp đƣợc định hƣớng phát triển theo mô hình khu công nghiệp – dịch vụ dựa trên trình độ kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng nhiệm vụ trung chuyển, chế biến sản phẩm cao cấp cho xuất khẩu và cho thị trƣờng nội địa. Đây là những lĩnh vực đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

1.5.1.3. Thái Lan

Là một nƣớc có khá nhiều điểm tƣơng đồng với Việt Nam, nhƣng Thái Lan đã sớm có những nhận thức đúng đắn về nguồn vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và đã tận dụng nó để phát triển đất nƣớc.

Để tăng cƣờng thu hút FDI, Chính phủ Thái Lan đặt ra các mục tiêu: thúc đẩy cải cách chính trị, tăng cƣờng đoàn kết quốc gia, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và củng cố pháp quyền nhằm hạn chế tham nhũng. Ngoài ra, để cải thiện tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ, Thái Lan tăng cƣờng tính minh bạch, phát triển cơ sở hạ tầng với những dự án khổng lồ,…

Đồng thời Thái Lan rất chú trọng đến cải thiện môi trƣờng pháp lý cho hoạt động đầu tƣ: với chủ trƣơng thể chế chính trị ổn định, hệ thống pháp luật đồng bộ, thủ tục đầu tƣ đơn giản và nhiều chính sách khuyến khích, đảm bảo quyền lợi cho

các nhà đầu tƣ. Ở Thái Lan có Luật xúctiến thƣơng mại quy định rõ ràng cơ quan nào, ngành nào có nhiệm vụ gì trong việc xúc tiến đầu tƣ. Thái Lan thực hiện tốt công tác quy hoạch và công khai các kế hoạch phát triển đất nƣớc từng giai đoạn, ngắn và trung hạn.

Song song đó, Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chƣa sản xuất đƣợc...Ngoài ra Thái Lan còn có các chính sách ƣu đãi về dịch vụ nhƣ: giảm giá thuê nhà đất, văn phòng, cƣớc viễn thông, vận tải....

Thái Lan đã thành công trong việc xây dựng hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, hệ thống sân bay, bến cảng, khu công nghiệp, kho bãi hiện đại, thuận lợi cho phát triển kinh tế và du lịch. Nƣớc này cũng xây dựng thành công hệ thống viễn thông, bƣu điện, mạng internet thông suốt cả nƣớc phục vụ cho hoạt động kinh doanh quốc tế.

Chính phủ Thái Lan đã có sự kết hợp khéo léo giữa mục tiêu công nghiệp hoá và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài. Chính phủ Thái Lan đã có những chính sách nhằm giảm thiểu chi phí đầu vào nhƣ nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cƣớc viễn thông quốc tế, giá thuê đất chi phí lƣu thông hàng hoá, nới lỏng chính sách thuế thu nhập của ngƣời nƣớc ngoài. Ngoài ra, Thái Lan rất chú ý phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

1.5.1.4. Malaysia

Trong chiến lƣợc thu hút FDI, Malaysia rất coi trọng vai trò của các công ty xuyên quốc gia, gắn lợi ích của các công ty này với lợi ích của mình. Ngoài ra, chính phủ có thực hiện chế độ ƣu đãi cho một số ngành có quy mô nhỏ, tự cấp cho đồn điền, ƣu đãi cho các công ty áp dụng cơ cấu sở hữu của tƣ bản cổ phần hoặc áp dụng kỹ thuật công nghệ cao.

Malaysia chủ trƣơng miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị cho các khu chế xuất và các dự án hƣớng vào xuất khẩu.

Malaysia áp dụng chính sách đào tạo lao động theo yêu cầu của chủ đầu tƣ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nƣớc ngoài hoạt động. Gần đây, nƣớc này có quy

định các nhà chuyên môn, chuyên gia quản lý và kỹ thuật đóng thuế thu nhập thì không phải trả thuế sử dụng nhân công nƣớc ngoài.

Cơ chế thủ tục hành chính nhanh, gọn, thông thoáng và hiệu quả. Nhờ vậy, dòng FDI vào Malaysia ngày càng tăng lên trong những năm gần đây.

1.5.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Qua những bài học kinh nghiệm từ các nƣớc và vùng lãnh thổ, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Việt Nam nhƣ sau:

- Xây dựng môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi, hấp dẫn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: môi trƣờng đầu tƣ là một trong những nhân tố quan trọng để thu hút đầu tƣ, dựa trên cở sở xây dựng các chính sách, chế độ thích hợp và đồng bộ, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, xóa bỏ thủ tục hành chính phức tạp, rƣờm rà,….

- Phân cấp quản lý: mặc dù đã có sự phân cấp nhƣng vẫn cần sự phối hợp chặt chẽ và phân định trách nhiệm rõ ràng giữa cấp trung ƣơng và địa phƣơng để đảm bảo tính thống nhất về chính sách và về quy hoạch phát triển chung. Việc các địa phƣơng cạnh tranh thu hút vốn FDI cũng có tác dụng tích cực trong việc đẩy mạnh tính sáng tạo, tạo động lực cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Nhƣng nếu “cạnh tranh tự do” mà không có sự quản lý, thống nhất chung thì sẽ phá vỡ các quy hoạch chung về phát triển ngành và phát triển vùng miền của đất nƣớc.

- Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các cán bộ phụ trách ở địa phƣơng cũng là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Cần có cơ chế phối hợp thông tin giữa địa phƣơng với trung ƣơng về các dự án đầu tƣ. Điều này đặc biệt quan trọng để tránh các dự án “bong bóng”, tức là các dự án đƣợc nhà đầu tƣ thổi phồng từ vài trăm triệu lên hàng tỉ USD. Mục đích để nhằm nhanh chóng có đƣợc giấy chứng nhận đầu tƣ từ chính quyền địa phƣơng, phô trƣơng thanh thế để huy động vốn và nhất là đƣợc cấp nhiều đất đai.

- Công tác về quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài cần đƣợc xây dựng cách chặt chẽ và có hiệu quả.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Từ sự phân tích những vấn đề cơ sở lý luận, có thể rút ra những kết luận quan trọng sau:

Thứ nhất, các lý thuyết cơ bản FDI chủ yếu tập trung giải thích tại sao có hiện tƣợng đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Dựa vào các lý thuyết trên, chúng ta có thể rút ra một điều quan trọng: để xây dựng chiến lƣợc công nghiệp hoá và thu hút FDI của một quốc gia, cần phải tiếp cận các quan điểm lý thuyết, lấy đó là cơ sở khoa học, đồng thời phải đồng nhất với lịch sử của thị trƣờng thế giới và toàn cầu hoá.

Thứ hai, mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thế giới khác nhau, đều có những mô

hình công nghiệp hoá, mở rộng thƣơng mại và thu hút FDI thích hợp. Mô hình thu hút FDI hiện nay là nó phải gắn chặt với toàn cầu hoá và mạng lƣới sản xuất quốc tế, do vậy các quốc gia có thể lựa chọn những chiến lƣợc mở cửa và hội nhập khác nhau để thu hút vốn, nền tảng công nghệ thông qua FDI, nhƣng không nhất thiết là phải đi theo trình tự phát triển nhƣ những quốc gia những thập kỷ trƣớc đó đã làm, mà có thể tìm giải pháp phát triển “rút ngắn” trong thời đại kinh tế tri thức và công nghệ thông tin phát triển nhƣ vũ bão hiện nay.

Thứ ba, chiến lƣợc thu hút FDI của mỗi quốc gia đƣợc quy định bởi lợi thế quốc gia của nó. Vì vậy, cần phải xác định một cách nghiêm túc lợi thế cơ bản hiện nay của chúng ta là gì và phải làm thế nào để phát huy lợi thế đó.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THỜI KỲ HẬU KHỦNG HOẢNG

2.1. TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ TÁC

ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ

2.1.1.1. Các cuộc khủng hoảng từ trước năm 2008

Khủng hoảng tài chính đầu tiên trong lịch sử đƣợc cho rằng đã nổ ra vào thời kỳ đế chế La Mã năm 88 trƣớc Công Nguyên. Khủng hoảng kinh tế đã diễn ra vào thời Trung cổ (Florence, năm 1342), thời đại Phục hƣng (Venice, năm 1492), thời kỳ Cận đại (Pháp, năm 1720). Nhƣng cho đến giữa thế kỷ 19, những hiện tƣợng đó mang tính chất địa phƣơng là chủ yếu. Trong quá trình hình thành chủ nghĩa tƣ bản, tần số và sự ảnh hƣởng của chúng tăng lên.

Khủng hoảng vào năm 1825 đƣợc coi là thảm họa tài chính toàn thế giới đầu tiên. Sau khi cuộc diễu hành giành độc lập đã lan đến Mỹ Latin, châu u đã nhập thêm vốn-tƣ bản cho lục địa đó, dẫn đến xuất khẩu và các món nợ quốc gia của những nƣớc cộng hòa mới này tăng lên. Số vàng và bạc kiếm đƣợc ở Mỹ đã chuyển về cho nƣớc Anh. Sự đầu cơ đông đảo vào các kim loại qúy hiếm đã làm cạn kiệt các ngân hàng nƣớc Anh và dẫn đến phá sản thị trƣờng vốn. Khủng hoảng đã lan ra phần lớn lãnh thổ Tây u và Mỹ Latin.

Khủng hoảng trong thị trƣờng chứng khoán năm 1836-1837 đã bao phủ những quốc gia Anh, Đức và Hà Lan, gắn bó với những vốn đầu tƣ vô căn cứ đƣợc góp vào sự phát triển của những đƣờng xe lửa. Và kết qủa là toàn bộ hệ thống ngân hàng những nƣớc đó bị tổn thƣơng nghiêm trọng.

Vào năm 1857 một trong những khủng hoảng có quy mô lớn nhất thế kỷ 19 bùng nổ. Những công ty đƣờng xe lửa bị phá sản hoàn toàn dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng quốc gia nhiều nƣớc, rồi đến sự sập đổ của hệ thống ngân hàng toàn châu Âu.

Lý do khủng hoảng tiền tệ năm 1861 ở Mỹ là cuộc nội chiến giữa miền Nam và miền Bắc. Nhà nƣớc đã không thể thanh toán đƣợc nợ sau khi vay ngân hàng. Khủng hoảng đã xuất hiện và kéo dài đến cuối cuộc chiến tranh.

Vào năm 1914 khủng hoảng tài chính tiếp theo bùng lên. Nhà nƣớc Mỹ và phần lớn những nƣớc châu u đã bán tống bán tháo ngân phiếu nhiều quốc gia khác để cung cấp cho những hoạt động quân sự của nƣớc mình.

Thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới hoàn toàn là khủng hoảng kinh tế. Thời kỳ Đình Trệ năm 1920-1922 và giai đoạn Đình Đốn Vĩ Đại năm 1929-1933 đã tác động đến đời sống mọi giới con ngƣời. Mùng 4 tháng 10 năm 1929 (“Thứ năm đen”), ở thị trƣờng chứng khoán Niu-Yoóc, giá chứng khoán giảm đi 60-70%.

Cùng lúc đó, nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Mỹ đã sụp đổ nhanh chóng. Đến cuối tháng, những ngƣời giữ cổ phiếu bị mất hơn 15 tỷ đô-la, còn đến cuối năm giá chứng khoán sụt xuống 40 tỷ đô-la – số tiền khổng lồ vào thời điểm đó. Ngay tiếp sau đó, khủng hoảng bùng lên cả ở châu u. Vào năm 1933, ở những nƣớc phát triển có tới hơn 30 triệu ngƣời chính thức không có việc làm.

Khủng hoảng năm 1957-1958 lan tràn ra Mỹ, Canada và những nƣớc Tây Âu. Sản xuất công nghiệp thế giới giảm đi 4%. Kinh tế Mỹ vào năm 1973-1974 bị thu hẹp lại và giống nhƣ trong thời kỳ Đình Đốn Vĩ Đại. Khủng hoảng bao trùm toàn bộ châu Âu. Ở Anh giá chứng khoán giảm đi 56%. Tình hình còn trầm trọng thêm vì khủng hoảng dầu mỏ kèm theo, giá một thùng dầu tăng từ 3 lên thành 12 đô-la.

Ngày 19 tháng 10 năm 1987 đƣợc ghi nhớ ở lịch sử Mỹ là “Thứ hai đen tối”. Trong vòng một ngày, chỉ số quỹ Dow Jones Industrial sụt đi 22,6%. Tiếp theo thị trƣờng Canada và Úc bị sụt giảm, còn sở giao dịch Hồng Kông nghỉ việc trong vòng một tuần.

Vào năm 1994-1995, khủng hoảng nổ ra ở Mêhicô, hai năm sau thị trƣờng quỹ của châu Á sụp đổ. Các chuyên gia kết luận rằng khủng hoảng ở châu Á làm GDP thế giới giảm 2 ngàn tỷ đô-la. Một năm sau Nga đã phải tuyên bố lạm phát và chấp nhận buông xuôi, vì món nợ nhà nƣớc quá lớn. Thị giá đồng Rúp sụt giảm, còn những ngƣời đầu tƣ quay lƣng lại với kinh tế Nga.

2.1.1.2. Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính Mỹ từ năm 2007, từ khủng hoảng tín dụng, khủng hoảng cho vay thế chấp, khủng hoảng nợ dƣới chuẩn của các ngân hàng và tập đoàn tài chính khổng lồ ở Mỹ. Đó là khủng hoảng gần nhất mà chúng ta phải gánh chịu. Nó là nỗi lo sợ, và nhiều chuyên gia đã nói về nó trƣớc khi nó bắt đầu nhƣng ảnh hƣởng của nó thì hết sức nặng nề và to lớn.

Bắt đầu từ Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, dẫn đến sự đỗ vỡ của hàng loạt hệ thống ngân hàng, giá chứng khoán sụt thảm hại, tiền tệ bị mất giá với quy mô lớn ở nhiều nƣớc trên thế giới. Có thể nói đây là cuộc khủng hoảng tài chính có sức ảnh hƣởng rất lớn mà 80 năm qua mới lặp lại, cả thế giới đang đƣơng đầu với một cuộc khủng hoảng mà hậu quả của nó về mặt kinh tế, chính trị và xã hội vẫn còn diễn biến rất phức tạp.

Cuộc khủng hoảng tài chính lần này khiến cho nền kinh tế thế giới lún sâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việt nam thời kỳ hậu khủng hoảng (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)