Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 91 - 115)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Khảo sát 360 CBQL và giáo viên về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo

viên THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá về mức độ cấp thiết của các biện pháp

STT Biện pháp Mức độ cấp thiết Rất cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

298 82,7 62 17,3 0 0

2

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

324 90,0 36 10,0 0 0

3

Chú trọng xây dựng tổ chuyên môn đơn vị tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

286 79,4 74 20,6 0 0

4

Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

327 90,8 33 9,2 0 0

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

275 76,3 85 23,7 0 0

6

Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

285 79,4 74 20,6 0 0

Biểu đồ 3.1: Đánh giá về mức độ sự cấp thiết của các biện pháp

- Qua bảng 3.1 và biểu đồ 3.1, cho thấy hầu hết các biện pháp đề xuất đều được đội ngũ giáo viên và CBQL đánh giá là rất cần thiết và cần thiết, để nâng cao chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh. Những biện pháp được đánh giá ở mức độ rất cần thiết như:

+ Biện pháp nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (rất cấp thiết chiếm 82,7%);

+ Biện pháp hảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (rất cấp thiết chiếm 90,0%);

+ Biện pháp chú trọng xây dựng tổ chuyên môn, đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (rất cấp thiết chiếm 90.8%).

- Các ý kiến khác đánh giá mức độ ít cấp thiết chỉ chiếm từ 20,6% đến 23,7%, như sau:

+ Biện pháp chú trọng xây dựng tổ chuyên môn, đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (ít cấp thiết 20,6%);

0 50 100 150 200 250 300 350

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Mức độ sự cần thiết của biện pháp

năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (ít cấp thiết 23,7%); + Biện pháp tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên (ít cấp thiết 20,6%);

- Không có ý kiến nào của đội ngũ giáo viên và chuyên gia đánh giá ở mức độ không cấp thiết. Nhưng trong quá trình thực hiện các biện pháp, cần xét khả năng đối tượng để có thể vận dụng các biện pháp một cách linh hoạt và sáng tạo.

Bảng 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp bồi dưỡng

STT Biện pháp Tính khả thi Rất khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % 1

Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

296 82,2 64 17,8 0 0

2

Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

290 80,6 70 19,4 0 0

3

Chú trọng xây dựng tổ chuyên môn đơn vị tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

270 75,0 90 25,0 0 0

4

Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

318 88,3 42 11,7 0 0

5

Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

302 83,8 58 16,2 0 0

6

Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

302 80,8 58 19,2 0 0

Biểu đồ 3.2: Đánh giá về tính khả thi của các biện pháp

- Qua Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2: cho thấy hầu hết các biện pháp đều được đội ngũ giáo viên và CBQL đánh giá là rất khả thi và khả thi, không có ý kiến nào đánh giá là không khả thi. Biện pháp được đánh giá rất khả thi là:

+ Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, (rất khả thi 82,2%);

+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, (rất khả thi 88,3%);

+ Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, (rất khả thi 83,8%).

- Các ý kiến đánh giá ít khả thi chỉ có từ 19,4% đến 25,0%:

+ Biện pháp khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, (ít khả thi chiếm 19,4%); + Biện pháp chú trọng xây dựng tổ chuyên môn, đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; (ít khả thi chiếm 25,0%); + Biện pháp tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. (ít khả thi chiếm

0 50 100 150 200 250 300 350

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Mức độ khả thi của các biện pháp

19,2%).

- Không có ý kiến nào của đội ngũ giáo viên và CBQL đánh giá ở mức độ không khả thi. Trong quá trình áp dung các biện pháp Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, cần xem xét khả năng giáo viên và đặc điểm các trường THPT trong thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh để vận dụng một cách đồng bộ và sáng tạo.

Kết luận chương 3

Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh là một nhiệm vụ không thể thiếu trong bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

Trên cơ sở định hướng và nguyên tác đề xuất các biên pháp, chương 3 đã nghiên cứu đề xuất 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiên; kết quả khảo nghiệm đều khẳng định: các biện pháp quản lý đề xuất đều thể hiện sự cần thiết và tính khả thi cao; áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý đề xuất sẽ góp phần nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, theo yêu cầu đổi mới chương sách giáo khoa mới.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

- Cơ sở lí luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho GV ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Nghiên cứu chức năng nhiệm vụ của trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân; định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới; nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên và các yếu tố tác động đến hoạt động bồi dưỡng là cơ sở khoa học để khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho GV ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, cho thấy quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT đã đạt được một số thành tựu nhất định. Nhưng quá trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển môn học cho giáo viên: chưa quan tâm đến khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên, chưa chưa có kế hoạch bồi dưỡng một cách phù hợp, nội dung bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng chưa đáp ứng được mong đợi của giáo viên, hình thức tổ chức bồi dưỡng chưa sát đối tượng và đặc điểm các trường THPT trong thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; luận văn đã lựa chọn và đề xuất 06 biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh:

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triể chương trình môn học cho giáo viên;

+ Biện pháp 2: Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

+ Biện pháp 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

+ Biện pháp 5: Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo hướng tiếp cận năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên;

+ Biện pháp 6: Tăng cường công tác thi đua, khen thưởng hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

- Các biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện; kết quả khảo nghiệm đều khẳng định các biện pháp quản lý đề xuất đều thể hiện sự cấp thiết và mang tính khả thi cao; áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý sẽ góp phần nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay.

2. Khuyến nghị

Để quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh chất lượng và hiệu quả; xin có một số khuyến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm có văn bản, quy định, hướng dẫn cụ thể về công tác phát triển chương trình môn học cho từng cấp học nói chung, và các trường THPT nói riêng.

Quan tâm đến công tác quản lí dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, thực hiện cải cách tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm việc của nhà giáo, CBQL giáo dục.

Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục, đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra theo hướng phân cấp, phân quyền cho các cơ sở giáo dục phổ thông.

Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giảng viên cốt cán có trình độ và kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

Tổ chức điều tra cơ bản nhu cầu bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và CBQL ở các trường THPT để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

Tổ chức đánh giá, trao đổi kinh nghiệm quản lý bồi dưỡng và phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học; chú trọng các đơn vị điển hình tiên tiến.

2.3. Đối với Ban giám hiệu các trường THPT

Quản lý ở các trường THPT cần chủ động, sáng tạo trong quản lý bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên, trên cơ sở phát huy năng lực đội ngũ giáo viên, thực hiện xã hội hóa giáo dục trong công tác bồi dưỡng.

Cần thực hiện tốt công tác động viên, khen thưởng, tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ; hạn chế những hoạt động hành chính, những quy định cứng nhắc không phát huy được năng lực sáng tạo của giáo viên.

Quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; nghiên cứu áp dụng các biện pháp đã đề xuất một cách đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường THPT thành phố Bắc Ninh.

2.4. Đối với GV các trường THPT

Cần phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa và tầm quan trong của quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; xác định trách nhiệm của giáo viên trong bối cảnh đổi mới nội dung chương trình môn học phổ thông theo yêu cầu đổi mới

phát triển chương trình môn học, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên và thiết thực để nâng cao năng lực nghề nghiệp của nhà giáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thanh Bình (2014), Năng lực quản lí và phát triển chương trình giáo dục ở trung học phổ thông.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự án Phát triển giáo dục trung học phổ thông giai đoạn 2, Năng lực quản lí phát triển chương trình nhà trường trung học phổ thông.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Dự thảo đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II, NXB Giáo dục Việt Nam. 6. Nguyễn Hữu Châu (2006), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình

dạy học, NXB Giáo dục.

7. Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư TW về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

8. Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18 tháng 06 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông.

9. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý.

10. Nguyễn Đức Chính (2012), Phát triển chương trình giáo dục, in trong “Những vấn đề cơ bản về quản lí cơ sở giáo dục thường xuyên”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

11.C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12.Nguyễn Minh Đạo (2000), Quản lý trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 91 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)