8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Chú trọng xây dựng tổ chuyên môn đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát
Tăng cường quản lý kiểm tra, đánh việc thực hiện kế hoach bồi dưỡng công bằng, chính xác, khách quan.
- Tích cực tham mưu cho Sở GD&ĐT về việc đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trinh môn học cho giáo viên, phù hợp với chương trình sách giáo khoa mới.
- Thực hiện tốt công tác động viên khen thưởng, có chế độ ưu tiên, khuyến khích giáo viên, CBQL thực hiện tốt công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn.
3.2.3. Chú trọng xây dựng tổ chuyên môn đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên phát triển chương trình môn học cho giáo viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Tổ chuyên môn là một một đơn vị trong cơ cấu tổ chức của nhà trường, nơi tiếp nhận và trực tiếp triển khai các hoạt động giáo dục của nhà trường. Trong đó, trọng tâm là hoạt động hoạt động dạy học. Tổ chuyên môn là đơn vị có điều kiện sâu sát nắm bắt tâm tư tình cảm và những khó khăn trong đời sống của giáo viên; kịp thời động viên, giúp đỡ giáo viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Chính vì thế tổ chuyên môn có vai trò tập hợp, đoàn kết các thành viên, để hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục và dạy học trong nhà trường.
- Việc xây dựng tổ nhóm chuyên môn làm đơn vị tổ chức bồi dưỡng, nhằm mục đích đưa hoạt động bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT đạt hiệu quả và chất lượng; giúp giáo viên có những năng lực nhất định trong phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa mới.
- Căn cứ nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; ban Giám hiệu các trường THPT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, giao cho tổ trưởng tổ chuyên môn nghiên cứu và thực hiện triển khai kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học đến từng giáo viên, thông qua sinh hoạt chuyên môn tuần, tháng, học kỳ và năm học.
- Tổ chuyên môn nghiên cứu tài liệu được cung cấp và sưu tầm tài liệu liên quan đến công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học để giáo viên học tập và bồi dưỡng.
- Trên cơ sở nội dung chương trình môn học cấp Quốc gia, tổ chuyên môn nghiên cứu giao cho giáo viên xây dựng phát tiển chương trình môn học phù hợp cho từng lớp học sinh. Tổ trưởng chuyên môn trình quản lý nhà trường phê duyệt chương trình môn học và triển khai thực hiện.
- Sau mỗi đợt bồi dưỡng và đặc biệt là cuối học kỳ và cuối năm học, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm, điều chỉnh bổ sung chương trình môn học cho phù hợp với thực tế giáo dục trong nhà trường, và năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.
- Phát huy vai trò tổ chuyên môn, nghiên cứu phát hiện những cái khó, cái hay của từng môn học; chủ động tạo tình huống và dự kiến tình huống trong bồi dưỡng để giáo viên nêu quan điểm của mình về vấn đề cần thảo luận.
- Tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức nghiên cứu tham khảo tài liệu được cung cấp và sưu tầm thêm tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng năng lực phát triên chương trình môn học cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay. Chuyển các hình thức bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ sang bồi dưỡng thường xuyên theo nhu cầu của cá nhân giáo viên và nhà trường. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên không chỉ dừng lại ở sinh hoạt tổ chuyên môn tại mỗi trường, liên trường, cụm trường; mà xây dựng nhà trường thành một tổ chức học tập suốt đời, bản thân mỗi giáo viên luôn nêu cao ý thức tự học, tự bồi dưỡng.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Tổ chuyên môn phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
- Tổ trưởng chuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên. Vì vậy, tổ trưởng phải là người luôn gần gũi với giáo viên, tạo niềm tin giữa các thành viên trong tổ để thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.
- Xây dựng tổ chuyên môn thành đơn vị tổ chức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, đã và đang góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo ở các trường THPT thuộc thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh. Chính vì vậy, tổ trưởng tổ chuyên môn, Hiệu trưởng các trường THPT cần nhận thức đầy đủ về hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, để có hướng đi phù hợp mang lại hiệu quả thiết thực trong quản lý nhà trường.