Những ưu điểm và hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Những ưu điểm và hạn chế

- Những ưu điểm:

Đội ngũ CBQL, giáo viên cơ bản đã nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; chỉ có một bộ phận giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về vấn đề trên.

Việc quản lý kế hoạch triển khai bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên đã được tiến hành thường xuyên; công tác tổ chức và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng đã được Hiệu trưởng các trường THPT

thực hiện phù hợp với mục tiêu giáo dục quốc gia.

Hiệu trưởng các trường THPT đã tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp bồi dưỡng; nhiều hoạt động quản lý đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Đội ngũ giáo viên có trình độ, năng lực chuyên môn vững, bước đầu đã tiếp cận với phát triển chương trình môn học theo chương trình sách giáo khoa mới. Các chủ đề dạy học liên môn, chủ đề dạy học tự chọn đã được thiết kế, tổ chức thực hiện, tạo được hứng thú đối với học sinh trong quá trình học tập môn học.

- Những hạn chế:

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên ở các trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã được triển khai thực hiện, tuy nhiên nội dung, chương trình và hình thức tổ chức bồi dưỡng đều phụ thuộc kế hoạch và hướng dẫn của Sở Giáo dục - Đào tạo. Các trường THPT chưa thực sự chủ động trong việc lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên tuy đã được triển khai thực hiện ở bốn bước: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá, nhưng lệ thuộc Sở Giáo dục - Đào tạo; các trường THPT chưa chủ động trong việc khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

Phương pháp bồi dưỡng còn nặng về thuyết trình, một số phương pháp đặc trưng của bồi dưỡng kỹ năng chưa được sử dụng. Một bộ phận giáo viên còn lệ thuộc vào nội dung môn học trong sách giáo khoa. Năng lực sử dụng trang thiết bị, kỹ thuật dạy học của một số giáo viên còn hạn chế, dẫn đến tâm lí ngại đổi mới; Một bộ phận giáo viên chưa nắm vững chương tình môn học mới, nên việc áp dụng PPDH tích cực còn lúng túng, máy móc.

Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả bồi dưỡng phát triển chương trình môn học chưa sát với năng lực của giáo viên, chưa sử dụng làm căn cứ để động viên khen thưởng; chưa tổng kết, đánh giá sau mỗi đợt bồi dưỡng, chưa có chế tài và có biện pháp xử lý nghiêm những giáo viên không tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng.

Tài liệu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên còn hạn chế. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ bồi dưỡng phát triển chương trình nôn học tuy đã được đầu tư những không đồng bộ. Kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng phụ thuộc ngân sách Nhà nước chưa đáp nhu cầu tổ chức bồi dưỡng hàng năm ở cá trường THPT thành phố Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)