Khái quát về kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Khái quát về kinh tế xã hội của thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

Thành phố Bắc Ninh nằm ở phía bắc của tỉnh Bắc Ninh, cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, phía tây giáp huyện Yên Phong, phía đông giáp huyện Quế Võ, phía nam giáp huyện Tiên Du, phía bắc giáp huyện Việt Yên (tỉnh Bắc Giang). Thành phố Bắc Ninh có 19 đơn vị hành chính. Diện tích tự nhiên 8.260,88 ha. Tổng dân số toàn thành phố 223.616 người, độ tuổi từ 0 đến 17 tuổi là 68.589 người, chiếm 30,7% dân số toàn thành phố. Dân cư tham gia kinh doanh dịch vụ và sản xuất công nghiệp là chủ yếu trên 95%.

Bắc Ninh là địa phương có truyền thống hiếu học và khoa cử, đồng thời cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống, nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử được tỉnh và Nhà nước xếp hạng. Đặc biệt Bắc Ninh có Dân ca quan họ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể nhân loại.

Trong những năm qua, nhất là 5 năm gần đây tình hình kinh tế - xã hội Bắc Ninh có những bước phát triển nhanh và vững chắc. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 10,2% (2019). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Trong đó năm 2019, tỉ trọng ngành dịch vụ chiếm 53,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 45,4%; ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 0,9%. Số doanh nghiệp trên địa bàn tiếp tục tăng với 797 doanh nghiệp thành lập mới. Sự nghiệp giáo dục của thành phố tiếp tục được phát triển. Chất lượng học sinh giỏi cũng như chất lượng các hoạt động văn - thể - mỹ được nâng cao. Tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 0,8%.

Tuy nhiên do hoàn cảnh kinh tế- xã hội của các địa phương, các gia đình không đồng đều dẫn đến sự nhận thức và công tác chăm lo cho giáo dục của các địa phương và các gia đình cũng có những khác biệt.

đất nước, trước yêu cầu phát triển của địa phương. Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới để đáp ứng tiến độ và phát triển của kinh tế - xã hội, tạo ra sức lao động kỹ thuật được đào tạo có chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 38 - 39)