Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồ

cho giáo viêncác trường THPT thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh

3.2.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên

3.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Đội ngũ quản lý cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; giúp đội ngũ giáo viên và CBQL thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng trong quản lý. Trên cơ sở đó động viên giáo viên, CBQL phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện tốt nhiệm xây dựng phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Đồng thời vận động các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức

xã hội trong hỗ trợ các trường THPT làm tốt công tác bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Nội dung bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, tập trung các chủ đề:

+ Quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, nâng cao nhận thức luận về phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

+ Mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông và những nội dung tích hợp trong chương trình sách giáo khoa mới, trên cơ sở tài liệu do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT cung cấp, giáo viên nghiên cứu, xử lý các tình huống liên quan đến năng lực phát triển chương trình môn học môn học.

+ Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học ở cấp độ bài giảng, để giáo viên nắm được việc hình thành các đơn vị kiến thức môn học từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, theo chủ đề học tập trong chương trình sách giáo khoa mới.

- Về phát triển chương trình giáo dục Quốc gia; chương trình cấp địa phương (tỉnh, thành phôa trực thuộc); chương trình giáo dục của trường THPT: Chương trình chính thức; Chương trình kế hoạch; Chương trình được thực hiện; Chương trình hoàn thành, trên cơ sở:

+ Phân tích đánh giá nhu cầu; + Thiết kế, xây dựng chương trình; + Thực hiện chương trình;

+ Đánh giá, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình.

- Chương trình giáo dục Quốc gia, nội dung kiến thức các môn học bắt buộc; sự khác biệt của chương trình môn học mới, phần kiến thức tự chọn của học sinh; chủ đề tích hợp liên môn; chủ đề tự chọn phân hóa; các dự án học tập,

các hoạt động trải nghiệm sáng tạo… Giáo viên cần có những nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của nội dung bồi dưỡng năng lực phát tiển chương trình các môn học.

- Cách thức thực hiện biện pháp bồi dưỡng nâng cao nhận thức về sự cần thiết và tầm quan trọng trong quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, tập trung vào các nội dung:

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phải phù hợp yêu cầu năng lực của đội ngũ giáo viên, đặc điểm nhà trường so với yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa; lựa chọn những nội dung cần thiết để bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chú ý đến trình độ, năng lực giáo viên ở từng trường để xây dựng nội dung bồi dưỡng, tạo sự quan tâm của đối tượng.

+ Phương pháp bồi dưỡng: Sử dung phương phápthuyết trình kết hợp với minh hoạ bằng hình ảnh; thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề thảo luận theo nhóm; thuyết trình kết hợp với nêu tình huống giải quyết vấn đề theo nhóm. Giáo viên nghiên cứu tài liệu, trình bày thu hoạch; tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm...

+ Nội dung bồi dưỡng: bồi dưỡng kiến thức thuộc về quan điểm, chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo; mục tiêu, nội dung của chương trình và sách giáo khoa mới. Căn cứ kế hoạch bồi dưỡng, các trường xác định đối tượng cần bồi dưỡng, lập danh sách đề nghị các cấp quản lý, có kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng, trên cơ sở thành lập ban quản lý. Báo cáo viên chuẩn bị nội dung bồi dưỡng, nội dung bồi dưỡng thiết kế theo mođun môn học để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, hoặc thông qua sinh hoạt chuyên môn và hoạt động tự học, tự bồi của giáo viên.

+ Trách nhiệm của quản lý: Quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng; chịu trách nhiệm trước nhà trường, Sở GD&ĐT về quản lý kiểm tra đánh giá chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng.

3.2.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần cung cấp đủ tài liệu bồi dưỡng như: văn bản luật, văn kiện, Nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản quy định, hướng dẫn của

ngành giáo dục và đào tạo có liên quan đến quản lý bồi dưỡng năng lực phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)