8. Cấu trúc của luận văn
2.4.1. Những thuận lợi và khó khăn
- Những thuận lợi:
+ Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Bắc Ninh, của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh; các cấp ủy Đảng - chính quyền, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội từ thành phố đến các xã, phường,
+ Đội ngũ CBQL, giáo viên cơ bản đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu chuyên ngành đào tạo; yêu nghề, gắn bó với sự nghiệp giáo dục, nỗ lực phấn đấu
hoàn thành nhiệm vụ với khả năng cao nhất;
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật được quan tâm đầu tư: trang thiết bị, đồ dùng dạy học được mua sắm và bổ sung đáp ứng dạy và học theo hướng hiện đại hóa.
+ Nhận thức về đổi mới GD&ĐT của nhân dân, hội cha mẹ học sinh và học sinh đã có nhiều chuyển biến tích cực, phong trào “xã hội hoá giáo dục” đang phát triển.
+ Số lượng học sinh giỏi cấp cấp tỉnh, cấp quốc gia tăng hàng năm.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục được quan tâm và thực hiện đồng bộ.
- Những khó khăn:
+ Mối quan hệ trong quản lý Nhà nước với một số cơ quan, doanh nghiệp còn thụ động;
+ Việc chỉ đạo thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua do ngành phát động còn hạn chế: Công tác tổ chức kiểm tra đánh giá còn chung chung, chưa có chiều sâu chất lượng;
+ Chất lượng mũi nhọn chưa xứng với yêu cầu và tiềm năng đầu tư của thành phố;
+ Quản lý ở một số đơn vị trường học chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ đổi mới, một bộ phận CBQL chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm; hiệu lực, hiệu quả quản lý thấp.