Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 79 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực triển

- Tổ chức tốt các hoạt động tuyền truyền, quán triệt sâu rộng trong tập thể giáo viên, CBQL, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội về sự cần thiết và tầm quan trọng của bồi dưỡng năng lực phát triển mội dung chương trình môn hoc cho giáo viên để thu hút sự đồng thuận và giúp đỡ trong quá trình thực hiện.

- Chuẩn bị tốt các điều kiện CSVC, trang thiết bị phục vụ hoạt động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, bao gồm: hội trường, phòng học, bàn ghế; điện nước, máy chiếu, màn hình; an ninh, trật tự… tạo thuận lợi cho đội ngũ giáo viên, CBQL trong thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng.

3.2.2. Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực triển chương trình môn học cho giáo viên triển chương trình môn học cho giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Căn cứ vào nội dung chương trình sách giáo khoa mới của Bộ GD&ĐT theo cấp học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT thành phố; hiệu trưởng các trường THPT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, theo hướng đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực học sinh theo đặc điểm vùng miền. Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng và triển khai thực hiện thường xuyên, định kì và giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng cho giáo viên và tổ chuyên môn. Kế hoạch bồi dưỡng được xây dựng và triển khai thực hiện khi bước vào năm học mới. Để có được kế hoạch bồi dưỡng sát thực tiễn, hiệu trưởng các trường THPT; căn cứ vào nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT và chương trình giáo dục của địa phương, đặc điểm học sinh, đặc điểm nhà trường để xây dựng kế hoạch cho phù hợp, mang tính khả thi cao.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

- Tổ chức điều tra, khảo sát năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; xác định nhu cầu bồi dưỡng, tham mưu cho quản lý nhà trường xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình, nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả dạy học.

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, cần dựa trên cơ sở: đánh giá năng lực phát triển chương trình môn học của giáo viên về năng lực theo “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học”. Trong đó, giáo viên THPT cần phải có năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, môi trường dạy học, hoạt động chính trị - xã hội, phát triển nghề nghiệp.

- Kết quả khảo sát không chỉ cung cấp các thông tin về thực trạng năng lực nghề nghiệp của giáo viên so với chuẩn đã ban hành, mà còn đề xuất được những biện pháp quản lý phù hợp để cải tiến, cập nhật nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển môn học cho giáo viên theo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục hiện nay

- Khảo sát năng lực nghề nghiệp của giáo viên là rất cần thiết, song để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên, không thể tiến hành một cách hình thức; mà cần có các nghiên cứu sâu để xây dựng bộ công cụ đánh giá cụ thể và khách quan ở từng nội dung bồi dưỡng.

+ Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên:

Căn cứ vào yêu cầu của việc phát triển chương trình môn học trên quan điểm đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay; mong muốn của đội ngũ giáo viên, CBQL qua khảo sát; nội dung chương trình bồi dưỡng năng lực phát triển môn học cho giáo viên, cần tập trung vào các vấn đề cơ bản sau:

*1) Hệ thống nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới. Trong đó, các chuyên đề không chỉ cập nhật kết quả nghiên cứu mà còn tập trung vào các nội dung chuyên sâu của chương trình môn học mới, giúp giáo viên lựa chọn, xây dựng các chủ đề bắt buộc tự chọn, chủ đề cơ bản nâng cao để xây dựng kế

hoạch bồi dưỡng phù hợp điều kiện dạy học của nhà trường. Nội dung bồi dưỡng, giảng viên không chỉ tập trung vào giới thiệu phần kiến thức, mà còn hướng dẫn cho giáo viên cấu trúc của chủ đề và phần kiến thức cơ bản phù hợp đối tượng học sinh.

*2) Quy trình bồi dưỡng giúp giáo viên nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học, nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế, trong quá trình dạy học mức độ thành công của giáo viên là khác nhau, năng lực của giáo viên cũng phân hoá khác nhau. Phần lớn giáo viên dạy học theo nội dung chương trình quy định, lệ thuộc sách giáo khoa, năng lực khai thác và phát triển chương trình môn học còn nhiều lúng túng. Điều này không chỉ hạn chế sự đổi mới, sáng tạo của mỗi giáo viên, mà còn là yếu tố trở ngại cho việc phát triển chương trình môn học theo yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay. Vì vậy, bồi dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, giúp giáo viên nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học trong nội dung chương trình sách giáo khoa mới.

*3) Bên cạnh hệ thống tài liệu được biên soạn theo yêu cầu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên; cần nghiên cứu biên soạn thêm các tài liệu phát triển chương trình môn học theo nội dung sách giáo khoa mới với các minh họa cụ thể (theo sách giáo khoa mới của môn học). Tài liệu bồi dưỡng phát triển chương trình môn học cho giáo viên hiện nay rất ít; nội dung bồi dưỡng chưa thành hệ thống, khó khăn trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp và hiệu quả.

*4) Sự thành công của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay, phụ thuộc vào đội ngũ CBQL và giáo viên đang trực tiếp dạy học và quản lý dạy học ở các trường THPT. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, là một trong những điều kiện tạo ra sự thành công của quản lý trường học. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên là rất cần thiết và cần sự thống nhất từ cách thức bồi dưỡng cũng với sự

phối hợp, hỗ trợ trong quản lý. Bên cạnh khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên, cần sự đổi mới sáng tạo trong quản lý bồi dưỡng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Quản lý các nhà trường phải chủ động trong việc xây dựng và triển khai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên các trường THPT thành phố bắc ninh, tỉnh bắc ninh​ (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)