8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT
1.3.1. Mục tiêu của bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học
Theo Từ điển tiếng Việt: "Bồi dưỡng là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất". “Bồi dưỡng là làm nâng cao trình độ nghề nghiệp” [37]. Quá trình này diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kỹ năng chuyên môn của bản thân để đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp. Từ quan niệm trên, cho thấy: chủ thể bồi dưỡng là những người đã được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định; bồi dưỡng là quá trình bổ sung tri thức, kỹ năng để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu mới của chuyên môn nghiệp vụ.
Mục tiêu bồi dưỡng là nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực chuyên môn để người lao động có cơ hội củng cố, mở mang nâng cao hệ thống kiến thức, kỹ
năng chuyên môn nghiệp vụ có sẵn, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc đang làm. Như vậy, bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học là bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt về tri thức, cập nhật cái mới trên cơ sở “nuôi dưỡng” những cái đã có để mở mang, phát triển; làm tăng hệ thống những tri thức, kỹ năng, nghiệp vụ; làm giàu vốn hiểu biết, nâng cao hiệu quả hoạt động sư phạm của giáo viên.
Mục tiêu của việc bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên, cụ thể bao gồm:
- Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện chương trình môn học theo hướng chuẩn hóa đáp ứng nhu cầu người học.
- Hình thành năng lực phát triển chương trình môn học theo chủ đề liên môn và chương trình môn học nói riêng cho giáo viên.
- Hình thành năng lực tự chủ trong thực hiện chương trình giáo dục, dạy học, phát huy khả năng sáng tạo của giáo viên trong đáp ứng nhu cầu người học. - Phát triển năng lực triển khai thực hiện chương trình dạy học theo kế hoạch.
- Nâng cao năng lực dạy học phù hợp với nhu cầu của học sinh trên khu vực thành phố.
1.3.2. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT
- Nắm vững mục tiêu đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo tinh thần Nghị quyết của Đảng lần thứ XI (2011) và Chiến lược phát triển giáo dục 2011- 2020 Ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông [28].
- Tích luỹ kiến thức, hiểu và nắm vững được những điểm mới trong chương trình, sách giáo khoa, nâng cao kiến thức về khoa học chương trình, phát triển chương trình nhà trường THPT, hình thành một số năng lực sư phạm mới để thực hiện tốt yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện trong nhà trường, cụ thể nội dung bồi dưỡng như sau:
+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng quy trình cấu trúc, sắp xếp lại nội dung môn học. Khắc phục hạn chế của chương trình, sách giáo khoa hiện hành, nâng cao chất lượng dạy học ở các nhà trường THPT.
+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. Thiết kế nội dung chương trình môn học theo hướng tăng cường tích hợp một số nội dung gần nhau, có liên quan khá chặt chẽ của một số môn học ở cấp THPT, nhằm tránh sự trùng lặp và quan trọng hơn là hình thành năng lực tổng hợp trong nhận thức và cách giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Theo đó một số nội dung thuộc các lĩnh vực, môn học như Vật lý, Hóa học, Sinh học được tích hợp thành môn Khoa học tự nhiên; tương tự một số nội dung xã hội nhân văn gần nhau từ các môn Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân có thể tích hợp trong môn Khoa học xã hội…
+ Bồi dưỡng năng lực thiết kế nội dung, phương pháp dạy học tích hợp chương trình môn học với chương trình giáo dục địa phương. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng chuyển từ lối truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc sang tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự họcc, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Rèn luyện phương pháp tự học và khát vọng học tập suốt đời.
+ Bồi dưỡng năng lực xây dựng các chủ đề tự chọn theo hướng dạy học phân hoá.
1.3.3. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên THPT
1.3.3.1. Phương pháp bồi dưỡng
- Phương pháp thuyết trình cung cấp kiến thức chuyên đề, phân tích, giải thích, lý giải về kiến thức mới những vấn đề thuộc chuyên môn các lĩnh vực khác nhau nhằm bổ sung thêm kiến thức cho giáo viên về việc phát triển chương trình môn học.
- Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình ảnh là phương pháp thuyết trình có sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nghe - nhìn hoặc các mô hình, để minh hoạ bài giảng, hoặc cải tiến để tăng cường sự tham gia của học viên nhằm đem lại được hiệu quả giảng dạy. Báo cáo viên có thể đưa ra một số hình ảnh, mô hình trường tiêu biểu áp dụng thành công phát triển chương trình nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
- Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành là phương pháp thuyết trình có kèm theo việc thực hành cho học viên trực tiếp thực hành xử lý tình huống, tự tổ chức các hoạt động trong việc phát triển chương trình môn học, trên cơ sở đó phân tích rút ra kinh nghiệm về tổ chức hiệu quả, nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực của học viên trong việc phát triển chương trình môn học.
- Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm: có sự tác động luân phiên và tương hỗ giữa người giảng viên và học viên, giảng viên đóng vai trò là người điều hành, dẫn dắt, định hướng, nêu vấn đề phát triển chương trình môn học hiện nay đang gặp phải; học viên là người thảo luận, thực hành, rút ra những kinh nghiệm, kiến thức cho bản thân (đối thoại, thảo luận nhóm, hỏi đáp, trò chơi...), nhằm nâng cao kỹ năng phát triển chương trình nhà trường.
- Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo nhóm: giúp GV nhận diện và thảo luận về các tình huống, các hoạt động thực tế, một vấn đề hay loạt vấn đề nào đó liên quan đến việc phát triển chương trình môn học, để từ đó học viên có thể khái quát, rút ra được kinh nghiệm hay nhận ra được vấn đề rộng hơn từ một tình huống, trường hợp cụ thể đối với trường mình.
trao đổi là phương pháp sẽ giúp cho học viên linh hoạt, chủ động hơn trong mỗi học, tăng sự sáng tạo, tìm tòi của người học trong việc phát triển chương trình môn học.
- Phối hợp các phương pháp: Là cách thức mà người dạy áp dụng hai hay nhiều phương pháp phù hợp, để tăng hiệu quả của hoạt động dạy học trong việc phát triển chương trình môn học.
1.3.3.2. Hình thức bồi dưỡng
- Bồi dưỡng tập trung: Đây là hình thức tổ chức bồi dưỡng theo khoá, từng đợt hay theo từng chu kỳ. Hình thức này thường dùng để bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ, bồi dưỡng nâng cao năng lực, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm…Đây là hình thức bồi dưỡng được sử dụng khá phổ biến ở Sở Giáo dục và Đào tạo vào đầu các năm học nhằm nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học cho giáo viên.
- Bồi dưỡng từ xa: Đây là hình thức bồi dưỡng thông qua hệ thống giáo trình, tài liệu liên quan đến việc phát triển chương trình môn học, hoặc có thể sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin để truyền tải kiến thức.
- Bồi dưỡng qua việc tổ chức tham quan, đi thực tế: Đây là hình thức bồi dưỡng mang lại nhiều bổ ích cho giáo viên, bởi được đi tham quan học hỏi ở các trường bạn về mô hình phát triển chương trình môn học, sẽ giúp giáo viên có cơ hội học hỏi, tích lũy các kinh nghiệm thực tế và có tầm nhìn chiến lược về phát triển chương trình môn học.
- Bồi dưỡng tại chỗ: Ngay tại các nhà trường, giáo viên được tổ chức bồi dưỡng thông qua các hoạt động của các câu lạc bộ trong trường, các buổi sinh hoạt chuyên môn, các hội thảo hay các chuyên đề ngoại khóa. Hoặc mời các chuyên gia am hiểu theo từng lĩnh vực đến bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phát triển chương trình môn học. Việc bồi dưỡng tại chỗ, “người thực, việc thực” là hiệu quả nhất. Hệ thống quản lý lí tưởng là một hệ thống trong đó tất cả các cán bộ đều được đào tạo tốt, họ đều biết làm việc, cấp trên và cấp dưới tin tưởng nhau, không cần kiểm soát thái quá.
- Bên cạnh những hình thức bồi dưỡng trên, còn có một hình thức nữa, nó là mục tiêu của các hình thức bồi dưỡng trên, mà giáo viên nào muốn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải thường xuyên thực hiện đó là hình thức tự bồi dưỡng. Mỗi giáo viên tự mình thông qua các loại sách, báo, tài liệu, mạng Internet… mà thu thập thêm thông tin, rèn luyện thêm về kiến thức, kỹ năng … nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nói chung và nâng cao năng lực phát triển chương trình môn học nói riêng. Đây là hình thức bồi dưỡng mang lại hiệu quả rất lớn.