Các hiệp ước Basel 16

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 29)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7 

1.2.2. Các hiệp ước Basel 16

Cho đến nay Ủy ban Basel đã thông qua các Hiệp ước như sau:

1.2.2.1. Hiệp ước Basel I

Hiệp ước Basel I được ra đời sau cuộc họp của Ủy ban Basel về giám sát hoạt động NH vào tháng 07/1988, trong đó đưa ra các chuẩn mực nguyên tắc quản lý vốn của các NH, hướng dẫn các phương pháp đo lường vốn, đo lường mức độ rủi ro tài sản NH.

Theo đó, Hiệp ước Basel đã chia các nhân tố của vốn bao gồm hai cấp: + Vốn cấp 1 (Tier 1) gồm có vốn cổ phần thường và các khoảng dự trữ công khai.

+ Vốn cấp 2 (Tier 2) gồm các khoảng dự trữ không công khai, giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản, dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công cụ nợ cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp.

Vốn tự có phải đảm bảo những giới hạn sau:

+ Tỷ lệ vốn tự có/Tài sản rủi ro ít nhất phải đạt 8%. + Tổng vốn cấp 2 chỉ được tối đa bằng 100% vốn cấp 1.

+ Các khoản dự phòng chung hay dự phòng tổn thất tín dụng được giới hạn tối đa là 1.25% tài sản có rủi ro hoặc trong một số trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2.0% của tài sản rủi ro.

1.2.2.2. Hiệp ước Basel II

Mặc dù Basel I vẫn còn được nhiều nước áp dụng cho đến ngày nay, nhưng Basel I đã bộc lộ một số nhược điểm. Chẳng hạn, trong quy định vốn tối thiểu, Basel I mới chỉ đề cập đến những rủi ro về tín dụng chứ chưa đề cập đến những rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường.

Chính vì vậy, một số quy định trong Basel I đã không còn phù hợp khi áp dụng tại những NH này, đòi hỏi phải có một sự cải tiến toàn diện trong việc xây dựng các chuẩn mực quốc tế về quản trị rủi ro và giám sát các hoạt động NH. Trước đòi hỏi của xu hướng phát triển này, để đảm bảo an toàn trong hoạt động NH của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là đối với những tập đoàn NH lớn có phạm vi hoạt động quốc tế, Basel II đã ra đời.

Hiệp ước Basel II thông qua cuối năm 2001, có hiệu lực thi hành vào 31/12/2006. Hiệp ước Basel II đưa ra một loạt các phương án lựa chọn, cho phép quyền tự quyết rất lớn trong giám sát hoạt động NH. Hiệp ước Basel II bao gồm một loạt các chuẩn mực giám sát nhằm hoàn thiện các kỹ thuật quản trị rủi ro và được cấu trúc theo 3 cấp độ:

+ Cấp độ I (Pillar I): Quy định yêu cầu tỷ lệ về vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

+ Cấp độ II (Pillar II): Đưa ra các hướng dẫn liên quan đến quá trình giám sát. + Cấp độ III (Pillar III): Yêu cầu các NH cung cấp thông tin cơ bản liên quan

đến vốn, rủi ro để đảm bảo khuyến khích các nguyên tắc của thị trường. Xét về

phạm vi áp dụng nói chung của Basel II sẽ rộng hơn so với Basel I. Bảng dưới đây sẽ cho thấy rõ điều đó.

Bảng 1.1 Nhân tố khác nhau căn bản của Basel II so với Basel I

Basel I Basel II

Tập trung vào việc đo lường một loại rủi ro duy nhất (đó là rủi ro tín dụng).

Đo lường nhiều rủi ro hơn gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động.

Sử dụng một phương pháp duy nhất áp dụng cho tất cả các trường hợp đó là phương pháp chuẩn hóa

Linh động hơn, có nhiều phương pháp

để các NH lựa chọn, hướng đến việc

quản trị rủi ro tốt hơn (Phương pháp chuẩn hóa, phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ)

Nguồn: Tác giả so sánh từ 2 Hiệp ước.

1.2.2.3. Hiệp ước Basel III

Các quy định về vốn của Basel I (và Basel II cũng không thay đổi) có những điểm chưa chặt chẽ. Do vậy đến ngày 16/12/2010 Ủy ban Basel đã thông qua Hiệp định Basel III. Một số điểm mới của Basel III đó là:

- Nâng cao chất lượng vốn, yêu cầu các NH bổ sung thêm vốn cấp 1 từ 4% lên 6%, vốn chủ sở hữu yêu cầu chặt chẽ hơn, lên đến 4,5% và yêu cầu các NH luôn có mức vốn dự trữ đệm (lợi nhuận không chia) để sẵn sàng chuyển thành vốn chính thức khi gặp rủi ro.

- Yêu cầu nâng cao chất lượng tài sản của các NH. Những tài sản kém chất lượng sẽ bị loại trừ khỏi vốn của NH theo Basel III (Các khoản đầu tư vượt 15% vốn cấp 1 sẽ bị loại trừ khỏi vốn).

- Tăng tỷ lệ thanh khoản, Basel III yêu cầu các NH nắm giữ tài sản có tính thanh khoản cao hơn để sẵn sàng đáp ứng khả năng chi trả.

1.2.3. Nội dung – phương pháp xếp hạng tín dụng theo Hiệp ước Basel II.

Theo Ủy ban Basel, “rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra sự mất mát do người đi vay hoặc đối tác gây ra”. Để đo lường và tính toán hệ số rủi ro đối với các khoản mục tài sản có khi xem xét rủi ro tín dụng, theo Basel II các ngân hàng có thể lựa

chọn để sử dụng một trong ba phương pháp: Phương pháp chuẩn hóa; Phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ cơ bản; Và phương pháp dựa trên xếp hạng nội bộ nâng cao. Cụ thể các phương pháp như sau:

1.2.3.1. Phương pháp chuẩn hóa đánh giá rủi ro tín dụng.

Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng cơ bản gần giống như phiên bản Basel I, trong đó quy định hệ số rủi ro cố định đối với từng khoản mục tài sản có, khi tài sản đó thỏa mãn được những đặc điểm được mô tả sẽ tương ứng với một mức rủi ro. Tuy nhiên, Basel II bổ sung thêm việc sử dụng phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức độc lập hoặc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Một điểm phát triển tương đối quan trọng trong phương pháp này chính là việc mở rộng danh mục các sản phẩm phái sinh dùng để cầm cố, bảo lãnh và cho vay. Đồng thời, Basel II cũng đưa ra một số quy định riêng đối với các hoạt động NH bán lẻ, các khoản phải đòi với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs).

- Ủy ban cho phép các NH có thể lựa chọn một trong hai cách tính nhu cầu

vốn để phòng ngừa rủi ro tín dụng:

+ Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.

+ Cách thứ hai là các NH sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro và trong trường hợp này các NH muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát NH (như Thanh tra NHTW).

- Cơ quan giám sát quốc gia sẽ cho phép các NH áp dụng một trong 2 cách trong việc đánh giá xếp hạng tín dụng. Các khoản phải đòi tại những NH không được xếp loại sẽ có hệ số rủi ro không thấp hơn các khoản phải đòi tại NH được xếp loại ở mức độ trung bình.

Trong trường hợp sử dụng đo lường rủi ro tín dụng bằng tổ chức tín nhiệm độc lập (Định chế đánh giá tín dụng bên ngoài ECAI) thì cơ quan giám sát quốc gia

có trách nhiệm trong việc xác định định chế đánh giá có đáp ứng được các tiêu chí dưới đây hay không.

- Tính mục tiêu: Tiêu chí đánh giá tín dụng phải chặt chẽ.

- Tính độc lập: ECAI cần phải là độc lập và cần không phải là đối tượng cho

sức ép chính trị hay kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá.

- Tính rõ ràng: các đánh giá đơn lẻ cần là thích hợp với cả định chế nội địa và

nước ngoài với lợi ích hợp pháp. Phương pháp luận do ECAI sử dụng cần phải thích hợp một cách công khai.

- Sự minh bạch: ECAI cần minh bạch các thông tin: phương pháp luận của mô hình bao gồm định nghĩa khung trả nợ, giới hạn thời gian.

- Các nguồn lực: ECAI cần có nguồn lực hiệu quả để thực hiện đánh giá tín

dụng chất lượng cao, nguồn lực cho phép hợp đồng trọng yếu liên tục.

Nói chung, việc xác định hệ số rủi ro đối với các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của Basel II, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp chuẩn để đánh giá rủi ro tín dụng thì phụ thuộc nhiều vào kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ và xếp hạng tín nhiệm của tổ chức độc lập. Các chuẩn mực theo quy định từ điều khoản 50 đến điều khoản 210 của bản Basel II đầy đủ năm 2006 hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể cho phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với từng khoản mục cũng như đối với phần đánh giá trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để có thể xây dựng một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín hoặc phát triển bộ phận xếp hạng tín nhiệm trong nội bộ của mình, các NH, các cơ quan giám sát nhà nước cần tham khảo rất kỹ những điều khoản này.

1.2.3.2. Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng – Cách tiếp cận cơ sở đánh giá nội bộ (IRB) và IRB nâng cao. nội bộ (IRB) và IRB nâng cao.

Các ngân hàng khi thỏa mãn các điều kiện tối thiểu về vốn và các yêu cầu minh bạch có thể được ngân hàng trung ương cho phép đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ. Cách tiếp cận IRB được dựa trên các đo lường tổn thất không kỳ vọng (UL) và tổn thất kỳ vọng (EL)

ƒ Cách phân loại nhiễm rủi ro của Hiệp ước Basel II

Với cách tiếp cận IRB, theo qui định tại mục 215 bản Hiệp ước, các ngân hàng phải phân loại các nhiễm rủi ro sổ sách ngân hàng vào các loại tài sản rộng rãi với các đặc trưng rủi ro ràng buộc khác nhau như: chính quyền, ngân hàng, công ty, bán lẻ và vốn tự có.

- Đối với rủi ro công ty.

Các hướng dẫn về rủi ro này được nêu từ mục 218-228, có thể sơ lược ở một số điểm sau đây:

Tại mục 218 đã được định nghĩa rủi ro công ty là nghĩa vụ trả nợ của công ty, của liên hiệp hoặc quyền sở hữu. Các ngân hàng được phép phân tích riêng các nhiễm rủi ro theo các chủ thể nhỏ và vừa.

Theo mục 219 bản Hiệp ước, trong phạm vi loại tài sản có, công ty có 5 loại phụ của cho vay, cụ thể được nhận dạng:

+ Tài trợ dự án,

+ Tài trợ theo đối tượng,

+ Tài trợ tiêu dùng, (cho vay ngắn cho các dự trữ tồn kho, phải thu của hàng tiêu dùng được trao đổi buôn bán)

+ Bất động sản tạo ra thu nhập, + Bất động sản biến động cao.

- Đối với các rủi ro bán lẻ.

Theo khoản mục 231, loại này bao hàm tất cả các rủi ro đáp ứng các tiêu chí sau: + Các nhiễm rủi ro theo các cá nhân như: thẻ tín dụng, các khoản cho vay kỳ hạn cá nhân, thuê mua.

+ Các khoản cho vay cầm cố nhà ở.

+ Các khoản cho vay mở rộng đến các DN nhỏ.

Theo khoản mục 233, trong phạm vi phân loại tài sản bán lẻ, các ngân hàng yêu cầu được nhận dạng một cách riêng biệt 3 nhóm phụ của nhiễm rủi ro bán lẻ: a/

các nhiễm rủi ro có đảm bảo bằng các tài sản nhà ở, b/ các nhiễm rủi ro có đủ điều kiện, c/ các nhiễm rủi ro bán lẻ khác

- Đối với các rủi ro chính quyền.

Theo khoản mục 230 bản Hiệp ước, loại tài sản này bao hàm các nhiễm rủi ro theo các đối tác được đối xử như cấp chính quyền theo cách tiếp cận chuẩn hóa. Điều này bao gồm các chính quyền và ngân hàng trung ương của họ. Các quyền đòi đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nhất định được nhận dạng như chính quyền trong cách tiếp cận chuẩn hóa.

- Đối với các rủi ro ngân hàng.

Cũng theo khoản mục 230, rủi ro ngân hàng bao hàm các nhiễm rủi ro theo các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Các nhiễm rủi ro ngân hàng cũng bao gồm các quyền đòi đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nội địa mà được đối xử giống như các quyền đòi đối với các ngân hàng theo cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa và các ngân hàng phát triển đa năng (MDBS) không đáp ứng được các tiêu chí đối với trọng số 0% theo cách tiếp cận chuẩn hóa.

- Các rủi ro vốn tự có.

Basel II coi rủi ro từ các khoản đầu tư là các rủi ro vốn tự có, vì với các khoản đầu tư khi có rủi ro, sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến vốn tự có của ngân hàng.

Mục 235 của Basel II quy định, các khoản đầu tư mang lại lợi ích quan hệ trực tiếp và gián tiếp dù biểu quyết hay không. Các khoản đầu tư cho công ty được xem xét là nhiễm rủi ro vốn tự có nếu đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây:

+ Nó không có khả năng hoàn trả lại.

+ Nó không bao hàm nghĩa vụ của người phát hành.

+ Nó chuyển nhượng quyền đòi còn lại về các tài sản hoặc thu nhập của người phát hành.

Đối với các tài sản đã bao hàm trong cấu trúc khung IRB, có 3 cấu phần chủ chốt. + Cấu phần rủi ro.

+ Các hàm trọng số rủi ro. + Các yêu cầu vốn tối thiểu. Đối với nhiều tài sản

+ Theo cách tiếp cận cơ bản như là nguyên tắc chung, các NH cung cấp các xác lập riêng của họ về xác suất rủi ro (PD) và dựa vào các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro khác.

+ Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH cung cấp nhiều hơn các xác lập riêng của họ về PD, tổn thất cho sự không trả được nợ (LGD), nhiễm rủi ro tại điểm không trả được nơ (EAD) và sự tính toán riêng của họ về kỳ hạn có hiệu quả (M) tùy thuộc theo việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu.

Theo cách tiếp cận cơ bản, các NH cần phải cung cấp xác lập riêng của họ về PD có sự kết hợp với từng loại cấp độ người vay của ngân hàng nhưng cần phải sử dụng các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro tương ứng khác. Các cấu phần rủi ro tương ứng khác là LGD, EAD và M.

(i) Với các loại rủi ro công ty, chính quyền và ngân hàng.

Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH phải tính toán kỳ hạn hiệu quả (M) và cung cấp các xác lập riêng của họ về PD, LGD, và EAD.

(ii) Các loại rủi ro bán lẻ.

Các NH phải cung cấp các xác lập riêng của ngân hàng về PD, LGD và EAD. Ở đây không ngoại lệ giữa cách tiếp cận cơ bản và nâng cao với các loại tài sản vay.

(iii) Các rủi ro vốn tự có.

Có 2 cách tiếp cận để tính các tài sản có rủi ro đối với các rủi ro vốn tự có không được ghi trong sổ sách: Các tiếp cận cơ sở thị trường và cách tiếp cận PD/LGD.

Để có thể tiếp cận các đánh giá IRB, Hiệp ước đã qui định các ngân hàng phải thỏa mãn 12 nội dung cơ bản như sau:

1. Kết cấu của các yêu cầu tối thiểu.

Tại mục 388 qui định: Để hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần

phải trình diễn cho tổ chức giám sát của NH rằng NH đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu nhất định tại điểm khởi đầu và trên cơ sở liên tục. Nhiều yêu cầu trong các

yêu cầu đó là hình thức của các mục tiêu mà các hệ thống đánh giá rủi ro đủ điều kiện của NH cần phải thực hiện. Trọng tâm là khả năng của ngân hàng để phân hạng thứ bậc và rủi ro chất lượng trong dạng nhất quán, chắc chắn và phù hợp.

Ủy ban công nhận có sự khác biệt trong các thị trường, các phương pháp luận đánh giá, các sản phẩm ngân hàng, và các thực tiễn đòi hỏi ngân hàng.

2. Sự tuân thủ các yêu cầu tối thiểu.

Để là hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần phải trình diễn cho tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)