Một số khuyến nghị của Ủy ban giám sát Basel 37

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 52)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7 

1.2.4. Một số khuyến nghị của Ủy ban giám sát Basel 37

Ủy ban Basel luôn nhấn mạnh quan điểm rằng cơ quan giám sát quốc gia không chấp nhận chứng thực việc tuân thủ phương pháp tiếp cận IRB đối với các ngân hàng chỉ sử dụng các cấu phần IRB với mục đích tính toán vốn theo yêu cầu. Các ngân hàng cần chứng minh với cơ quan giám sát về sự tin tưởng của bản thân ngân hàng với các ước lượng nội bộ này thông qua các việc áp dụng rộng rãi trong các ứng dụng đo lường rủi ro tín dụng, cũng như phân tích ảnh hưởng ngược trở lại của mô hình đo lường rủi ro tín dụng tới việc duy trì tính chính xác của các cấu phần IRB. Cách thức ngân hàng đưa các cấu phần PD, LGD, EAD vào trong thực tiễn hoạt động kinh doanh, quản lý rủi ro có thể khác nhau nhưng ngân hàng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

(i) Triển khai các ứng dụng đo lường rủi ro tín dụng phải đủ trọng yếu để tạo ra một áp lực liên tục về chất lượng đối với các cấu phần IRB và tạo động lực cho nội bộ ngân hàng tin tưởng cũng như dành sự quan tâm thích đáng đến tính chính xác của các cấu phần IRB. Đứng về phía cơ quan giám sát, cần xem xét tính chính xác, hiệu lực, cập nhật của các cấu phần IRB xuất phát từ nhu cầu sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp các cấu phần này trong công tác quản trị rủi ro của một ngân hàng và đây là một trong những yếu tố giúp đánh giá sự tuân thủ phương pháp tiếp cận nội bộ IRB.

(ii) Tính nhất quán và khác biệt khi sử dụng các cấu phần IRB cho mục đích tính toán vốn bù đắp rủi ro và đo lường rủi ro tín dụng cần được chứng minh cụ thể.

Các ước lượng sử dụng trong các quy trình quản lý rủi ro có thể khác biệt so với cấu phần IRB cơ bản khi tính toán vốn. Sai khác này có thể xuất phát từ sự không tương thích giữa yêu cầu thận trọng của khung IRB với thực hành quản lý rủi ro của bản thân ngân hàng, điều này gây nên mối quan ngại về chất lượng các cấu phần IRB trong tính toán vốn. Tuy nhiên, ý nghĩa của đo lường rủi ro tín dụng đối

với việc tuân thủ IRB vẫn có thể được duy trì nếu ngân hàng chứng minh được mức

độ thống nhất giữa các cấu phần IRB cơ bản trong tính toán vốn và ước lượng đã

được điều chỉnh trong mô hình đo lường rủi ro tín dụng là đủ lớn để tạo nên động lực nhằm kiểm soát chất lượng các cấu phần IRB, đồng thời cung cấp các tài liệu có liên quan làm bằng chứng cho việc sử dụng các cấu phần IRB trong quy trình quản lý rủi ro nội bộ.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xếp hạng tín dụng như khái niệm, vai trò, phương pháp xếp hạng. Tiếp đến đã trình bày sơ lược về ủy ban Basel và Hiệp định Basel II trong đó đã trình bày rõ các quy định cơ bản của Basel II về xếp hạng tín dụng. Đây là những cơ sở lý thuyết quan trọng là nền lý thuyết cơ bản cho việc nghiên cứu ở các nội dung, các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BASEL II TRONG VIỆC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI

THƯƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)