9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7
2.1. GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 39
2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức hoạt động từ ngày 01 tháng 04 năm 1963 theo quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo quyết định nói trên, Vietcombank đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm,…), thanh toán quốc tế. kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007.
2.1.2. Mạng lưới hoạt động
Vietcombank có hệ thống mạng lưới với tổng số gần 400 chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc, 3 công ty con tại Việt Nam, 2 công ty con tại nước ngoài, 4 công ty liên doanh, 2 công ty liên kết, 1 văn phòng đại diện tại Singapore. Bên cạnh đó Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với gần 16.000 máy ATM và điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới 1.300 ngân hàng đại lý tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
2.1.3. Một số thành tựu
Có thể sơ lược một số thành tựu của Vietcombank như sau:
- Năm 1995, Vietcombank được Tạp chí Asia Money – Tạp chí Tiền tệ uy tín của Châu Á - bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam.
- Ngày 7/4/2011, Vietcombank được The Asian Banker - Tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược trong lĩnh vực dịch vụ tài chính - trao tặng giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2011” (The Best Domestic Trade Finance Bank, VietNam). - Từ năm 2008 đến 2012, Vietcombank liên tục được tạp chí Trade Finance đã
trao tặng Vietcombank giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán thương mại tốt nhất Việt Nam năm 2012” (Best Vietnamese Trade Bank in 2012).
- Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh The Asian Banker Summit tổ chức tại Jakarta (Indonesia) tháng 4/2013, Tạp chí The Asian Banker đã trao tặng cho Vietcombank các giải thưởng uy tín bao gồm: “Ngân hàng quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam”; “Ngân hàng đối tác tốt nhất Việt Nam”.
- Tại Hội nghị SIBOS 2013 tại Dubai (các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất), Vietcombank đã được Tạp chí The Asian Banker vinh danh là “Ngân hàng có bảng cân đối vững mạnh nhất năm 2013”. Giải thưởng này công nhận thành tích của các ngân hàng thương mại hàng đầu trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và được giới chuyên gia tài chính sử dụng như nguồn chỉ dẫn về độ vững mạnh của các ngân hàng.
- Tạp chí The Banker đã công bố kết quả xếp hạng 1.000 ngân hàng đứng đầu thế giới trên Tạp chí số chuyên đề Top 1000 World Banks, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên và duy nhất của Việt Nam 2 năm liên tiếp (2013 – 2014) có mặt tại nửa trên của bảng xếp hạng.
2.1.4. Kết quả hoạt động của Vietcombank
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank
Đơn vị: Tỷ đồng
2013 2014 2015
Tổng nguồn vốn Huy động 468.897 576.305 672.928
Tổng dư nợ tín dụng 266.273 314.278 376.078
Lợi nhuận sau thuế 4.273 4.450 5.208
Nguồn: https://w.w.w.vietcombank.com.vn mục Báo cáo tài chính thường niên Theo bảng báo cáo hoạt động kinh doanh của Vietcombank trong giai đoạn 2013 đến 2015 cho thấy:
Nguồn vốn
Nguồn vốn huy động của Vietcombank trong năm 2013 đạt 468.879 tỷ đồng. Đến năm 214 đạt 576.305 tỷ đồng, tăng 22% so với với năm 2013. Nguồn vốn huy
động tiếp tục tăng lên 672.928 tỳ đồng vào năm 2015, tăng 17%. Sở dĩ
Vietcombank duy trì mức tăng đều đặn và cao so với trung bình ngành ngân hàng như vậy là do:
- VCB vẫn đang được khách hàng đánh giá cao về uy tín, chất lượng dịch vụ, an toàn.
- Mặt khác, một phần do kinh tế Việt Nam đã ổn định, lạm phát giảm trong những năm qua.
Tổng dư nợ
Do huy động vốn tăng, cộng với nhu cầu từ thị trường về vốn tín dụng trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng ổn định nên tổng dư nợ tín dụng của Vietcombank cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2013 – 2015. Dư nợ tín dụng đã tăng từ 266.273 tỷ đồng vào năm 2013 lên 314.278 tỷ đồng năm 2014. Tính đến năm 2015, con số này đạt 376.078 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2014.
Lợi nhuận sau thuế của Vietcombank đạt 4.450 tỷ đồng năm 2014, tăng 4% so với lợi nhuận sau thuế năm 2013. Con số này tiếp tục tăng 17% vào năm 2015, đạt 5.208 tỷ đồng. Đây là mức tăng khá tốt so với nhiều ngân hàng khác. Điều đó khẳng định tính hiệu quả, bền vững trong hoạt động của Vietcombank và điều đó càng chứng minh cho những thành tựu nêu trên của Vietcombank đạt được thực sự xứng đáng.
2.2. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG BASEL II TRONG VIỆC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK. DỤNG TẠI VIETCOMBANK.
Hệ thống XHTD của Vietcombank từng bước được xây dựng hoàn thiện theo thông lệ quốc tế Basel. Mục tiêu xây dựng hệ thống mới nhằm đánh giá, xếp hạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, làm cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng theo danh mục sản phẩm, xây dựng kế hoạch dự phòng, cung cấp thông tin…
Sau quá trình chạy thử và hoàn thiện, đến đầu năm 2010 Vietcombank đã chính thức áp dụng hệ thống XHTD mới trên toàn hệ thống. Ngày 27/5/2010 NHNN đã có công văn 3937/NHNN-TTGSNH chấp thuận cho Vietcombank áp dụng phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493 ngày 22/4/2005. Để tiếp tục hoàn thiện qui chế xếp hạng tín dụng, ngày 30/5/2014, Hội đồng quản trị Vietcombank đã ban hành quyết định số 418/QĐHĐQT-CSTD về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Tiếp đến Tổng giám đốc Vietcombank cũng đã ký quyết định số 518/QĐ- Vietcombank-CSTD 20/08/2014 về Qui trình chấm điểm XHTD.
Có thể sơ lược thực trạng xếp hạng tín dụng tại Vietcombank theo một số nội dung sau:
2.2.1. Cấu trúc hệ thống xếp hạng tín dụng tại Vietcombank
Đối tượng xếp hạng
Hệ thống xếp hạng tín dụng Vietcombank gồm 3 đối tượng khách hàng là: Doanh nghiệp (DN), định chế tài chính (ĐCTC), cá nhân và Hộ kinh doanh.
- Khách hàng doanh nghiệp, Khách hàng định chế tài chính theo quy định tại quyết định 614 thực hiện 6 tháng/lần (Trước đây theo qui định tại quyết định 518 là định kỳ hàng quý) - Cụ thể thời gian xếp hạng qui định tại phụ lục 01).
- Khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh: Thực hiện khi cấp tín dụng hoặc khi có biến động lớn về tình hình khách hàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2.2. Chính sách xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp tại Vietcombank. 2.2.2.1. Đối với các DN thông thường, DN tiềm năng 2.2.2.1. Đối với các DN thông thường, DN tiềm năng
Đối tượng xếp hạng
Vietcombank tổ chức xếp hạng tín dụng với doanh nghiệp được chia làm 2 loại: Thứ nhất với các DN thông thường và DN tiềm năng; Thứ 2 với các DN mới thành lập.
Điều kiện xếp hạng
Vietcombank qui định xếp hạng bắt buộc định kỳ đối với doanh nghiệp khi có các điều kiện như: có dư nợ từ 5 tỷ VNĐ trở lên; hoặc thuộc thẩm quyền rà soát của Phòng quản lý rủi ro tín dụng; hoặc chỉ có cam kết ngoại bảng có giá trị từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên sau khi đã trừ phần số dư ngoại bảng được bảo đảm toàn bộ bằng tài sản có tính thanh khoản cao;hoặc khách hàng mà Vietcombank mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom).
Các khách hàng còn lại: Khuyến khích chấm điểm xếp hạng tín dụng. Mô hình xếp hạng với doanh nghiệp
Mô hình 2.1. Xếp hạng tín dụng với doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp siêu nhỏ.
Nguồn: Quy chế hệ thống xếp hạng TD Vietcombank theo quyết định 418 của HĐQT Vietcombank.
Khách hàng
Xác định ngành kinh tế
Bộ chỉ tiêu DN thông thường và DN tiềm năng
Tổng điểm
- Đối với DN thông thường, tiềm năng
= Tổng điểm tài chính x Trọng số nhóm tài chính + Tổng điểm phi tài chính x Trọng số phi tài chính - Đối với ND Siêu nhỏ
= Tổng điểm tài chính x Trọng số nhóm tài chính + Tổng điểm phi tài chính x Trọng số nhóm phi tài chính x Hệ số rủi ro Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Điều chỉnh xếp hạng tín dụng Xếp hạng DN cuối cùng Xác định Quy mô Bộ chỉ tiêu DN siêu nhỏ Chấm điểm chỉ tiêu tài chính ∑((Điểm chỉ tiêu)x(Trọng số))= Tổng điểm tài chính
Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính
Các tiêu chí đánh giá.
Vietcombank đánh giá chấm điểm các doanh nghiệp này theo các tiêu chí: Ngành kinh tế, qui mô, chỉ số tài chính, chỉ số phi tài chính, hệ số rủi ro. Cụ thể theo phụ lục 02 đính kèm.
Cách tính điểm
- Với các DN thông thường, tiềm năng
Tổng điểm = Điểm tài chính X Trọng số nhóm tài chính + Điểm phi tài chính X Trọng số nhóm phi tài chính Trong đó, trọng số nhóm tài chính và phi tài chính như sau:
Báo cáo Tài chính Không được kiểm toán
Báo cáo tài chính Được kiểm toán Nhóm Tài chính 30% 35% Nhóm Phi tài chính 65% 65% - Với các DN siêu nhỏ Tổng điểm = Điểm tài chính X Trọng số nhóm tài chính + Điểm phi tài chính X Trọng số nhóm phi tài chính X Hệ số rủi ro Trong đó, trọng số tài chính và phi tài chính như sau
Báo cáo Tài chính Không được kiểm toán
Báo cáo tài chính Được kiểm toán
Nhóm Tài chính 25% 30%
Cách xếp hạng:
Căn cứ tổng điểm, khách hàng là doanh nghiệp thông thường, doanh nghiệp tiềm năng, doanh nghiệp siêu nhỏ được xếp vào một trong 16 hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:
Bảng 2.2. Điểm và hạng với DN thông thường, DN tiềm năng, DN siêu nhỏ
Tổng điểm Xếp hạng Phân loại rủi ro
Từ 94 đến 100 AAA Rủi ro rất thấp
Từ 88 đến dưới 94 AA+ Rủi ro rất thấp
Từ 83 đến dưới 88 AA Rủi ro tương đối thấp Từ 78 đến dưới 83 A+ Rủi ro tương đối thấp Từ 73 đến dưới 78 A Rủi ro tương đối thấp
Từ 70 đến dưới 73 BBB Rủi ro thấp
Từ 67 đến dưới 70 BB+ Rủi ro thấp
Từ 64 đến dưới 67 BB Rủi ro thấp
Từ 62 đến dưới 64 B+ Rủi ro thấp
Từ 60 đến dưới 62 B Rủi ro trung bình
Từ 58 đến dưới 60 CCC Rủi ro trung bình Từ 54 đến dưới 58 CC+ Rủi ro trung bình Từ 51 đến dưới 54 CC Rủi ro trung bình
Từ 48 đến dưới 51 C+ Rủi ro cao
Từ 45 đến dưới 48 C Rủi ro cao
Dưới 45 D Rủi ro rất cao
2.2.2.2. Xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập.
Đối tượng xếp hạng
Vietcombank xếp hạng với các đối tượng DN mới thành lập là DN chưa có Báo cáo tài chính đủ 2 năm kể từ khi có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu và có dư nợ tại Vietcombank trong vòng 12 tháng qua tính đến thời điểm kỳ đánh giá.
Điều kiện xếp hạng
Khách hàng bắt buộc chấm điểm xếp hạng tín dụng gồm: có dư nợ từ 5 tỷ quy VNĐ trở lên; hoặc thuộc thẩm quyền rà soát của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng; hoặc khách hàng mà Vietcombank mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường của các công ty đại chúng chưa niêm yết (Upcom).
Các khách hàng còn lại : khuyến khích chấm điểm xếp hạng tín dụng. Mô hình xếp hạng
Mô hình 2.2: xếp hạng với DN mới thành lập.
Nguồn: Qui chế xếp hạng theo quy định số 418-HĐQT Vietcombank Chấm điểm tình hình kinh doanh ∑(điểm chỉ tiêu) x( trọng số) = Tồng điểm tình hình kinh doanh Xác định hệ số rủi ro (gồm 2 hệ số rủi ro) Tổng điểm = Tổng điểm tình hình kinh doanh x Hệ số rủi ro 1 x Hệ số rủi ro 2 Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp Điều chỉnh xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp cuối cùng Khách hàng
Các tiêu chí đánh giá
Các tiêu chí đánh giá với DN mới thành lập theo phụ lục 03. Cách tính điểm
Tổng điểm = ∑ Điểm tình hình kinh doanh x Hệ số rủi ro cấp 1 x Hệ số rủi ro cấp 2. Trong đó:
Tổng điểm tình hình kinh doanh = ∑Điểm chỉ tiêu cấp 2 x Trọng số chỉ tiêu cấp 2 Các hệ số rủi ro 1 và rủi ro 2 được xác định tại phụ lục 03.
Cách xếp hạng.
Căn cứ tổng điểm, khách hàng là doanh nghiệp mới thành lập được xếp vào một trong 16 hạng tương ứng sau:
Bảng 2.3. Điểm và hạng với doanh nghiệp mới thành lập
Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Từ 94 đến 100 AAA Từ 62 đến dưới 64 B+ Từ 88 đến dưới 94 AA+ Từ 60 đến dưới 62 B Từ 83 đến dưới 88 AA Từ 58 đến dưới 60 CCC Từ 78 đến dưới 83 A+ Từ 54 đến dưới 58 CC+ Từ 73 đến dưới 78 A Từ 51 đến dưới 54 CC Từ 70 đến dưới 73 BBB Từ 48 đến dưới 51 C+ Từ 67 đến dưới 70 BB+ Từ 45 đến dưới 48 C Từ 64 đến dưới 67 BB Dưới 45 D
2.2.3. Xếp hạng tín dụng đối với cá nhân, hộ kinh doanh.
Đối tượng xếp hạng:Khách hàng là cá nhân, là hộ kinh doanh.
Mô hình xếp hạng:
Mô hình 2.3: xếp hạng tín dụng với cá nhân và hộ kinh doanh.
Nguồn : Qui chế xếp hạng tín dụng theo quyết định 418-HĐQT Vietcombank
Các chỉ tiêu chấm điểm.
Các chỉ tiêu chấm điểm đối với cá nhân, hộ kinh doanh theo phụ lục 04. Cách tính điểm. Tổng điểm = ∑(Điểm chỉ tiêu cấp 2) X (Trọng số chỉ tiêu cấp 1) X (Trọng số chỉ tiêu cấp 2) Khách hàng Chấp điểm khách hàng Tổng điểm = ∑ [(Điểm chỉ tiêu) x (Trọng số) Xếp hạng tín dụng cá nhân, hộ kinh doanh
Cách xếp hạng.
Bảng 2.4. Điểm và hạng với cá nhân và hộ kinh doanh
Tổng điểm Xếp hạng Tổng điểm Xếp hạng Từ 91 đến 100 AAA Từ 60 đến dưới 65 B Từ 81 đến dưới 91 AA Từ 55 đến dưới 60 CCC Từ 75 đến dưới 81 A Từ 50 đến dưới 55 CC Từ 70 đến dưới 75 BBB Từ 40 đến dưới 50 C Từ 65 đến dưới 70 BB Dưới 40 D
Nguồn: Qui chế xếp hạng theo quyết định 418-HDQT Vietcombank 2.2.4. Xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các định chế tài chính.
Đối tượng xếp hạng.
Vietcombank xếp hạng với khách hàng có quan hệ tín dụng hoặc Vietcombank gửi tiền gồm: Các NHTM, Công ty cho thuê tài chính, Công ty tài chính, Công ty chứng khoán.
Mô hình 2.4. Xếp hạng tín dụng với các định chế tài chính.
.
Nguồn: Qui chế xếp hạng theo quyết định 418-HĐQT Vietcombank
Khách hàng
Chấm điểm chỉ tiêu tài chính
∑ [(điểm chỉ tiêu) x (Trọng số) = Tổng điểm tài chính
Chấm điểm chỉ tiêu Phi tài chính
∑ [(điểm chỉ tiêu) x (Trọng số)