9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7
1.2.3.1. Phương pháp chuẩn hóa đánh giá rủi ro tín dụng 19
Phương pháp chuẩn đánh giá rủi ro tín dụng cơ bản gần giống như phiên bản Basel I, trong đó quy định hệ số rủi ro cố định đối với từng khoản mục tài sản có, khi tài sản đó thỏa mãn được những đặc điểm được mô tả sẽ tương ứng với một mức rủi ro. Tuy nhiên, Basel II bổ sung thêm việc sử dụng phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức độc lập hoặc xếp hạng tín nhiệm nội bộ. Một điểm phát triển tương đối quan trọng trong phương pháp này chính là việc mở rộng danh mục các sản phẩm phái sinh dùng để cầm cố, bảo lãnh và cho vay. Đồng thời, Basel II cũng đưa ra một số quy định riêng đối với các hoạt động NH bán lẻ, các khoản phải đòi với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ (SMEs).
- Ủy ban cho phép các NH có thể lựa chọn một trong hai cách tính nhu cầu
vốn để phòng ngừa rủi ro tín dụng:
+ Cách thứ nhất là đo lường rủi ro tín dụng bằng cách sử dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập.
+ Cách thứ hai là các NH sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro và trong trường hợp này các NH muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát NH (như Thanh tra NHTW).
- Cơ quan giám sát quốc gia sẽ cho phép các NH áp dụng một trong 2 cách trong việc đánh giá xếp hạng tín dụng. Các khoản phải đòi tại những NH không được xếp loại sẽ có hệ số rủi ro không thấp hơn các khoản phải đòi tại NH được xếp loại ở mức độ trung bình.
Trong trường hợp sử dụng đo lường rủi ro tín dụng bằng tổ chức tín nhiệm độc lập (Định chế đánh giá tín dụng bên ngoài ECAI) thì cơ quan giám sát quốc gia
có trách nhiệm trong việc xác định định chế đánh giá có đáp ứng được các tiêu chí dưới đây hay không.
- Tính mục tiêu: Tiêu chí đánh giá tín dụng phải chặt chẽ.
- Tính độc lập: ECAI cần phải là độc lập và cần không phải là đối tượng cho
sức ép chính trị hay kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự đánh giá.
- Tính rõ ràng: các đánh giá đơn lẻ cần là thích hợp với cả định chế nội địa và
nước ngoài với lợi ích hợp pháp. Phương pháp luận do ECAI sử dụng cần phải thích hợp một cách công khai.
- Sự minh bạch: ECAI cần minh bạch các thông tin: phương pháp luận của mô hình bao gồm định nghĩa khung trả nợ, giới hạn thời gian.
- Các nguồn lực: ECAI cần có nguồn lực hiệu quả để thực hiện đánh giá tín
dụng chất lượng cao, nguồn lực cho phép hợp đồng trọng yếu liên tục.
Nói chung, việc xác định hệ số rủi ro đối với các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán theo quy định của Basel II, đặc biệt là khi sử dụng phương pháp chuẩn để đánh giá rủi ro tín dụng thì phụ thuộc nhiều vào kết quả xếp hạng tín nhiệm nội bộ và xếp hạng tín nhiệm của tổ chức độc lập. Các chuẩn mực theo quy định từ điều khoản 50 đến điều khoản 210 của bản Basel II đầy đủ năm 2006 hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể cho phần đánh giá xếp hạng tín nhiệm đối với từng khoản mục cũng như đối với phần đánh giá trong ngắn hạn và trong dài hạn. Để có thể xây dựng một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín hoặc phát triển bộ phận xếp hạng tín nhiệm trong nội bộ của mình, các NH, các cơ quan giám sát nhà nước cần tham khảo rất kỹ những điều khoản này.