Kết quả xếp hạng với cá thể hộ kinh doanh 63

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 76 - 100)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7 

2.3.4 Kết quả xếp hạng với cá thể hộ kinh doanh 63

Do các cá thể, hộ kinh doanh chỉ xếp hạng từng khách hàng trước khi vay, do vậy không có số liệu thống kê tổng hợp để phân tích.

2.4. ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG BASEL II TRONG VIỆC XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK

Có thể đánh giá việc ứng dụng các qui định Basel II trong việc xếp hạng tín dụng tại Vietcombank qua một số mặt sau đây:

2.4.1. Những mặt đạt được

ƒ Về phương pháp xếp hạng

Ủy ban Basel cho phép các Ngân hàng có thể sử dụng các phương pháp sau đây để đánh giá xếp hạng như : phương pháp chuẩn hóa, phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản, hoặc phương pháp xếp hạng nội bộ nâng cao; Trong trường hợp sử dụng phương pháp xếp hạng nội bộ có thể sử dụng đánh giá của những tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập hoặc sử dụng đánh giá xếp hạng tín nhiệm nội bộ của mình để tính hệ số rủi ro (trong trường hợp này, các NH muốn sử dụng thì cần có sự chấp thuận của cơ quan giám sát NH - như Thanh tra NHTW)

Thực tế hiện nay, Vietcombank sử dụng xếp hạng theo phương pháp chuẩn hóa dựa trên hướng dẫn của ngân hàng trung ương tại quy chế phân loại nợ theo quyết định số 493 ngày 22/4/2005 và sau đó được thay thế bằng thông tư số 02/2013/TT_NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Việt Nam và mới bắt đầu thí điểm xếp hạng theo phương pháp xếp hạng nội bộ. Cụ thể:

- Vietcombank hiện nay mới chỉ xếp hạng bắt buộc đối với một số doanh nghiệp thông thường, DN tiềm năng, DN mới thành lập thỏa mãn điều kiện quy định. Các đối tượng còn lại là khuyến khích thực hiện.

- Vietcombank mới chỉ xếp hạng với cá nhân hộ kinh doanh, cá thể trước khi cho vay.

Điều đó có nghĩa Vietcombank chưa xếp hạng đầy đủ và liên tục với tất cả

ƒ Về mức độ chấp hành (thỏa mãn) các điều kiện đánh giá xếp hạng theo cách đánh giá IRB mà ủy ban Basel qui định.

Vietcombank đã đáp ứng một số các điều kiện xếp hạng của Basel II. Có thể điểm qua một số nội dung như :

- Cơ bản Vietcombank đã thỏa mãn điều kiện về các yêu cầu tối thiểu theo quy định của ngân hàng trung ương về hệ thống xếp hạng, tổ chức bộ máy. Do vậy, ngày 27/5/2010,Vietcombank đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho Vietcombank áp dụng thí điểm hệ thống xếp hạng nội bộ (IRB).

- Vietcombank đã tuân thủ các yêu cầu tối thiểu thông qua các văn bản giải trình cho NHNN tổ chức giám sát của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu IRB. Khi đó NHNN Việt Nam mới cho phép xếp hạng nội bộ tại công văn số 3397/NHNN- TTGSNH ngày 27/5/2010.

ƒ Về thiết kế hệ thống tự đánh giá.

Hệ thống đánh giá rủi ro IRB tại Vietcombank đã có đánh giá khá toàn diện 2 chiều riêng biệt và khác nhau: (i) rủi ro người vay không trả nợ, và (ii) các yếu tố giao dịch cụ thể.

- Hệ thống xếp hạng của Vietcombank đã thiết lập được rủi ro người vay không trả được nợ, các rủi ro tách biệt đối với cùng một người vay đã ấn định cho cùng một cấp độ người vay bất chấp bất kỳ những khác biệt trong bản chất của từng giao dịch cụ thể.

- Bên cạnh đó, hệ thống xếp hạng tại Vietcombank đã có sự phân biệt các khoản vay qua yếu tố đặc biệt như sự thế chấp, dạng sản phẩm tín dụng đều có mức rủi ro qui định khác nhau.

- Với các rủi ro bán lẻ cá thể, hộ kinh doanh, Vietcombank đánh giá theo cả hai rủi ro người vay và rủi ro giao dịch. Trong đó xác định mức độ rủi ro thành từng mảng đặc biệt theo loại sản phẩm giao dịch.

ƒ Về cơ cấu đánh giá.

Vietcombank đã có sự phân bổ đầy đủ về các nhiễm rủi ro xuyên suốt các

cấp độ, không có những sự tập trung hóa các mức trên cả hai phương diện ngân

hàng đánh giá người vay và đánh giá qui mô. Đối với các DN thông thường, DN tiềm năng có 16 cấp độ rủi ro, đối với các DN mới thành lập 16 cấp độ rủi ro, các định chế tài chính 15 cấp độ rủi ro, các cá thể hộ kinh doanh có 10 cấp độ rủi ro.

Đây là điểm chấp hành khá tốt vì Basel II qui định tối thiểu 7 cấp độ người vay đối với khách hàng trả nợ và một cấp độ đối với khách hàng không trả nợ (tổng cộng ít nhất 8 cấp độ)

ƒ Về các tiêu chí đánh giá.

Vietcombank đã có qui định, hướng dẫn cách đánh giá cụ thể. Các quá trình và các tiêu chí để ấn định các nhiễm rủi ro theo các cấp độ từng phạm vi hệ thống đánh giá. Các định nghĩa đánh giá và tiêu chí đánh giá cơ bản rõ ràng.

ƒ Về hoạt động hệ thống đánh giá rủi ro.

Tại Vietcombank, đối với các rủi ro đã được gắn với đánh giá năng lực như là một phần của quá trình phê duyệt khoản vay, ví dụ như các khoản vay cá thể, hộ kinh doanh đã được chấm điểm trước khi cho vay.

Từng chủ thể pháp lý riêng biệt, từng khách hàng đã được Vietcombank đánh giá riêng biệt, không gộp chung các loại đối tượng.

Việc ấn định các đánh giá và kiểm tra đánh giá định kỳ, Vietcombank thực hiện giao cho bộ phận phòng quản lí nợ, phòng quản lí rủi ro là bên không trực tiếp hưởng lợi từ sự mở rộng tín dụng.

Như vậy cơ bản hệ thống đánh giá phù hợp qui định Basel II. ƒ Về điều hành và giám sát hoạt động.

Tất cả các quá trình đánh giá và xác lập hạng của khách hàng đã được phê duyệt bởi phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý nợ, hoặc phòng NH đại lý thực hiện.

Trước khi duyệt thông tin, chấm điểm, việc kiểm soát giao cho bộ phận phòng quản lí nợ. Bộ phận này độc lập với phòng khách hàng nơi khởi tạo khoản vay.

ƒ Đánh giá lại thời hạn

Vietcombank đã qui định việc đánh giá lại thời hạn tại qui chế cho vay ban hành theo quyết định số 228/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 2/10/2006 của Hội đồng quản trị Vietcombank. Cụ thể Vietcombank đã qui định việc điều chỉnh kỳ hạn, gia hạn với các khoản nợ theo 2 phương thức đó là:

- Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc Vietcombank chấp thuận thay đổi kỳ hạn,

thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc, hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi. - Gia hạn nợ là việc Vietcombank chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và lãi vượt quá thời gian cho vay đã thỏa thuận trước đó trong hợp đồng tín dụng.

Trong đó qui định rõ các trường hợp điều chỉnh các trường hợp gia hạn, thẩm quyền phê duyệt rõ ràng, qui trình thủ tục được qui định tại điều 22 của Qui chế cho vay theo quyết định 228/QĐ-NHNT của Vietcombank.

Nhìn chung các quy định này đã phù hợp với cách thức Basel II hướng dẫn. ƒ Về các yêu cầu minh bạch.

Tại Vietcombank đã minh bạch thông tin mang tính chất nội bộ về kết quả xếp hạng chứ chưa có thông tin bên ngoài. Các kết quả được lưu trữ và công khai nội bộ Vietcombank.

2.4.2. Một số hạn chế ứng dụng Basel II trong xếp hạng tín dụng tại Vietcombank

Mặc dù Vietcombank có một số mặt đạt được so với chuẩn mực Basel II, tuy nhiên, hiện nay cách thức xếp hạng tại Vietcombank có những điểm hạn chế,

chưa thích ứng với chuẩn mực Basel II hoặc có những điểm chưa tạo điều kiện cho các mặt đạt theo chuẩn mực Basel II hoạt động tốt. Điều đó thể hiện qua một số điểm sau đây:

ƒ Về sử dụng các mô hình để xếp hạng

Hiện nay, Vietcombank chưa tiến hành áp dụng mô hình thống kê và các phương pháp cơ học khác để ấn định các cách đánh giá người vay hoặc năng lực người vay trong các xác lập các PD, LGD, EAD theo hướng dẫn của Basel II.

Để có thể áp dụng mô hình thống kê cần phải có một quá trình thích đáng để hiệu chỉnh các đầu vào số liệu vào trong mô hình thống kê không trả nợ hoặc dự báo tổn thất mà bao gồm sự đánh giá về tính chính xác, tính đầy đủ và tính phù hợp của các số liệu, đặc trưng cho sự ấn định đánh giá được phê duyệt. Tuy nhiên, do Vietcombank mới áp dụng mô hình xếp hạng nội bộ thí điểm nên thông tin lưu trữ cũng chưa được đầy đủ để áp dụng.

Hơn nữa, theo Basel II chiều dài của thời kỳ quan sát lịch sử cần phải có tối thiểu 7 năm với các công ty, ngân hàng và 5 năm với các cá thể, của ít nhất một nguồn số liệu, trong khi thực tế Vietcombank chưa lưu trữ hệ thống số liệu đủ theo độ dài quy định.

ƒ Về hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng.

Vietcombank đã quy định tiêu chuẩn xếp hạng đối với từng loại khách hàng. Tuy nhiên,Vietcombank chưa áp dụng mô hình để đánh giá mức độ về sự phụ thuộc bất kỳ giữa rủi ro về người vay và rủi ro về sự thế chấp hoặc người cung cấp sự thế chấp.

ƒ Về tư liệu thiết kế hệ thống đánh giá.

Do chưa áp dụng mô hình thống kê nên Vietcombank cũng chưa văn bản hóa các phương pháp luận của ngân hàng về:

¨ Cung cấp khắc họa chi tiết về lý thuyết các giả thuyết hoặc cơ sở toán học cũng như kinh nghiệm của sự ấn định về các xác lập theo các cấp độ.

¨ Các hướng dẫn xếp hạng tín dụng theo mô hình

¨ Sổ tay hướng dẫn chấm điểm XHTD hiện tại của Vietcombank chưa được tin học hóa nên không thuận tiện cho tra cứu nội dung hướng dẫn và không đảm bảo việc cập nhật những thay đổi của hướng dẫn chấm điểm được đầy đủ, tức thời.

ƒ Nguồn thông tin chưa đủ, chưa chính xác cho việc xếp hạng tín dụng

Hiện nay, hệ thống thông tin tại Vietcombank còn một số điểm bất cập như: ¨ Các báo cáo tài chính của rất nhiều doanh nghiệp chưa được kiểm toán. ¨ Nhiều doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ hạch toán chưa nghiêm túc, báo cáo gửi ngân hàng và báo cáo gửi cơ quan thuế chưa có độ chính xác và thống nhất.

¨ Thời gian lưu trữ thông tin doanh nghiệp chưa có nhiều điểm mới chỉ áp dụng lưu trữ trong ít năm trở lại, do vậy chưa đủ để đánh giá những yếu tố tài chính.

¨ Thông tin về các hệ thống trung bình ngành chưa có, chưa có các dự báo xu hướng các ngành từ các cơ quan nghiên cứu chuyên ngành công khai đầy đủ.

ƒ Thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận trong việc nhập thông tin.

Hiện nay, việc nhập thông tin phục vụ cho việc xếp hạng tín dụng các khách hàng là tổ chức tại Vietcombank ít nhất do 2 bộ phận nhập, chẳng hạn đối với xếp hạng tín dụng doanh nghiệp thì do phòng khách hàng và phòng quản lý nợ. Phòng quan hệ khách hàng sẽ nhập các chỉ tiêu phi tài chính nhóm 1, nhóm 2 . Phòng quản lý nợ sẽ nhập các chỉ tiêu phi tài chính nhóm 3 và nhóm 4.

Sự phối hợp giữa các bộ phận đôi khi chưa được tốt dẫn đến có những bộ phận hoàn thành, còn bộ phận khác chưa hoàn thành, điều này khiến bộ phận xếp hạng là phòng khách hàng chưa đủ cơ sở đế xếp hạng làm chậm tiến độ công việc xếp hạng.

ƒ Phần mềm xếp hạng tín dụng chưa cập nhật, chưa đồng bộ.

- Hệ thống XHTD của Vietcombank chưa hỗ trợ việc nhập báo cáo tài chính của tổ chức xếp hạng nên nhân viên phải nhập số liệu thủ công từng chỉ tiêu nên mất nhiều thời gian và thiếu chính xác.

- Cán bộ khách hàng (CBKH) cũng gặp khó khăn khi bảng mẫu nhập bảng cân đối kế toán của phần mềm XHTD chưa có chỉ tiêu “Quỹ bình ổn giá xăng dầu” trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp (DN) kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu. Chỉ tiêu này cán bộ xếp hạng phải tự điều chỉnh sang mục khác cho cân đối.

- Thực tế, phần mềm hệ thống XHTD yêu cầu muốn chấm điểm cho khách hàng trên cơ sở đã phải được tạo CIF (Customer Information Files) .Tuy nhiên, đối với những khách hàng Vietcombank mới lần đầu tiếp cận để đánh giá tình hình kinh doanh trước khi quyết định cấp tín dụng thì rất khó khăn để thuyết phục khách hàng mở tài khoản tại Vietcombank, giúp Vietcombank đánh giá sơ bộ tình hình kinh doanh của khách hàng để từ đó có chính sách riêng ưu đãi tín dụng hoặc từ chối cấp tín dụng cho khách hàng.

- Trong quá trình XHTD tại Vietcombank thì có một số trường hợp phải khai thác thông tin xếp hạng của khách hàng khác chi nhánh như: khác hàng có quan hệ tín dụng với nhiều chi nhánh hoặc cho vay đồng tài trợ giữa các chi nhánh nhưng hệ thống không cho phép truy cập các số liệu của các chi nhánh mà chỉ truy cập tại đơn vị nên nhân viên xếp hạng không chủ động mà phải phụ thuộc vào chi nhánh đầu mối cung cấp làm chậm trễ việc xếp hạng.

- Sổ tay hướng dẫn chấm điểm XHTD hiện tại của Vietcombank chưa được phần mềm hóa, nên không thuận tiện cho CBKH khi cần truy cập nội dung hướng dẫn và không đảm bảo việc cập nhật những thay đổi của hướng dẫn chấm điểm được đầy đủ, tức thời.

Theo Basel II, các NH cần phải có các đơn vị kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập, bộ phận này có trách nhiệm đối với thiết kế hoặc sự lựa chọn, sự thực hiện và tình trạng của các hệ thống đánh giá nội bộ theo quy định của Basel.

- Thực tế, kết quả đánh giá xếp hạng định kỳ đã có kiểm toán nội bộ hoặc bộ phận độc lập ngang cấp đã tiến hành kiểm tra tối thiểu hàng năm hệ thống đánh giá của NH.Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức xem xét mức độ phù hợp của phân hạng chứ chưa xem xét sự xác lập của các PDs, LGDs và EADs.

- Việc chấm điểm xếp hạng do bộ phận phòng quản lý nợ, phòng quản lý rủi ro hoặc phòng ngân hàng đại lý thực hiện, cơ bản khách quan so với bộ phận khởi tạo khoản vay, phù hợp quy định của Basel II.

Tuy nhiên, Vietcombank chưa có bộ phận kiểm soát lại việc thực hiện xếp hạng của bộ phận xếp hạng có đúng hay không với từng khách hàng. Vietcombank chỉ tổ chức kiểm toán định kỳ, kiểm toán xác suất với một số khoản vay nhất định. Do vậy, tính chắc chắn, chính xác trong kết quả xếp hạng chưa cao.

ƒ Thiếu nhân lực có đủ năng lực xếp hạng theo Basel II.

Hiện nay tại Vietcombank còn thiếu đội ngũ nhân lực cho việc xếp hạng khi có ứng dụng Basel II. Vì khi áp dụng phương pháp xếp hạng nội bộ cơ bản và nâng cao theo Basel II đòi hỏi người xếp hạng phải có kiến thức toán học, thống kê để áp dụng mô hình lượng hóa rủi ro thông qua tính xác suất, tỉ lệ rủi ro.

Bên cạnh đó, đội ngũ nhân lực này còn phải am hiểu nghiệp vụ kinh tế tài chính ngân hàng, quản trị để đánh giá khách hàng.

Hơn nữa đội ngũ nhân lực này còn phải có năng lực ngoại ngữ để cập nhật thông tin mới của Basel cũng như đọc các hướng dẫn đã có của Basel chính xác.

2.4.3. Nguyên nhân hạn chế.

Sở dĩ tại Vietcombank đang còn một số hạn chế trên là do một số nguyên nhân sau đây:

ƒ Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ có thông tư số 02/2013 hướng dẫn về việc phân loại tài sản, trích lập dự phòng đối với tổ chức tín dụng ( TCTD) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. (Trong đó, quy định phân loại các ngân hàng phải quy định nợ thành 5 loại). Quy định trên chỉ yêu cầu các ngân hàng phải

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 76 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)