Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng – Cách tiếp cận cơ sở đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 50)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7 

1.2.3.2. Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng – Cách tiếp cận cơ sở đánh giá

nội bộ (IRB) và IRB nâng cao.

Các ngân hàng khi thỏa mãn các điều kiện tối thiểu về vốn và các yêu cầu minh bạch có thể được ngân hàng trung ương cho phép đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ. Cách tiếp cận IRB được dựa trên các đo lường tổn thất không kỳ vọng (UL) và tổn thất kỳ vọng (EL)

ƒ Cách phân loại nhiễm rủi ro của Hiệp ước Basel II

Với cách tiếp cận IRB, theo qui định tại mục 215 bản Hiệp ước, các ngân hàng phải phân loại các nhiễm rủi ro sổ sách ngân hàng vào các loại tài sản rộng rãi với các đặc trưng rủi ro ràng buộc khác nhau như: chính quyền, ngân hàng, công ty, bán lẻ và vốn tự có.

- Đối với rủi ro công ty.

Các hướng dẫn về rủi ro này được nêu từ mục 218-228, có thể sơ lược ở một số điểm sau đây:

Tại mục 218 đã được định nghĩa rủi ro công ty là nghĩa vụ trả nợ của công ty, của liên hiệp hoặc quyền sở hữu. Các ngân hàng được phép phân tích riêng các nhiễm rủi ro theo các chủ thể nhỏ và vừa.

Theo mục 219 bản Hiệp ước, trong phạm vi loại tài sản có, công ty có 5 loại phụ của cho vay, cụ thể được nhận dạng:

+ Tài trợ dự án,

+ Tài trợ theo đối tượng,

+ Tài trợ tiêu dùng, (cho vay ngắn cho các dự trữ tồn kho, phải thu của hàng tiêu dùng được trao đổi buôn bán)

+ Bất động sản tạo ra thu nhập, + Bất động sản biến động cao.

- Đối với các rủi ro bán lẻ.

Theo khoản mục 231, loại này bao hàm tất cả các rủi ro đáp ứng các tiêu chí sau: + Các nhiễm rủi ro theo các cá nhân như: thẻ tín dụng, các khoản cho vay kỳ hạn cá nhân, thuê mua.

+ Các khoản cho vay cầm cố nhà ở.

+ Các khoản cho vay mở rộng đến các DN nhỏ.

Theo khoản mục 233, trong phạm vi phân loại tài sản bán lẻ, các ngân hàng yêu cầu được nhận dạng một cách riêng biệt 3 nhóm phụ của nhiễm rủi ro bán lẻ: a/

các nhiễm rủi ro có đảm bảo bằng các tài sản nhà ở, b/ các nhiễm rủi ro có đủ điều kiện, c/ các nhiễm rủi ro bán lẻ khác

- Đối với các rủi ro chính quyền.

Theo khoản mục 230 bản Hiệp ước, loại tài sản này bao hàm các nhiễm rủi ro theo các đối tác được đối xử như cấp chính quyền theo cách tiếp cận chuẩn hóa. Điều này bao gồm các chính quyền và ngân hàng trung ương của họ. Các quyền đòi đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nhất định được nhận dạng như chính quyền trong cách tiếp cận chuẩn hóa.

- Đối với các rủi ro ngân hàng.

Cũng theo khoản mục 230, rủi ro ngân hàng bao hàm các nhiễm rủi ro theo các ngân hàng và các công ty chứng khoán. Các nhiễm rủi ro ngân hàng cũng bao gồm các quyền đòi đối với các chủ thể khu vực công (PSE) nội địa mà được đối xử giống như các quyền đòi đối với các ngân hàng theo cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa và các ngân hàng phát triển đa năng (MDBS) không đáp ứng được các tiêu chí đối với trọng số 0% theo cách tiếp cận chuẩn hóa.

- Các rủi ro vốn tự có.

Basel II coi rủi ro từ các khoản đầu tư là các rủi ro vốn tự có, vì với các khoản đầu tư khi có rủi ro, sẽ ảnh hưởng trực tiếp ngay đến vốn tự có của ngân hàng.

Mục 235 của Basel II quy định, các khoản đầu tư mang lại lợi ích quan hệ trực tiếp và gián tiếp dù biểu quyết hay không. Các khoản đầu tư cho công ty được xem xét là nhiễm rủi ro vốn tự có nếu đáp ứng đủ các yêu cầu dưới đây:

+ Nó không có khả năng hoàn trả lại.

+ Nó không bao hàm nghĩa vụ của người phát hành.

+ Nó chuyển nhượng quyền đòi còn lại về các tài sản hoặc thu nhập của người phát hành.

Đối với các tài sản đã bao hàm trong cấu trúc khung IRB, có 3 cấu phần chủ chốt. + Cấu phần rủi ro.

+ Các hàm trọng số rủi ro. + Các yêu cầu vốn tối thiểu. Đối với nhiều tài sản

+ Theo cách tiếp cận cơ bản như là nguyên tắc chung, các NH cung cấp các xác lập riêng của họ về xác suất rủi ro (PD) và dựa vào các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro khác.

+ Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH cung cấp nhiều hơn các xác lập riêng của họ về PD, tổn thất cho sự không trả được nợ (LGD), nhiễm rủi ro tại điểm không trả được nơ (EAD) và sự tính toán riêng của họ về kỳ hạn có hiệu quả (M) tùy thuộc theo việc đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu.

Theo cách tiếp cận cơ bản, các NH cần phải cung cấp xác lập riêng của họ về PD có sự kết hợp với từng loại cấp độ người vay của ngân hàng nhưng cần phải sử dụng các xác lập giám sát đối với các cấu phần rủi ro tương ứng khác. Các cấu phần rủi ro tương ứng khác là LGD, EAD và M.

(i) Với các loại rủi ro công ty, chính quyền và ngân hàng.

Theo cách tiếp cận nâng cao, các NH phải tính toán kỳ hạn hiệu quả (M) và cung cấp các xác lập riêng của họ về PD, LGD, và EAD.

(ii) Các loại rủi ro bán lẻ.

Các NH phải cung cấp các xác lập riêng của ngân hàng về PD, LGD và EAD. Ở đây không ngoại lệ giữa cách tiếp cận cơ bản và nâng cao với các loại tài sản vay.

(iii) Các rủi ro vốn tự có.

Có 2 cách tiếp cận để tính các tài sản có rủi ro đối với các rủi ro vốn tự có không được ghi trong sổ sách: Các tiếp cận cơ sở thị trường và cách tiếp cận PD/LGD.

Để có thể tiếp cận các đánh giá IRB, Hiệp ước đã qui định các ngân hàng phải thỏa mãn 12 nội dung cơ bản như sau:

1. Kết cấu của các yêu cầu tối thiểu.

Tại mục 388 qui định: Để hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần

phải trình diễn cho tổ chức giám sát của NH rằng NH đáp ứng đủ các yêu cầu tối thiểu nhất định tại điểm khởi đầu và trên cơ sở liên tục. Nhiều yêu cầu trong các

yêu cầu đó là hình thức của các mục tiêu mà các hệ thống đánh giá rủi ro đủ điều kiện của NH cần phải thực hiện. Trọng tâm là khả năng của ngân hàng để phân hạng thứ bậc và rủi ro chất lượng trong dạng nhất quán, chắc chắn và phù hợp.

Ủy ban công nhận có sự khác biệt trong các thị trường, các phương pháp luận đánh giá, các sản phẩm ngân hàng, và các thực tiễn đòi hỏi ngân hàng.

2. Sự tuân thủ các yêu cầu tối thiểu.

Để là hợp lệ đối với cách tiếp cận IRB, ngân hàng cần phải trình diễn cho tổ chức giám sát của ngân hàng đáp ứng các yêu cầu IRB trong tài liệu này, tại điểm khởi đầu và trên cơ sở liên tục. Các thực hành quản lý rủi ro tín dụng chung của các ngân hàng cũng cần phải nhất quán với các hướng dẫn thực hành tiến hóa chắc chắn do Ủy ban và các tổ chức giám sát quốc gia phát hành.

3. Thiết kế hệ thống tự đánh giá.

Theo mục 394, thuật ngữ hệ thống tự đánh giá bao gồm tất cả các phương pháp, các quá trình và sự thu thập số liệu và các hệ thống tin học hỗ trợ cho đánh giá rủi ro tín dụng, sự đánh giá về việc đánh giá rủi ro nội bộ và sự lượng hóa về sự không trả nợ và các xác lập tổn thất.

Trong phạm vi từng loại tài sản, NH có thể áp dụng phương pháp luận/ hệ thống đánh giá đa năng (Ví dụ NH cải biến hệ thống đánh giá cho các ngành và phân đoạn thị trường).

(i) Kích cỡ đánh giá.

Hệ thống đánh giá rủi ro IRB đủ chuẩn phải có 2 chiều riêng biệt và khác nhau: (i) rủi ro người vay không trả nợ, và (ii) các yếu tố giao dịch cụ thể.

+ Theo mục 397, rủi ro người vay không trả được nợ, các rủi ro tách biệt đối với cùng một người vay cần phải ấn định cho cùng một cấp độ người vay bất chấp bất kỳ những khác biệt trong bản chất của từng giao dịch cụ thể.

+ Theo điều 398, rủi ro yếu tố giao dịch cụ thể cần phản ánh yếu tố đặc biệt như sự thế chấp, tính cao cấp, dạng sản phẩm.

- Tiêu chuẩn đánh giá đối với các rủi ro bán lẻ

Các rủi ro bán lẻ cũng cần định hướng đánh giá theo cả hai rủi ro người vay và rủi ro giao dịch. Các ngân hàng cần phải ấn định từng nhiễm rủi ro thành từng mảng đặc biệt.

Theo mục 402 qui định đối với từng mảng phần, phần rủi ro các ngân hàng cần phải xác lập PD, LGD và EAD. Các mảng, phần đa dạng có thể chia sẻ các xác lập PD, LGD, EAD tương đồng. Tối thiểu các ngân hàng cần phải xem xét các động lực rủi ro dưới đây khi ấn định các rủi ro vào mảng, phần.

+ Các đặc trưng rủi ro người vay (dạng người vay, các đặc trưng nhân chủng học: tuổi, nghề nghiệp,…)

+ Các đặc trưng rủi ro giao dịch (bao gồm các sản phẩm, dạng thế chấp, mùa vụ,…)

+ Các NH cần phải nhận dạng rủi ro, tách riêng nhiễm rủi ro đúng hạn, không đúng hạn.

(ii)Cơ cấu đánh giá.

- Các tiêu chuẩn đối với rủi ro công ty, chính quyền và NH

Theo mục 403, các NH cần phải có sự phân bổ đầy đủ về các nhiễm rủi ro xuyên suốt các cấp độ, không có những sự tập trung hóa các mức trên cả hai phương diện ngân hàng đánh giá người vay và đánh giá qui mô.

Cấp độ người vay theo mục 405 được định nghĩa là sự đánh giá rủi ro người vay theo cơ sở sự sắp đặt xác định và khác nhau về các tiêu chí đánh giá mà từ đó các xác lập về PD được suy ra.

Định nghĩa cấp độ cần phải bao gồm cả hai sự mô tả về cấp độ của rủi ro không trả được nợ đặc trưng cho người vay được ấn định cấp độ và các tiêu chí được sử dụng để phân biệt mức độ đó về rủi ro tín dụng.

Theo mục 406, các NH với các danh mục khoản vay tập trung hóa trong một phân đoạn thị trường và một dãy rủi ro không trả nợ nào đó cần phải có đủ các cấp độ trong phạm vi dãy đó để tránh những sự tập trung hóa thái quá của những người vay trong những cấp độ nào đó.

Mục 407 qui định các NH phải có số lượng đủ các cấp độ năng lực để tránh việc nhóm các năng lực với các LGD giao động rộng vào một cấp độ đơn lẻ.

Mục 408 qui định các NH sử dụng các tiêu chí giám sát xoắn với các loại tài sản SL (cho vay chuyên môn hóa) cần phải có tối thiểu bốn cấp độ người vay trả nợ và một cấp độ cho người vay không trả nợ.

- Các tiêu chuẩn đối với các rủi ro bán lẻ

Mục 409 qui định các NH phải có khả năng cung cấp các giải pháp lượng hóa về các đặc trưng tổn thất (PD, LGD và EAD) đối với các mảng đó … cần phải có sự phân bổ đầy đủ về những người vay và các nhiễm rủi ro xuyên suốt các mảng. Một mảng phần đơn lẻ cần phải không bao gồm sự tập trung hóa thái quá về tổng nhiễm rủi ro bán lẻ của NH.

(iii) Các tiêu chí đánh giá:

- Điều 410 qui định các NH phải có định nghĩa cách đánh giá cụ thể, các quá

trình và các tiêu chí để ấn định các nhiễm rủi ro theo các cấp độ từng phạm vi hệ thống đánh giá. Các định nghĩa đánh giá và tiêu chí đánh giá phải rõ ràng, trực quan, phải chi tiết, rõ ràng để cho phép phía thứ 3 hiểu (như bộ phận kiểm soát nội bộ, bộ phận ngang đồng cấp hoặc tổ chức giám sát).

- Việc đánh giá người vay cần phải thể hiện sự đánh giá của ngân hàng về khả năng và sự mong muốn về người vay phải thực hiện theo hợp đồng cho dù điều kiện kinh tế bất lợi hoặc việc xảy ra các sự cố không kỳ vọng.

(iv) Giới hạn đánh giá ấn định

Mặc dù giới hạn được sử dụng trong sự xác lập PD là 1 năm, các NH được kỳ vọng sử dụng giới hạn thời gian dài hơn trong các ấn định đánh giá.

(v)Sử dụng các mô hình

- Tại điều 417 Hiệp định qui định áp dụng mô hình thống kê và các phương pháp cơ học khác để ấn định các cách đánh giá người vay hoặc năng lực trong các xác lập PD, LGD, EAD. Các mô hình chấm điểm tín dụng và các qui trình đánh giá cơ học khác, nhìn chung chỉ sử dụng tập hợp con về các thông tin thích hợp.

- NH cần phải có một quá trình thích đáng để hiệu chỉnh các đầu vào số liệu vào trong mô hình thống kê không trả nợ hoặc dự báo tổn thất mà bao gồm sự đánh giá về tính chính xác, tính đầy đủ và tính phù hợp của các số liệu, đặc trưng cho sự ấn định đánh giá được phê duyệt.

(vi) Tư liệu về thiết kế hệ thống đánh giá.

- Điều 420, nếu NH dùng các mô hình thống kê trong quá trình đánh giá, NH cần phải văn bản hóa các phương pháp luận của ngân hàng.

Tư liệu đó cần:

+ Cung cấp khắc họa chi tiết về lý thuyết, các giả thuyết hoặc cơ sở toán học và kinh nghiệm của sự ấn định về các xác lập theo các cấp độ, những người có nghĩa vụ đơn lẻ hoặc các nhiễm rủi ro hoặc các mảng, phần và các nguồn số liệu được sử dụng để xác lập mô hình.

+ Xác lập quá trình thống kê nghiêm ngặt đối với việc gia cố mô hình

+ Chỉ ra bất kỳ nguyên nhân nào mà theo đó mô hình không làm việc có hiệu quả.

Từ mục 422 đến mục 437 của Hiệp định đã qui định về hoạt động hệ thống đánh giá gồm mức bao trùm, tính liên hợp, sự ghi đè, duy trì số liệu, kiểm nghiệm sức căng. Có thể sơ lược một số điểm chính như sau:

Đối với các rủi ro cần phải được gắn với đánh giá năng lực như là một phần của quá trình phê duyệt khoản vay.

Từng chủ thể pháp lý riêng biệt mà theo đó ngân hàng bị nhiễm rủi ro cần phải được đánh giá riêng biệt. Ngân hàng cần phải có chính sách được tổ chức giám sát của NH chấp thuận.

Ấn định các đánh giá và kiểm tra đánh giá định kỳ cần phải được hoàn thành hoặc được phê duyệt bởi bên mà không trực tiếp hưởng lợi từ sự mở rộng tín dụng. Các quá trình hoạt động đó cần phải được văn bản hóa trong các qui trình của NH và được kết hợp vào trong các chính sách của NH. Các chính sách tín dụng và qui trình ký duyệt cần phải tái cưỡng chế và nuôi dưỡng sự độc lập của quá trình đánh giá.

Những người vay rủi ro cao hơn hoặc các nhiễm rủi ro có vấn đề cần phải là đối tượng kiểm tra thường xuyên hơn.

Ngân hàng cần phải thu thập và lưu trữ số liệu về những người vay và đặc trưng năng lực chủ chốt để cung cấp sự hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình quản lý và đo lường rủi ro.

5. Điều hành và giám sát hoạt động. (i) Điều hành ngân hàng.

Tất cả các quá trình đánh giá và xác lập cần phải được phê duyệt bởi ban giám đốc ngân hàng hoặc một ủy ban đã thiết kế trong ngân hàng và quản lý cao cấp.

Cấp quản lý cấp cao cũng cần phải có hiểu biết tốt về thiết kế và hoạt động của hệ thống đánh giá. Cấp quản lý và nhân viên trong các chức năng kiểm tra tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Ứng dụng Basel 2 trong xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)