9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN 7
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC 88
3.3.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành hướng dẫn xếp hạng
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới chỉ có thông tư số 02/2013 quy
định về việc phân loại tài sản, trích lập dự phòng đối với TCTD và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, quy định các ngân hàng phải phân loại nợ thành 5 loại. Còn việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng vẫn đang trong quá trình thí
điểm, tìm tòi, cải tiến. Các ngân hàng phải tự xây dựng hệ thống xếp hạng nội bộ, chứ chưa theo một chuẩn mực nào.
Với thực tế quy định như trên, dẫn đến những hạn chếđã phân tích ở chương 2 như:
- Các ngân hàng phải tự thiết kế hệ thống XHTD, khó đồng nhất, cùng một khách hàng nếu ở Ngân hàng này được xếp loại A+ nhưng tại Ngân hàng khác có thể xếp loại B+.
- Mỗi ngân hàng có những ký hiệu xếp hạng khác nhau, dẫn đến không thể sử
dụng được kết quả xếp hạng của ngân hàng khác khi chính khách hàng đó đến vay tại Vietcombank.
Để đảm bảo việc xếp hạng đồng nhất về tiêu chuẩn giữa các ngân hàng, tác giảđề xuất Ngân hàng trung ương nên có hướng dẫn cụ thể hơn về cách thức chung nhất, ký hiệu chung nhất để các NHTM tham khảo và vận dụng.
Mặt khác, các kí hiệu tiêu chuẩn xếp hạng cũng cần phù hợp với các tổ chức xếp hạng bên ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần thống nhất với các bộ phận liên quan (Bộ tài chính, kiểm toán nhà nước) để ban hành tiêu chuẩn, ký hiệu xếp hạng trên cơ sở tham khảo tư vấn của các chuyên gia xếp hạng quốc tế.
3.3.2 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC. dụng của CIC.
CIC là đầu mối cung cấp thông tin tín dụng rất quan trọng cho các NHTM trong việc đánh giá rủi ro khách hàng. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy nguồn thông tin mà CIC cung cấp chỉ mang tính thống kê, hoàn toàn chưa đáp ứng được nhu cầu lớn về thông tin cập nhật và thông tin cảnh báo.
Do đó, trong thời gian tới Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần chỉ đạo CIC phối hợp nhiều hơn với các cơ quan chức năng như: thuế, thống kê, bộ thương mại… để cung cấp cho các NHTM các thông tin mới nhất về tình hình phát triển ngành, cũng như tình hình hoạt động các doanh nghiệp trong ngành, để các NHTM cập nhật kịp thời, nhất là các thông tin mang tính chất dự báo xu hướng phát triển ngành. Để có thông tin đầu vào, trên cơ sở đó các NHTM khai thác hình thức xử phạt kịp thời với các NHTM vi phạm quy định cung cấp thông tin cho CIC.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những quy định bắt buộc các NHTM cung cấp đầy đủ cho CIC các thông tin và số liệu của khách hàng vay vốn tại Ngân hàng mình để trung tâm có thể kịp thời cung cấp những thông tin cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
3.3.3. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao khả năng đánh giá và giám sát hệ thống XHTD của các NHTM sát hệ thống XHTD của các NHTM
Theo hướng dẫn của Basel II, để được xếp hạng tín dụng nội bộ theo phương pháp cơ bản và nâng cao, các NHTM cần trình diễn cho cơ quan giám sát (Ngân hàng trung ương) về các tiêu chuẩn, để cơ quan giám sát NHNN chấp nhận. Để cơ quan giám sát chứng thực cho phép thực hiện phương pháp tiếp cận nội bộ - IRB cho một Ngân hàng, NHNN cũng cần phát triển một lực lượng chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm trong việc đánh giá và giám sát hệ thống XHTD, cũng như việc sử dụng kết quả xếp hạng tín dụng cho các hoạt động quản lý nội bộ của NHTM, để đảm bảo rằng:
- Các điều kiện xếp hạng theo phương pháp IRB của các NHTM được xây dựng dựa trên dữ liệu đầy đủ, đáng tin cậy; không chỉ nhằm mục đích tuân thủ quy định tính toán vốn yêu cầu mà còn phải đảm bảo chất lượng trong mối liên hệ với ứng dụng quản lý rủi ro.
- Mọi sự thay đổi suy giảm độ chính xác, hiệu lực mô hình ước lượng cấu phần
IRB đều được phản ánh bởi các quy trình đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng
trung ương.
- Đảm bảo các ngân hàng không lạm dụng sự linh hoạt của khung IRB để thiết kế hệ thống xếp hạng nhằm khống chế mức vốn theo yêu cầu của cơ quan quản lý giám sát ở mức thấp nhất có thể.
3.3.4. Nhà nước cần tạo môi trường cho phát triển các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng. lĩnh vực xếp hạng tín dụng.
Hiện nay, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng ở Việt Nam là rất ít, mới có 3 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xếp hạng tín dụng là :
CIC, công ty thông tín và xếp hạng DN( C&R), trung tâm đánh giá tín nhiệm Vietnamnet (CRVC), Chính Phủ cần tạo điều kiện về môi trường pháp lý cho các tổ chức hoạt động xếp hạng tín dụng phát triển.
Đây cũng là giải pháp phù hợp với quy định của Basel II, vì Basel II nhấn mạnh vai trò của cơ quan xếp hạng trong phân loại rủi ro tài sản bên ngoài độc lập. Khi các công ty này ra đời thì các NHTM có thêm nguồn thông tin để so sánh, kiểm chứng kết quả xếp hạng nội bộ của mình và điều chỉnh dần phương pháp để kết quả ngày càng sát thực tế hơn.
Mặt khác, để đảm bảo có những tiêu chuẩn xếp hạng và ký hiệu thống nhất cũng cần có những quy định thống nhất từ Chính phủ dưới dạng Nghị định, nhằm thống nhất cách xếp hạng.
3.3.5. Nhà nước sớm ban hành các chỉ tiêu trung bình ngành.
Các chỉ tiêu ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp để biết nó cao hay thấp so với trung bình ngành, nó lành mạnh hay yếu kém.
Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số trung bình ngành, nhất là các chỉ số tài chính.
Để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Thực hiện giải pháp này không những tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc XHTD, mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
3.3.6. Hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Hiện tại, hệ thống tiêu chuẩn kế toán Việt Nam (VAS) vẫn còn những khác biệt so với hệ thống tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS), trong khi các hệ thống xếp
quả XHTD có sự thiếu chính xác nhất định cũng như thiếu đồng bộ so với chuẩn mực quốc tế.
Để chuẩn mực kế toán của Việt Nam phù hợp các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo điều kiện cho các NHTM trong công tác xếp hạng tín dụng, thời gian tới Bộ tài chính cần nghiên cứu chỉnh sửa các quy định kế toán phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
3.3.7. Quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp
Báo cáo tài chính có vai trò quan trọng, hữu ích cho việc xếp hạng, nó cung cấp thông tin hoạt động doanh nghiệp bằng những con số. Thực tế, chất lượng báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại là không cao. Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính là việc cần thiết để kiểm tra và xác nhận về tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp để phục vụ các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của đơn vị.
Vì vậy, để giúp có thông tin chính xác cho việc xếp hạng, Nhà nước cần :
- Ban hành quy định để mọi DN phải áp dụng một cách thống nhất, đồng bộ chế độ kế toán thống kê và thông tin báo cáo, chế độ kế toán phải trung thực đầy đủ.
- Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai kiểm toán của doanh nghiệp.
- Quy định rõ những biện pháp chế tài, biện pháp xử lí nghiêm minh trong các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, sử dụng đồng thời hai loại cân
đối…để nhằm mục đích đưa các doanh nghiệp này vào khuôn khổ hoạt động và
cạnh tranh lành mạnh.
Thực hiện các giải pháp trên, các NHTM mới có được các thông tin trung thực, cần thiết cho việc đánh giá, phòng ngừa rủi ro. Qua đó, nâng cao hiệu quả của công tác phân tích, xếp hạng tín dụng.
Kết luận chương 3
Từ những hạn chế của hệ thống XHTD của Vietcombank được nêu ra ở chương 2, tại chương 3 luận văn đã kiến nghị các giải pháp để hoàn thiện.
Đối với Vietcombank, trước tiên là tác giả đề xuất giải pháp dài hạn liên quan đến mục tiêu lâu dài là phải ứng dụng mô hình lượng hóa rủi ro, nâng cao năng lực dự báo.
Tiếp đến là nhóm giải pháp ngắn hạn được đưa ra để cải tiến chương trình chấm điểm, để từng bước đáp ứng giải pháp dài hạn. Những giải pháp này giúp Vietcombank từng bước hoàn thiện xếp hạng để phù hợp Basel II như: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn xếp hạng, thông tin cho việc xếp hạng, chỉnh sửa phần mềm, phần mềm hóa sổ tay hướng dẫn xếp hạng.
Các kiến nghị đối với Nhà nước bao gồm: Ban hành hướng dẫn xếp hạng, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng của CIC, xây dựng các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành, tạo môi trường phát triển tổ chức xếp hạng, hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam, quy định về chế độ kiểm toán đối với doanh nghiệp.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu hoàn thiện, đảm bảo hệ thống xếp hạng tín dụng hiện hành của Vietcombank từng bước theo thông lệ quốc tế, đề tài “Ứng dụng Basel II trong xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” đã giải quyết được các vấn đề sau:
- Nghiên cứu những nguyên tắc xếp hạng theo Hiệp ước Basel II
- Phân tích đánh giá thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Vietcombank.
- Đánh giá mức độ phù hợp, mức độ thích ứng giữa thực trạng xếp hạng tại
Vietcombank so với các quy định của Basel II.
- Rút ra những hạn chế của hệ thống xếp hạng tín dụng hiện hành tại Vietcombank so với Basel II.
- Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm bảo đảm hệ thống xếp hạng tại Vietcombank từng bước phù hợp Basel II.
- Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan liên quan từng bước tạo môi trường để các giải pháp đề xuất có tính khả thi.
Với những kết quả đạt được ở luận văn, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc đổi mới, hoàn thiện các hoạt động của Vietcombank, giúp ngân hàng ngày càng phát triển bền vững trên thị trường trong nước và quốc tế theo những chuẩn mực hoạt động chung toàn cầu.
Do thời gian và điều kiện nghiên cứu có hạn, chắc rằng khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của người đọc. Xin cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. Altman, 2003, The use of Credit scoring Models and the Importance of a Credit
Culture. New York University
2. Basel Committee on Banking Supervision (2005), Amendment to the Capital
Accor to incorporate market risk.
3. Basel Committee on Banking Supervision (2011) Overview of the New Basel
Cappital Accord, The New Basel Accord: an explanatory note, Principles for the Management and Supervision of Interest Rate Risk, Operation Risk.
4. Dinh Thi Huyen Thanh & Stefanie Kleimeier (2006), Credit Scoring for
Vietnam’s Retail Banking Market.
5. Stefan Hohl, Patrivk McgGuire and Eli Remolona (2006), Cross-border banking
in Asia: Basel 2 and other prudential issues, www.bis.org.
TIẾNG VIỆT
6. Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính các năm 2013 – 2015 của Vietcombank. 7. Báo cáo thường niên của Ngân hàng nhà nước Việt Nam năm 2005.
8. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (2014), Quy định xếp hạng tín dụng cá nhân của Công Ty TNHH Ernst & Young Việt Nam.
9. Doãn Quốc Chinh (2010), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng năm 2010 của
Vietcombank, Luận văn thạc sỹ kinh tế trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh.
10. Dương Thị Hiền (2011), Các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng Hiệp ước
Basel II trong quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận
văn tốt nghiệp trường Đại học Ngoại Thương.
11. Hồ Diệu (2010), Quản trị ngân hàng, NXB Thống Kê, Hà Nội.
12. Hoàng Cường (2012), Xếp hạng tín dụng: Minh bạch hóa thông tin…, truy cập tại <http://thoibaonganhang.vn/xep-hang-tin-dung-minh-bach-hoa-thong-tin- 3194.html (Truy cập ngày 25/7/2016).
13. Khúc Quang Huy (2006), Basel II-sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu
chuẩn vốn, nhà xuất bản văn hóa thông tin, Hà Nội.
14. Lê Thanh Tùng (2014), Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và các ứng dụng
trong quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II, truy cập tại
<http://www.vnba/org/vn/index.
php?option=com_content&view=article&id=17345&catid=45&Itemid=93> (truy cập ngày 2/10/2016)
15. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (2014), Quy định xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2006), Công văn số 7404/CV-QLTD4 ngày 13/09/2006 về việc Thực hiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và phân loại nợ.
17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/1/2013 về việc phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
19. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Văn bản hợp nhất 20/VBHN-NHNN 2014 hợp nhất quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
20. Nguyễn Đại Lai, Bình luận và giới thiệu khái quát 25 nguyên tắc cơ bản của Ủy
ban Basel về thanh tra – giám sát ngân hàng, www.sbv.gov.vn
21. Nguyễn Đại Lai, Những nội dung cơ bản rút ra từ các bài viết trong hội thảo
“Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các NHTM Việt Nam”’
www.sbv.gov.vn
22. Nguyễn Hương Giang (2005), “Một số khó khăn trong việc thực hiện Basel II đối với các nước đang phát triển”, Tạp chí Ngân hàng số 12/2006
23. Nguyễn Quang Luật (2012), Ứng dụng Hiệp ước Basel II trong công tác quản
trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín Chi nhánh Đồng Nai, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Lạc Hồng.
24. Phạm Huy Hùng (2013), “thực trạng xếp hạng tín dụng nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng, số 2-2013.
25. Phương Thảo (2014), Tín hiệu tích cực từ xếp hạng tín dụng, truy cập tại http://thoibaonganhang.vn/tin-hieu-tich-cuc-tu-xep-hang-tin-dung-12245.html (ngày truy cập 18/8/2016).
26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng. 27. Tài liệu nội bộ về hoạt động tín dụng của Vietcombank
28. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của VIB 29. Tạp chí chuyên ngành của Vietcombank 30. Trang rating.com.vn
31. Trang thông tin Ngân hàng Nhà nước Việt Nam www.sbv.gov.vn
32. Trần Đắc Sinh (2002), Định mức tín nhiệm tại Việt Nam, Nhà xuất bản TP.HCM 33. Trầm Thị Xuân Hương (2009), “Ứng dụng xếp hạng tín nhiệm nội bộ theo yêu
cầu Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại VN”, tạp