Ngân hàng Shinhan là ngân hàng Hàn Quốc đầu tiên theo chân các doanh nghiệp xứ kim chi đầu tư vào Việt Nam. Năm 1993, Ngân hàng Shinhan mở Văn phòng Đại diện đầu tiên tại TP. HCM. Đến năm 2009, Ngân hàng Shinhan là một trong năm ngân hàng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được cấp phép thành lập.
Theo thời gian, sau khi đã nắm chắc trong tay mảng khách hàng doanh nghiệp Hàn, Ngân hàng Shinhan tiếp tục đầu tư phát triển mảng khách hàng doanh nghiệp Việt và mảng bán lẻ để mở rộng thị phần và thực hiện cam kết mang đến những dịch vụ tài chính tốt hơn cho người Việt. Với những dịch vụ cao cấp theo chuẩn Hàn Quốc được thiết phù hợp với môi trường, nhu cầu và phương thức kinh doanh đặc thù của thị trường Việt.
Trong khoảng 5 năm trở lại đây, một trong những chiến lược phát triển trọng yếu của Ngân hàng Shinhan là mở rộng phân khúc ngân hàng bán lẻ và tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ tốt hơn nữa cho các khách hàng cá nhân. Đi theo chiến lược này, năm 2017, Ngân hàng Shinhan đã thực hiện thành công thương vụ mua lại mảng bán lẻ của Ngân hàng ANZ tại Việt Nam với kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân khúc kinh doanh thẻ tín dụng, tiền gửi cá nhân và các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác. Đây cũng là một bước đi quan trọng nhằm hướng đến vị thế dẫn đầu khối ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng Shinhan.
Ngân hàng Shinhan luôn đồng nhất hóa dịch vụ khách hàng của mình theo tiêu chuẩn quốc tế, đề cao tính minh bạch và tiện lợi, thủ tục đơn giản và ứng dụng công nghệ hiện đại. Chính điều đó đã tạo nên niềm tin và sự an tâm của khách hàng Việt khi đồng hành cùng Ngân hàng Shinhan.
Ngân hàng Shinhan đã hợp tác với các đơn vị ví điện tử, sàn giao dịch trực tuyến, ứng dụng thanh toán thông minh trên điện thoại, để giúp khách hàng thanh toán hoặc giao dịch trực tuyến tiện lợi, nhanh chóng và hưởng nhiều ưu đãi.
Với thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn dồi dào từ công ty mẹ, ShinhanBank đã xây dựng một hệ thống hiện đại xử lý cho mảng bán lẻ, đảm bảo khả năng bảo mật, an ninh mạng, chống xâm nhập dữ liệu và đánh cắp thông tin.
Ngân hàng Shinhan còn tạo điều kiện cho những ứng viên tiềm năng phát triển các ý tưởng khởi nghiệp về công nghệ tài chính, giúp tiếp cận với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhằm hiện thực hóa ý tưởng vào các dự án kinh doanh.
1.3.6. Bài học kinh nghiệm phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng HDBank nói chung và HDBank Trảng Bom nói riêng
Thông qua việc xem xét cách thức mà những ngân hàng trên hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ tại thị trường Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho HDBank nói chung và HDBank Trảng Bom nói riêng để phát triển ngân hàng bán lẻ nói chung và phát triển tín dụng cá nhân nói riêng như sau:
Căn cứ vào năng lực tài chính của mình, ngân hàng sẽ tự cân đối nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng cá nhân đảm bảo khả năng cạnh tranh về giá (lãi suất + phí). Lãi suất linh hoạt với từng dòng sản phẩm, từng thời gian cụ thể, luôn luôn đảm bảo tính cạnh tranh với thị trường và các loại sản phẩm dịch vụ cho vay khác.
Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chuẩn theo nhu cầu thực tiễn của khách hàng cá nhân như: sản phẩm chuẩn cho vay nông nghiệp, sản phẩm cho vay mua xe ô tô liên kết trực tiếp thanh toán với các đại lý, chuyển sang những phân khúc biên lợi nhuận cao rủi ro thấp, như: cho vay tiêu dùng nông thôn, phát triển mạnh thu hộ tại các cơ quan hành chính từ đó bán chéo sản phẩm cho vay tín chấp lợi nhuận cao, rủi ro ít hơn.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động cho vay cá nhân. Cải tiến quy trình, thủ tục cho vay, rút ngắn thời gian xét duyệt cho vay. Đa dạng hóa các loại sản phẩm tín dụng, dịch vụ ngân hàng, các gói tín dụng hỗ trợ phù hợp với từng phân khúc, đối tượng khách hàng.
Ban lãnh đạo cần xây dựng các chiến lược phát triển mạnh về mảng bán lẻ, và cần tập trung đầu tư hợp lý cho nghiên cứu phát triển thị trường cho vay khách hàng cá nhân, đảm bảo sản phẩm vay đến tới từng cá nhân tại Việt Nam.
Ngân hàng cần định kỳ khảo sát nhu cầu, tâm lý của khách hàng hiện hữu và xây dựng hệ thống dữ liệu nhằm chăm sóc khách hàng, từ đó khai thác khách hàng mới.
Thường xuyên cập nhật những thành tựu kỹ thuật mới nhất, cần thiết ký hợp đồng với các đối tác như: các công ty bảo hiểm, công ty tài chính. Hai bên hỗ trợ lẫn nhau bán chéo sản phẩm tạo lợi ích chung và cùng phát triển mảng cá nhân.
Cam kết vì lợi ích cao nhất của khách hàng, sự thỏa mãn của khách hàng là trên hết. Bên cạnh công tác quảng bá tuyên truyền, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho vay KHCN tới khách hàng để họ hiểu quy trình cũng như những tiện ích do dịch vụ này mang lại, đồng thời thành lập bộ phận riêng chuyên tư vấn, tiếp thị, chăm sóc, giải đáp thắc mắc của khách hàng, đưa ra những lời khuyên hợp lý hoặc giới thiệu khách hàng tới những chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng nếu thực sự cần thiết.
Xây dựng hệ thống giám sát quy trình tín dụng một cách hiệu quả, đảm bảo rủi ro thấp nhất cho ngân hàng.
Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng, tổ chức tập huấn cho các nhân viên mới, cần thiết có thể thuê chuyên gia về các lĩnh vực bán hàng để training cho cán bộ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục khách hàng, kỹ năng sắp xếp công việc. Đồng thời cũng xây dựng một chế độ đãi ngộ tốt, lương thưởng theo năng lực.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Tại Chương 1, trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận cơ bản về phát triển tín dụng của NHTM đối với cá nhân. Vận dụng các nghiên cứu trước về phát triển tín dụng cá nhân, tác giả đã xây dựng các tiêu chí để đánh giá phát triển tín dụng cá nhân và nhân tố tác động đến sự phát triển tín dụng cá nhân của các NHTM.
Những lý luận được đề cập trong Chương 1 đủ nội hàm khoa học hình thành khung lý thuyết định hướng cho quá trình phân tích thực trạng phát triển tín dụng cá nhân trên cơ sở đó tìm ra những hạn chế và nguyên nhân làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao phát triển tín dụng cá nhân tại tại HDBank Trảng Bom.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHI
NHÁNH TRẢNG BOM
2.1. Khái quát về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Chi nhánh Trảng Bom
2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Lịch sử hình thành và phát triển
HDBank thành lập năm 1990, là 1 trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước. Gần 30 năm hoạt động, HDBank hiện nay là ngân hàng thuộc nhóm dẫn đầu Việt Nam và đang vươn ra quốc tế.
Năm 2013 chính thức sáp nhập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Á (DaiABank) vào HDBank. DaiABank khi đó là ngân hàng có bề dày 20 năm hoạt động, vốn điều lệ là 3.100 tỷ đồng. Cũng trong năm 2013 HDBank mua lại 100% vốn của công ty tài chính tiêu dùng SGVF (thuộc tập đoàn tài chính Societe Generale - Cộng hòa Pháp) và ký hợp tác chiến lược với tập đoàn Credit Saison của Nhật Bản tạo nền tảng cho ra đời Công ty tài chính HDSaison.
Ngày 5/1/2018, gần 981 triệu cổ phiếu “HDB” của HDBank đã chính thức lên sàn HOSE và nhanh chóng lọt vào top 20 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất sàn HOSE. Sự kiện này đã mở màn cho các doanh nghiệp vốn hóa lớn gia nhập thị trường chứng khoán, góp phần nâng cao thanh khoản thị trường, mang lại cơ hội cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tính đến 31/12/2018, HDBank có vốn điều lệ: 9.810 tỷ đồng; tổng tài sản đạt 216.108 tỷ đồng; mạng lưới 285 điểm giao dịch ngân hàng và gần 14.000 điểm giao dịch tài chính của HD SAISON, phục vụ hơn 7 triệu khách hàng trong hệ sinh thái đặc quyền từ hàng không, siêu thị, viễn thông, tài chính- ngân hàng, đặc biệt tại khu vực nông thôn. Ngày 18/07/2019, tại Shangri-la (Singapore), HDBank đã vinh dự đạt giải “Ngân hàng bán lẻ nội địa tốt nhất năm 2019” do tổ chức Asian Banking & Finance trao tặng.
Đối với khách hàng: HDBank cam kết mang lại giá trị cao nhất cho khách hàng bằng các giải pháp tài chính trọn gói và sáng tạo, đáp ứng được nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi dựa trên sự thấu hiểu của khách hàng.
Đối với nhân viên: HDBank tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thú vị và có mức đãi ngộ xứng đáng giúp nhân viên có thể học hỏi, sáng tạo và cống hiến để cùng thành đạt về sự nghiệp.
Đối với đối tác: HDBank cam kết tối đa hóa lợi ích cho cổ đông và các đối tác nhờ tăng trưởng mạnh và bền vững đi cùng với hệ thống quản trị doanh nghiệp hiệu quả và quản lý rủi ro chặt chẽ.
2.1.2. Giới thiệu về HDBank Trảng Bom
HDBank Trảng Bom có trụ sở tại địa chỉ: B4-B5, quốc lộ 1A, thị trấn Trảng Bom, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
HDBank Trảng Bom hiện nay đang quản lý 4 PGD gồm: PGD đặc thù Trảng Bom, PGD Vĩnh An, PGD Hố Nai 3 và PGD Đông Hòa.
HDBank Trảng Bom tiền thân là chi nhánh trực thuộc DaiABank (đã sáp nhập vào HDBank năm 2013). Ngân hàng đã có thời gian hoạt động hơn 10 năm tại một tỉnh có nền công nghiệp phát triển mạnh, một địa phương đã và đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, trong quá trình hoạt động HDBank Trảng Bom luôn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong hệ thống về thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng và lợi nhuận. Trong quá trình phát triển của mình, HDBank Trảng Bom được khách hàng luôn tin tưởng và đánh giá cao.
Để có được kết quả đó HDBank Trảng Bom đã xây dựng một môi trường làm việc năng động, thân thiện, hiệu quả, giàu tình thân ái. Tất cả các CBNV đều được phát huy cao nhất khả năng của mình, được hưởng thu nhập tốt và thỏa đáng với công sức và tâm huyết, được đảm bảo chế độ đãi ngộ, cơ hội phát triển công bằng.
Ban lãnh đạo HDBank Trảng Bom luôn xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh nhạy bén đáp ứng nhu cầu phát triển và thay đổi liên tục của thị trường thông qua các khóa đào tạo nội bộ về kỹ năng mềm và kỹ năng cứng.
Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức HDBank Trảng Bom
(Nguồn: Hồ sơ thành lập HDBank Trảng Bom)
2.1.3. Các nhiệm vụ chủ yếu của Phòng tín dụng cá nhân HDBank Trảng Bom
Phòng tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng nội tệ và ngoại tệ. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay khách hàng cá nhân, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với quy định của NHNN và quy chế của HDBank, quản lý toàn bộ dữ liệu khách hàng cá nhân của chi nhánh và các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao phó.
Phòng có một số nhiệm vụ chính sau:
- Xây dựng dữ liệu duy trì khách hàng cá nhân cũ và tăng khách hàng mới, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng theo danh mục sản phẩm như huy động, cho vay, thanh toán, thẻ.
- Phối hợp với các bộ phận nghiệp vụ khác để hoàn thiện hồ sơ nhằm cung ứng sản phẩm một cách nhanh nhất cho khách hàng cá nhân.
- Chăm sóc khách hàng, thực hiện công tác tiếp thị, phát triển thị phần khách hàng cá nhân theo sự phân công của Giám đốc
- Chịu trách nhiệm xử lý các khoản vay quá hạn và tìm phương án xử lý nợ quá hạn.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh do khai thác khách hàng cá nhân mang lại.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Kể từ khi thành lập đến nay HDBank mới thực sự phát triển mạnh trong những năm trở lại đây, bước ngoặt từ lúc sáp nhập DaiABank năm 2013 và mua lại 100% vốn của công ty tài chính tiêu dùng SGVF (thuộc tập đoàn tài chính Societe Generale - Cộng hòa Pháp). HDBank tiếp tục có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn ngành khi triển khai sứ mệnh đổi mới, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ cho hàng triệu khách hàng sử dụng hệ sinh thái đặc quyền gồm Tài chính - Tiêu dùng - Hàng không -Phân phối Bán lẻ riêng có của ngân hàng.
HDBank Trảng Bom luôn nằm trong top 3 chi nhánh có hiệu quả kinh doanh tốt nhất, để đạt được kết quả này ban lãnh đạo và các nhân viên luôn đặt mục tiêu và cam kết mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng và hệ sinh thái của khách hàng.
Một số chỉ tiêu kinh doanh đạt được như sau:
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Trảng Bom
Đvt: tỷ đồng STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng/giảm 2017 so với 2016 Tăng/giảm 2018 so với 2017 1 Thu nhập 120.26 150.48 197.46 25,13% 31,21% 2 Chi phí 82.03 104.02 138.46 26,80% 33,11% 3 Lợi nhuận 38.23 46.46 58.99 21,55% 26,97% 4 ROA 0.87% 0.92% 0.99% 5,75% 7,61%
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Trảng Bom từ năm 2016 đến năm 2018)
Bảng 2.2 cho thấy, tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) của chi nhánh tăng trưởng qua các năm, đến cuối năm 2018 thì ROA đạt 1%, từ đó cho thấy HDBank Trảng Bom ngày càng sử dụng vốn sinh ra lợi nhuận hiệu quả hơn.
Lợi nhuận kinh doanh của chi nhánh qua các năm luôn đạt kết quả tốt, tốc độ tăng trưởng tăng rất cao so với các chi nhánh khác trong nội bộ HDBank (năm 2017 lợi nhuận tăng 25,13% so với năm 2016, năm 2018 lợi nhuận tăng 31,21% so với năm 2017). Một số nguyên nhân: HDBank Trảng Bom có địa bàn hoạt động tại doanh nghiệp có số lượng công nhân rất lớn như: Bệnh viện Shing Mark, công ty Pousung, công ty Việt Vinh. Từ các doanh nghiệp này HDBank Trảng Bom đã khai thác tối đa bán các sản phẩm: cho vay tiêu dùng, thu lợi nhận từ dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, thu hộ, thanh toán trực tuyến, ví điện tử. Ngoài ra lợi nhuận rất lớn còn đến từ cho vay có tài sản đảm bảo: cho vay nông nghiệp, hộ gia đình kinh doanh, vì hầu hết dư nợ cho vay cá nhân đến từ đó.
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nguồn thu của của HDBank Trảng Bom
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của HDBank Trảng Bom từ năm 2016 đến năm 2018)
Qua biểu đồ 2.1 cho chúng ta thấy thu nhập mang lại cho HDBank Trảng Bom qua các năm chủ yếu đến từ cho vay. Tuy nhiên theo định hướng của ban lãnh đạo HDBank thì thu dịch vụ chiếm tỷ trọng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ thu dịch vụ vẫn thấp ở ngưỡng dưới 30%. Thu nhập từ cho vay chiếm tỷ trọng lớn còn phụ thuộc vào chênh lệch giữa chi phí đầu vào (lãi suất huy động vốn) và lãi suất cho vay. Trong thời gian tới, để giữ vững mức tăng trưởng bền vững, HDBank
Trảng Bom phải sử dụng hiệu quả các nguồn đầu vào, giảm thiểu chi phí một cách hợp lý, đa dạng hóa sản phẩm nhằm tăng thu dịch vụ, quản lý tốt nợ cho vay tránh để xảy ra nợ xấu, vì theo quy định của NHNN thì khi nợ xấu xảy ra sẽ phải trích dự