Chính sách nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh trảng bom (Trang 83)

Ban giám đốc của Chi nhánh cần xây dựng kế hoạch nguồn nhân lực cụ thể, triển khai đồng bộ từ Chi nhánh xuống các PGD, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ cơ sở nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho vay KHCN. Cử các cán bộ lãnh đạo Phòng TDCN đi tập huấn để nâng cao năng lực điều hành, học hỏi kinh nghiệm từ các cán bộ khác.

Tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ tín dụng, tuyên truyền pháp luật trong hoạt động ngân hàng đến toàn thể cán bộ làm công tác tín dụng kể cả cán bộ làm làm quản lý. Đảm bảo cán bộ vừa thành thạo nghiệp vụ chuyên môn vừa am hiểu các quy định của pháp luật, để vận dụng tốt vào trong công việc.

HDBank Trảng Bom cần coi trọng hơn nữa công tác tuyển dụng, nâng cao chất lượng đầu vào, áp dụng chính sách tuyển dụng công khai tuyển dụng từ trong các trường học để chọn được cán bộ tín dụng có phẩm chất đạo đức tốt có trình độ chuyên môn cao, sức khoẻ và nhiệt tình làm việc.

Đề ra các chính sách thưởng, phạt một cách hợp lý để kích thích tinh thần làm việc của cán bộ thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng đảm bảo nguyên tắc gắn lợi ích với trách nhiệm, hiệu quả hoàn thành công việc được giao. Bên cạnh đó cần có cơ chế đề bạt, quy hoạch đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có đầy đủ năng lực phẩm chất lãnh đạo, tránh tình trạng “chảy máu chất xám” do cơ chế đề bạt không công bằng.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hơn, môi trường làm việc tốt thì cán bộ lao động mới hăng say, nhiệt tình cống hiến, tận tâm trong công việc. Tạo dựng mối quan hệ tốt giữa lãnh đạo và nhân viên, xây dựng sự thân tình, hợp tác, giúp đỡ nhau giữa các đồng nghiệp. Tránh sự chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, tạo khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên.

Chi nhánh cần tiến hành khảo sát định kỳ sự hài lòng và gắn kết nhân viên trên cơ sở các yếu tố: Áp lực công việc, phong trào thể thao, lương thưởng, cân bằng công việc/cuộc sống, cán bộ quản lý trực tiếp.

Chi nhánh khi xây dựng chính sách nguồn nhân lực cần phải công khai, minh bạch, để nhân viên có mục tiêu và ý chí khi làm việc. Bên cạnh đó định kỳ cần tổ chức cho cán bộ nhân viên các kỳ thi nghiệp vụ nhằm bồi dưỡng kiến thức và đánh giá lấy kết quả để xếp hạng cuối năm.

3.2.8.3. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ

Đây là việc làm hết sức cần thiết không những giúp nhân viên làm việc hiệu quả, cống hiến hết mình mà còn gây ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng khi đến giao dịch tại ngân hàng.

Đối tượng khách hàng cá nhân là những khoản vay với số lượng nhiều nhưng quy mô nhỏ nên việc áp dụng công nghệ hiện đại sẽ tăng năng suất lao động , có thể giải quyết nhiều việc trong một ngày, tăng hiệu quả trong công việc.

Chi nhánh cần đề xuất HDBank Hội Sở nhằm hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi thế hệ mới, đầu tư các công nghệ nền tảng theo cách mạng công nghiệp 4.0 đáp ứng xu thế phát triển ngân hàng số.

3.2.8.4. Quản trị rủi ro tín dụng

Triển khai hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mới cùng chương trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, giúp đáp ứng tốt hơn đối với các yêu cầu về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng được quy định theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN của NHNN, đồng thời, tạo bước quan trọng trong việc thu thập các dữ liệu cần thiết để tiến tới xây dựng mô hình định lượng RRTD theo tiêu chuẩn quốc tế (Basel II).

Chi nhánh cần triển khai kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, nhằm kiểm soát được các khoản vay có nguy cơ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý phù hợp.

Mở rộng tín dụng cần phải đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, việc kiểm soát chất lượng khoản vay tại Chi nhánh có thể tiến hành bằng nhiều hình thức như: phân quyền duyệt của GĐ PGD, báo cáo nợ xấu định kỳ hàng tuần, hạn chế cho vay các sản phẩm có rủi ro cao như : cho vay mua bất động sản.

Tăng cường các biện pháp xử lý thu hồi nợ: đối với các khoản vay nợ quá hạn mang yếu tố khách quan như: thiên tai, dịch bệnh. Chi nhánh cần phải động viên khách hàng tìm các nguồn khác để trả nợ, trường hợp cần thiết có thể gia hạn hoặc cơ cấu nợ, đối với các khoản vay nợ quá hạn mang yếu tố chủ quan như: cố tình không trả nợ, sử dụng vốn không đúng mục đích, thì Chi nhánh cần phối hợp với chính quyền địa phương xử lý TSĐB (nếu có) để thu hồi nợ.

3.3. Kiến nghị với HDBank

Là một chi nhánh ngân hàng của HDBank, thì hoạt động của HDBank Trảng Bom có liên quan trực tiếp tới hệ thống này. Để phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom, tác giả đưa ra một số kiến nghị đối với HDBank như sau:

- Mạnh dạn phân quyền đối với Chi nhánh đặc biệt là: quyền xét duyệt khoản vay TDCN, địa bàn hoạt động, miễn giảm phí trả nợ trước hạn, chính sách marketing, tuyển dụng đối với cán bộ có kinh nghiệm.

- Xây dựng mức lương cạnh tranh so với các NHTM khác. Việc nâng lương đươc thực hiện dựa trên mức độ đánh giá hoàn thành công việc của người lao động. Đối với các cán bộ có thành tích đặc biệt xuất săc, có sáng kiến và đưa vào áp dung

mang lại hiệu quả cao, Ban lãnh đạo HDBank cần phải khen thưởng như: nâng bậc ,lương vị trí công việc trước hạn.

- HDBank cần hỗ trợ chi nhánh trong công tác đào tạo trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thông qua các khóa đào tạo ngắn ngày, dài ngày, cử cán bộ giỏi đi học tập nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn.

- HDBank xem xét, sửa đổi, bổ sung quy trình, quy chế nội bộ; kiện toàn các quy trình, quy chế hiện có như: Quy định cho vay đối với khách hàng; Quy định về thẩm quyền phê duyệt tín dụng; Chính sách bảo đảm tín dụng; Quy trình tín dụng dành cho khách hàng cá nhân.

- Triển khai hướng dẫn cụ thể, kịp thời các văn bản, quyết định của NHNN và của HDBank.

- Khối CNTT cần tham mưu lãnh đạo cải thiện, nâng cấp hệ thống để phục vụ hoạt động tín dụng một cách hiệu quả hơn, đáp ứng nền công nghệ hiện đại 4.0 hiện nay.

- HDBank cần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên trong và bên ngoài, mở rộng hoạt động kinh doanh trên thị trường, từng bước tiến gần đến các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động.

- Thường xuyên có các buổi đối thoại giữa Hội sở và các Chi nhánh, nhằm tháo gỡ những khó khăn, ngoài ra còn để giao lưu học hỏi thêm kinh nghiệm.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, nhằm chấn chỉnh những sai sót, lành mạnh hóa hoạt động của toàn HDBank, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng.

- Tiếp tục triển khai áp dụng tiêu chuẩn Basel II trên toàn hệ thống theo quy định tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN về việc áp dụng tiêu chuẩn Basel II đối với toàn ngành từ 1-1-2020.

- Hiện tại Chính phủ đang thắt chặt điều kiện thành lập các TCTD cũng như mạng lưới PGD tại địa phương, Chi nhánh hiện nay cũng đang khó khăn trong khâu

phát triển mạng lưới, HDBank cần gia tăng mối quan hệ với các cấp có thẩm quyền, nghiên cứu và hướng dẫn Chi nhánh về thủ tục, cơ sở vật chất để thực hiện tốt công tác phát triển mạng lưới.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng tại Chương 2. Sau khi phân tích các thuận lợi và khó khăn khi phát triển TDCN tại HDBank Trảng Bom tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm phát triển TDCN tại HDBank Trảng Bom. Cụ thể là: Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với KHCN, Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay khách hàng cá nhân, Giải pháp về lãi suất, Giải pháp về phí dịch vụ và chính sách linh hoạt trong phương thức trả nợ, Giải pháp về hình thức chiêu thị, Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, Chính sách nguồn nhân lực, Đầu tư trang thiết bị - công nghệ, Quản trị rủi ro tín dụng.

Đồng thời tác giả đề xuất các kiến nghị với HDBank và NHNN để hỗ trợ HDBank Trảng Bom thực hiện tốt các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân. Trong thời gian tới thì các giải pháp và các kiến nghị nêu trên cần được đề xuất, nghiên cứu triển khai áp dụng thực tế.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của các NHTM hiện nay vai trò của hoạt động TDCN ngày càng được thể hiện rõ nét, hoạt động TDCN với ưu điểm là phân tán rủi ro, góp phần quan trọng trong việc mở rộng thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định hoạt động cho ngân hàng. Trải qua quá trình hình thành và phát triển đến nay, HDBank đã khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng.

Với mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm phát triển tín dụng cá nhân tại HDBank Trảng Bom, luận văn đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Một là luận văn đã trình bày được tổng quan cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân và phát triển TDCN. Trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm, vai trò của TDCN đối với các chủ thể trong nền kinh tế, các sản phẩm tín dụng cá nhân, các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển KHCN, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDCN và một số bài học kinh nghiệm phát triển TDCN từ các NHTM trong và ngoài nước. Hai là luận văn đã giới thiệu chung về HDBank những kết quả hoạt động kinh doanh, phân tích thực trạng phát triển TDCN tại HDBank Trảng Bom giai đoạn 2016-2018 với các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng để phản ánh đúng thực trạng như: dư nợ tín dụng cá nhân, cơ cấu dư nợ TDCN, số lượng KHCN, tỷ lệ nợ quá hạn, mức độ phát triển thông qua khảo sát KHCN thực tế, quy trình cho vay… tác giả cũng nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế, khó khăn của hoạt động phát triển TDCN tại Chi nhánh như: khả năng cạnh tranh so với các NHTM khác, quy trình tín dụng, lãi suất cho vay, lợi ích tài chính, công nghệ… và nguyên nhân của những hạn chế đó.

Ba là trên cơ sở phân tích thực trạng và định hướng phát triển TDCN tại Chi nhánh, tác giả đã đề xuất các biện pháp nhằm phát triển TDCN tại HDBank Trảng Bom. Cụ thể là: Phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng đối với KHCN, Hoàn thiện quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân, Nâng cao chất lượng công tác thẩm định cho vay khách hàng cá nhân, Giải pháp về lãi suất, Giải pháp về phí dịch vụ và

chính sách linh hoạt trong phương thức trả nợ, Giải pháp về hình thức chiêu thị, Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng, Chính sách nguồn nhân lực, Đầu tư trang thiết bị - công nghệ, Quản trị rủi ro tín dụng.

Đồng thời tác giả đề xuất các kiến nghị với NHNN và HDBank để hỗ trợ HDBank Trảng Bom thực hiện tốt các giải pháp phát triển tín dụng cá nhân.

Để phát huy tác dụng của những giải pháp đã nêu trên góp phần phát triển tín dụng KHCN tại HDBank Trảng Bom, Chi nhánh cần phải áp dụng một cách triệt để, đồng bộ nhằm thực hiện được định hướng phát triển của Chi nhánh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định vị thế của mình trong thời kỳ hội nhập.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung đặc biệt quan tâm của HDBank Trảng Bom trong thời buổi cạnh tranh gay gắt hiện nay. Với trình độ nhận thức cá nhân còn hạn chế, mong rằng đề tài này phần nào đóng góp được ít nhiều cho hoạt động phát triển TDCN tại Chi nhánh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bùi Diệu Anh (2014), Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông.

2. Đỗ Thị Bình (2013), Phát triển dịch vụ bán lẻ tại Vietinbank TP.Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM.

3. Hồ Diệu, Bùi Diệu Anh và Lê Thị Hiệp Thương (2011), Nghiệp vụ Tín dụng Ngân hàng, NXB Phương Đông.

4. Nguyễn Văn Tiến (2013), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê.

5. Nguyễn Văn Tiến (2012), Quản trị Ngân hàng Thương Mại, NXB Thống kê.

6. Nguyễn Thị Ngọc Tú (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng ACB. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân.

7. Nguyễn Ngọc Lê Ca (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM.

8. Nguyễn Thị Ngọc Tú (2011), Giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng ACB. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013), Phát triển tín dụng cá nhân tại Vietcombank Nha Trang, Luận văn thạc sĩ kinh tế. Đại học Nha Trang.

10. Triều Mạnh Đức (2012), Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ tại Agribank Chi nhánh 6, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM.

11. Vương Hồng Hà (2013), Giải pháp phát triển hoạt động tín dụng cá nhân tại BIDV Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường đại học kinh tế TP.HCM.

12. HDBank Trảng Bom, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2016 – 2018 báo cáo về Hội sở(lưu hành nội bộ)

13. HDBank Trảng Bom, Định hướng kinh doanh 2018-2021 báo cáo về Hội sở (lưu hành nội bộ)

14. Quy trình cấp tín dụng khách hàng cá nhân số 325E/2019/QT-TG của HDBank (Lưu hành nội bộ)

15. Báo cáo kết quả kinh doanh ngành ngân hàng năm 2018 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

16. Nguyễn Thị Kim Oanh – Đỗ Thị Thanh Vinh 2014, “Phát triển tín dụng cá nhân tại Vietcombank Nha Trang”. Tạp chí khoa học số 2/2014

17. Biểu phí HDBank

18. Một số website: https://www.hdbank.com.vn/ , http://vnr500.com.vn,

http://thoibaonganhang.vn, http://tapchitaichinh.vn/, https://bnews.vn,

https://www.economist.com, https://www.sbv.gov.vn, https://www.phs.vn,

https://thebank.vn, http://tapchicnnh.buh.edu.vn

Tiếng Anh

1. Terrence Levesque, Gordon H.G. McDougall (1996) “Determinants of customer satisfaction in retail banking”

2. Hoang Thi Thanh Thanh (2012) “Determinants of customer satisfaction in the personal loan service”

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng tín dụng cá nhân tại Ngân hàng HDBank Trảng Bom

Kính chào các Anh/Chị, tôi tên Phạm Bằng Nguyên hiện là học viên của Trường Đại học Ngân Hàng Tp.HCM. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài:“Phát Triển Tín Dụng Cá Nhân Tại Ngân Hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chi Minh - Chi Nhánh Trảng Bom”

Rất mong nhận được sự hỗ trợ của các Anh/Chị bằng việc trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát sau đây. Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát này không phục vụ mục đích kinh doanh mà chỉ dùng cho việc nghiên cứu kiểm định những lý thuyết của tôi trong chủ đề này.

PHẦN 1. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG

Anh/chị đã và đang sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân tại các HDBank Trảng Bom từ năm 2016 cho đến nay?

1. Có

2. Không (Ngưng khảo sát)

Giới tính 1. Nam 2. Nữ:  Độ tuổi 1. Từ 20 - 30 tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh trảng bom (Trang 83)