1.2. Phát triển tín dụng cá nhân tại Ngân hàng thương mại
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển tín dụng cá nhân
1.2.2.1. Chỉ tiêu về số lượng
Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân:
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của tín dụng cá nhân qua từng giai đoạn. Dư nợ tín dụng cá nhân càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng càng phát triển về lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ tín dụng cá nhân thơng qua tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân được tính theo cơng thức sau: % 100 ) ( ) ( ) 1 ( t D t D t D
Trong đó: - D(t+1) là dư nợ khách hàng cá nhân năm t+1 - D(t) là dư nợ khách hàng cá nhân năm t
Tỷ trọng dư nợ khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ khách hàng cá nhân trên tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ trọng này càng cao có nghĩa là dư nợ tín dụng cá nhân của ngân hàng đó càng cao , đáp ứng được yêu cầu phát triển về lượng của hoạt động tín dụng cá nhân. Tỷ trọng dư nợ cá nhân cao cũng giảm thiểu và dàn trải rủi ro trong tín dụng cho ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:
% 100
D Dcn
Trong đó: - Dcn là dư nợ khách hàng cá nhân - D là tổng dư nợ
Thị phần tín dụng cá nhân
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đối với tín dụng cá nhân hết sức quyết liệt. Một ngân hàng có thị phần lớn chứng tỏ ngân hàng đó được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm và đáp ứng được
nhu cầu của họ. Thị phần tín dụng cá nhân của một ngân hàng được xác định như sau: % 100 Dcnth Dcn
Trong đó: - Dcn là dư nợ khách hàng cá nhân
- Dcnth là tổng dư nợ khách hàng cá nhân toàn hàng
Cơ cấu dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Chỉ tiêu này phản ánh kết cấu dư nợ TDCN theo từng mục đích sử dụng vốn như: vay tiêu dùng, vay mua bất động sản, vay sản xuất kinh doanh. Từ đó, ngân hàng sẽ thấy được phần lớn mục đích vay vốn của khách hàng là gì, cần làm gì để cân đối và phát triển cho vay theo mục đích phù hợp với đặc trưng của ngân hàng.
1.2.2.2. Chỉ tiêu về chất lượng
Tỷ lệ nợ xấu
Theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2017 của thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
Từ cơ sở trên có thể hiểu nợ q hạn là những khoản tín dụng khơng hồn trả đúng hạn, không được phép và không đủ điều kiện để được cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ quá hạn được phân chia thành 05 nhóm
- Nợ nhóm 1: quá hạn dưới 10 ngày – Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ nhóm 2: quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày – Nợ cần chú ý - Nợ nhóm 3: quá hạn từ 91 đến 180 ngày – Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nhóm 4: quá hạn từ 181 đến 360 ngày – Nợ nghi ngờ - Nợ nhóm 5: quá hạn trên 360 ngày – Nợ có khả năng mất vốn
Cũng theo quyết định trên “Nợ xấu” là nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 Ngồi ra theo quy định tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư 09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014, kể từ 01/01/2015 các tổ chức tín
dụng (TCTD) phải thực hiện tham chiếu kết quả phân loại nợ đối với từng khách hàng từ Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) để phân loại lại nhóm nợ của khách hàng theo nhóm nợ cao nhất nếu khách hàng đó đang vay ở nhiều TCTD (Nợ kéo theo).
Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh dẫn đến “nợ xấu” vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh tốn của NHTM. Vì vậy các ngân hàng thường chấp nhận tỷ lệ nợ xấu nhất định được gọi là giới hạn an toàn. Theo quy định của NHNN tỷ lệ an toàn nằm ở mức dưới 3%.
Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu và tổng dư nợ của NHTM tại một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm. Đây là chỉ tiêu phản ánh một cách cụ thể về chất lượng tín dụng cá nhân của một ngân hàng. Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ nợ xấu (%) = ×100%
Dcn Dqhcn
Trong đó: - Dqhcn là dư nợ khách hàng cá nhân quá hạn nhóm 3,4,5 - Dcn là tổng dư nợ khách hàng cá nhân
Tỷ trọng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân/tổng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng
Mục tiêu hoạt động của các NHTM là lợi nhuận và lợi nhuận của các NHTM chủ yếu là từ hoạt động tín dụng, do đó lợi nhuận càng cao càng chứng tỏ hoạt động tín dụng cá nhân đã đem lại kết quả tốt. Tuy nhiên lợi nhuận cao đồng nghĩa với rủi ro cao, vì vậy các NHTM cần thận trọng khi cho vay.
Chỉ tiêu này được tính theo cơng thức sau:
% 100 ×
L Lcn
Trong đó: - Lcn là lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân - L là tổng lợi nhuận
Mức độ hài lòng của khách hàng
cung ứng rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm trong việc làm thế nào để tìm ra các biện pháp thích hợp nhằm thu hút càng đơng khách hàng càng tốt. Để đo lường chỉ tiêu này các ngân hàng thường dùng các bảng khảo sát, bảng đánh giá khách hàng định kỳ, ngoài ra các nhà quản trị ngân hàng còn phỏng vấn trực tiếp khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm.
Tính đa dạng của sản phẩm tín dụng cá nhân
Cũng giống như đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu rủi ro và do đó
chất lượng dịch vụ tín dụng cá nhân sẽ được đảm bảo. Chỉ tiêu này cho thấy cơ cấu sản phẩm của ngân hàng có tương quan so với các nguồn lực hiện có của ngân hàng hay khơng. Tùy theo mục tiêu phát triển tín dụng cá nhân trong từng thời kỳ mà các ngân hàng có chiến lược thay đổi cơ cấu sản phẩm tín dụng phù hợp. Ngồi ra theo xu hướng hiện nay các NHTM ngoài các sản phẩm lõi còn cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm nhằm phục vụ đầy đủ các nhu cầu của khách hàng như: bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm khoản vay. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể mà phải đánh giá nó thơng qua so sánh với các sản phẩm của ngân hàng khác.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển tín dụng cá nhân
Trong q trình phát triển tín dụng cá nhân có rất nhiều những tác động gây rủi ro dẫn đến việc ngân hàng không thu hồi được vốn và giảm khả năng thanh khoản. Để đánh giá sự phát triển TDCN của NHTM đòi hỏi phải hiểu rõ về các nhân tố gây ảnh hưởng tới nó. Việc nghiên cứu các nhân tố này sẽ là cơ sở để đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tín dụng cá nhân.
Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng
- Định hướng phát triển của ngân hàng: Đây là nhân tố tiên quyết để phát triển tín dụng cá nhân. Nếu trong kế hoạch của mình ngân hàng khơng quan tâm đến lĩnh vực này thì các khách hàng cá nhân khi có nhu cầu vay vốn cũng sẽ khơng có nhiều lựa chọn có thể thỏa mãn nhu cầu. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn phát triển tín dụng cá nhân thì họ sẽ đưa ra những chiến lược cụ thể để thu hút khách hàng có
nhu cầu đến với mình. Khi cung – cầu có điều kiện thuận lợi gặp nhau, cũng có nghĩa là NHTM sẽ có nhiều cơ hội để phát triển tín dụng cá nhân.
- Năng lực tài chính của ngân hàng: Là một trong những yếu tố then chốt để các nhà quản trị ngân hàng xem xét đầu tư vào các sản phẩm tín dụng cá nhân phù hợp với ngân hàng. Năng lực tài chính được xác định dựa trên một số yếu tố như vốn chủ sở hữu, ROA, ROE… Một ngân hàng có năng lực tài chính tốt có thể đa dạng hóa sản phẩm tín dụng cá nhân, đáp ứng tốt các nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng giảm thiểu rủi ro về tài chính.
- Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng: Với tư cách là người chịu trách nhiệm đầu tiên và cao nhất về kết quả hoạt động của ngân hàng. Năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong kinh doanh của ngân hàng. Vai trò của quản trị, điều hành của lãnh đạo ngân hàng rất quan trọng vì quản trị tốt, ngân hàng có thể minh bạch hơn, giá trị cao hơn và xây dựng được hệ thống quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn. Qua đó, nâng cao phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng và ngược lại.
- Chính sách tín dụng đối với khách hàng cá nhân: Chính sách tín dụng của các NHTM được đưa ra nhằm bảo đảm rằng mỗi quyết định tín dụng đều khách quan, tuân thủ quy định của NHNN và phù hợp với thông lệ quốc tế, không một tổ chức, cá nhân nào được can thiệp trái pháp luật vào quá trình cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng. Chính sách tín dụng xác định những giới hạn cho các hoạt động tín dụng, giúp các ngân hàng hạn chế các tổn thất và giám sát hoạt động của các ngân hàng một cách hiệu quả nhất.
- Quy trình tín dụng: Nói một cách ngắn gọn quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. Nếu nó được tổ chức khoa học, hợp lý sẽ cho phép bảo đảm thực hiện các khoản vay có chất lượng. Quy trình tín dụng hiện nay được các ngân hàng hướng đến: thủ tục đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện, kỳ hạn và phương thức thanh toán
phù hợp với chu kỳ kinh doanh và chu kỳ thu nhập của khách hàng. Từ đó, nâng cao chất lượng các khoản vay, tránh các rủi ro mất vốn.
- Chất lượng nguồn nhân lực: Khách hàng cá nhân rất khó nắm bắt đòi hỏi ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi, được đào tạo bài bản, am hiểu và có kiến thức vững chắc về lĩnh vực ngân hàng, nắm vững những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng. Trong bố trí từng bộ phận, người cán bộ tín dụng cần phải được sàng lọc kỹ càng và phải có kế hoạch thường xuyên bồi dưỡng những kiến thức cần thiết để bắt kịp với nhịp độ phát triển và biến đổi của nền kinh tế thị trường. Ngồi ra, họ cịn phải có đạo đức nghề nghiệp để khơng vì lợi ích cá nhân mà lợi dụng sự lỏng lẻo trong khâu thẩm định gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng.
- Trình độ khoa học cơng nghệ: Khách hàng cá nhân rất lớn và nhiều thành phần đòi hỏi ngân hàng phải được trang bị các cơng nghệ hiện đại mới có thể lưu trữ thơng tin và phục vụ khách hàng được một cách tốt nhất. Một ngân hàng có hệ thống khoa học cơng nghệ hiện đại có thể quản lý cách dữ liệu một cách dễ dàng hơn, thông tin và các khoản vay của khách hàng cá nhân được quản lý một cách chặt chẽ. Từ đó giúp ngân hàng tiết kiệm được chi phí quản lý, đáp ứng được nhu cầu ngày càng gia tăng của khách hàng cá nhân.
- Hệ thống kiểm soát nội bộ: Hoạt động tín dụng cá nhân chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy hoạt động kiểm sốt nội bộ (KSNB) tốt có thể trợ giúp cho các nhà quản lý ngân hàng trong việc ngăn chặn gian lận và sai sót của cán bộ tín dụng, mặt khác KSNB tốt cịn đảm bảo cho ngân hàng ln tn thủ đúng pháp luật, quy định của nhà nước .
Nhóm nhân tố từ phía khách hàng
- Thói quen, tâm lý của khách hàng: Đối với ngân hàng thì thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng rất quan trọng, khi tạo cho khách hàng được thói quen sử dụng sản phẩm của ngân hàng, họ sẽ tự tìm đến ngân hàng và khi thỏa mãn nhu cầu thì từ những khách hàng hiện hữu sẽ giới thiệu thêm các khách hàng mới cho ngân hàng.
Đặc biệt khách hàng cá nhân hiện nay có thói quen vay vốn tại ngân hàng có lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản. Đòi hỏi ngân hàng phải có những chính sách lãi suất cạnh tranh, sản phẩm cá nhân đa dạng trong từng thời kỳ.
Tâm lý khách hàng rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của ngân hàng, trong lịch sử đã chứng minh hiệu ứng domino gây ra từ tâm lý khách hàng cá nhân và hậu quả gây ra là vơ cùng to lớn.
- Uy tín trả nợ: Các ngân hàng có thể tra cứu CIC để tham khảo uy tín trả nợ của khách hàng tại các TCTD khác (nếu có vay vốn) nhưng trong thực tế cho thấy uy tín trả nợ của khách hàng là một nhân tố rất khó đo lường. Nếu một khách hàng có uy tín trả nợ tốt đến khi thanh lý hợp đồng vay thì ngân hàng cho vay khoản vay đó có chất lượng và ngược lại. Uy tín của khách hàng có thể thay đổi trong thời gian vay vốn do các biến cố như: giảm sút nguồn thu nhập, dịch bệnh… Nếu một ngân hàng có đa số khách hàng uy tín trả nợ tốt thì ngân hàng đó sẽ ít rủi ro tín dụng và tốn ít chi phí xử lý nợ xấu.
Uy tín của khách hàng được đo lường qua thời gian càng dài càng chính xác. Do đó, ngân hàng cần phân tích các số liệu và tình hình trong suốt q trình vay vốn của khách hàng với những thời gian khác nhau mới có kết luận chính xác.
- Mục đích và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng: Chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào sử dụng vốn đúng mục đích của khách hàng. Đây chính là tiền đề tạo ra khả năng kinh doanh có hiệu quả của khách hàng, là cơ sở cho khách hàng thực hiện cam kết hoàn trả đúng hạn nợ ngân hàng cả gốc lẫn lãi. Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ dẫn đến rủi ro khơng còn khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Nhóm nhân tố bên ngồi
- Môi trường kinh tế: Tăng trưởng và phát triển kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển dịch vụ bán lẻ. Khi nền kinh tế có mức độ tăng trưởng cao thì nhu cầu sử dụng sản phẩm DVNH càng nhiều hơn, không chỉ giới hạn ở nhóm khách hàng doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, mà cơ cấu sản
phẩm dịch vụ ngày càng mở rộng đối với nhóm dịch vụ bán lẻ hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân.
- Môi trường pháp lý: Luật pháp là nền tảng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng được thực hiện một cách an tồn và bền vững. Vì vậy, luật pháp phải bám chặt với thực tiễn, tạo điều kiện cho việc phát triển các