Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 28 - 31)

a. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

- Nợ quá hạn: Là một chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Nợ quá hạnđược hiểu là các khoản nợ mà người vay không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết với ngân hàng khi đến hạn trả nợ . Khi đáo hạn, người vay không trả được nợ cho ngân hàng thì ngân hàng sẽ chuyển khoản nợ này từ nợ trong hạn sang nợ quá hạn. Để xem xét mức độ rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn, ta sử dụng chỉ tiêu sau:

Biểu hiện thường thấy là: Khách hàng chuẩn bị không đầy đủ tài chính hoặc chậm trễ, trì hoãn việc trả nợ , khả năng tiền mặt giảm, tăng doanh số bán nhưng lãi giảm hoặc không có, những thay đổi về tỷ lệ lãi gộp và lãi ròng trên doanh số bán, nguồn thu từ sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, khách hàng cố tình “Đánh bóng” bản thân một cách bất thường không thích hợp… Bên cạnh đó còn có các dấu hiệu: Suy giảm uy tín, đạo đức…

Tỷ lệ NQH = Tổng NQH x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ này phản ánh lượng đơn vị tiền tệ mà ngân hàng không thể thu hồi đúng hạn trong 100 đơn vị tiền tệ đã cho vay tại thời điểm xác định. Tỷ lệ NQH càng cao thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao. Việc NQH tăng chứng tỏ dư nợ khách hàng đang gặp khó khăn trong việc trả nợ , do đó xác suất sau này khách hàng trả nợ cho ngân hàng là thấp. Mặt khác, ngân hàng còn phải tăng chi phí giám sát, đôn đốc thu hồi nợ và các chi phí khác có liên quan.

- Nơ xấu: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 – Thông tư 02/2014/ QĐ-NHNN thì dư nợ tại ngân hàng được xếp thành 5 nhóm như sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạntừ 90 đến 180 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạndưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạntừ 181 đến 360 ngày. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạntừ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạntrên 360 ngày. Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý. Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại.

Nợ xấu là các khoản nợ nằm ở các nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5.

Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu X 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì rủi ro tín dụng càng lớn. * Tỷ lệ nợ mất vốn

Tỷ lệ nợ mất vốn = Tổng nợ mất vốn x 100% Tổng dư nợ

Nợ mất vốn là những khoản nợ có khả năng mất vốn. Do đó ngân hàng phải sử dụng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro để xử lý, đồng thời đưa khoản nợ này ra bảng tổng kết tài sản. Tỷ lệ này càng cao thì rủi ro tín dụng đối với ngân hàng càng lớn.

b. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng đã trích lập Tỷ lệ dự phòng rủi ro đã trích lập = Dự phòng rủi ro đã trích lập x 100% Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Nếu một ngân hàng trích lập quá nhiều dự phòng rủi ro sẽ làm tăng chi phí do đó lợi nhuận của ngân hàng bị giảm. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng là không tốt.

Theo quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ : Nhóm 1: 0 %, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%. Số tiền dự phòng cụ thể được tính theo công thức sau:

R= Max {0; (A-C)} x r Trong đó:

R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích. A: Giá trị của khoản nợ .

C: Giá trị của tài sản đảm bảo. r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.

Tỷ lệ dự phòng càng cao chứng tỏ rủi ro càng cao vì dự phòng trích lập nhiều sẽ làm tăng chi phí của ngân hàng dẫn đến giảm lợi nhuận thậm chí gây thua lỗ.

c. Mức độ tập trung tín dụng

Mức độ tập trung tín dụng là tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng phân theo từng đối tượng khách hàng, từng nhóm khách hàng, từng ngành, từng thời hạn, từng loại tiền và từng khu vực địa lý. Mức độ tập trung cụ thể đối với từng chỉ tiêu là bao nhiêu tùy thuộc vào chính sách tín dụng của từng ngân hàng và dựa trên quy định của ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ.

Xác định mức độ tập trung tín dụng cho từng chỉ tiêu, được thực hiện bằng cách so sánh dư nợ tín dụng với tổng dư nợ . Mức độ tập trung tín dụng càng cao thì dễ dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Tóm lại: Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nhân tố chủ quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)