Nguyên nhân từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 33 - 35)

Các yếu tố chủ quan từ phía bên đi vay chính như: Khả năng kinh doanh yếu kém hay bên đi vay có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật… cũng gây nên các tổn thất cho các ngân hàng cho vay. Trường hợp này nếu bên cho vay (ngân hàng cho vay) phát hiên ra sớm thì rủi ro có thể được ngăn chặn.

Hiện nay cùng với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bên đi vay thường gặp rủi ro sau:

 Thiệt hại từ phía thị trường đầu vào: Giá cả của các yếu tố đầu vào tăng cùng với các chi phí phục vụ cho sản xuất tăng làm giảm đi nguồn dự thu dự tính của khách hàng, như vậy việc trả nợ cho các ngân hàng cho vay sẽ gặp nhiều khó khăn.

 Do thị trường đầu ra: Thị trường đầu ra nếu có biến động phức tạp, giá cả giảm thấp cũng làm nguồn thu cua khách hàng không đảm bảo. Ngoài ra, sự thay đôi thị hiếu tiêu dùng, cung vượt quá cầu, hoạt động maketing yếu kém… cũng gây nên tình trạng ứ đọng sản phẩm làm ảnh hưởng tới nguồn trả nợ cho các ngân hàng cho vay.

 Rủi ro về khả năng tài chính của khách hàng: Nguồn vốn tự có hay thu nhập của khách hàng nhỏ, khách hàng sẽ không có khả năng tự vực dậy

khi gặp khó khăn vì vậy cũng sẽ mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cho vay.

Ngoài những nguyên nhân trên còn phải kể đến ý thức trả nợ của bên đi vay nhiều khi chưa tốt, nhiều đối tượng khách hàng sau khi nhận được tiền vay rồi bỏ trốn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng cho vay.

Những tiêu chí trên cùng với những tiêu chí định lượng để ngân hàng xếp hạng khách hàng.

1.2.4.3. Nguyên nhân từ phía ngân hàng cho vay

Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi kèm với rủi ro cao.

Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay. Đặc thù nghề nghiệp buộc một cán bộ tín dụng phải không những có trình độ mà còn phải có đạo đức tốt. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều cán bộ cho vay đã sa ngã, có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, móc ngoặc với khách hàng, ngây tổn thất to lớn với ngân hàng cho vay.

Trong hoạt động cho vay, việc đảm bảo tài sản cho các khoản vay được định giá gốc và ký kết giữa ngân hàng cho vay và khách hàng vay. Rủi ro có thể xảy ra do ngân hàng cho vay không đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo hoặc giá trị tài sản thế chấp có biến động theo chiều hướng xấu.

Tóm lại: Việc nghiên cứu các nguyên nhân gây nên rủi ro cho vay có ý nghĩa rất quan trọng giúp các ngân hàng cho vay đưa ra được những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn rủi ro xảy ra cho hoạt động kinh doanh của mình.

Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ vận dụng lý thuyết rủi ro trên cơ sở thực tiễn có thể áp dụng được tại đơn vị. RRTD xuất phát từ nhiều nguyên nhân

khách quan lẫn chủ quan, nhưng ở đây đề tài chỉ xem xét những nguyên nhân phụ thuộc vào năng lực của bộ phận tín dụng, từ lúc nhận hồ sơ đến xem xét quyết định cho vay và cuối cùng là khâu thu hồi nợ. Như vậy RRTD phụ thuộc vào chuyên môn của cán bộ tín dụng, nhân viên của mình và chuyên môn về nhân sự, cũng như về cơ sở vật chất, đây chính là nội dung chính đề tài xem xét đánh giá ảnh hưởng đến RRTD của chi nhánh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)