2.2.2.1. Phân tích và đo lường rủi ro tín dụng theo nhóm nợ Bảng số 2.4: Dư nợ phân theo nhóm nợ
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Nhóm 1 3218 80,69 3760 85,62 4633,9 91,39 Nhóm 2 583 14,62 542,6 12,38 436,1 7,69 Nhóm 3 14 0,35 24,5 0,55 10,9 0,21 Nhóm 4 106 2,66 22,9 0,52 11 0,22 Nhóm 5 67 1,68 41 0,93 25 0,49 Tổng dư nợ 3988 100 4391 100 5070 100
(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông tại thời điểm 31/12) Tình hình rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Chi nhánh tỉnh Đắk Nông nhìn từ góc độ rủi ro theo nhóm nợ nhận thấy giá trị và tỉ lệ nợ thuộc các nhóm 3,4,5 so với tổng dư nợ vẫn ổn định ở mức thấp, điều này cho thấy việc xử lý nợ xấu của Chi nhánh là khá tốt. Năm 2014 tỷ lệ nợ xấu là 4,69%, một tỷ lệ khá cao, nhưng đến năm 2015 là 2%, năm 2016 chỉ còn 0,93%. Như vậy việc phân tích tỷ lệ nợ xấu năm 2014 là cần thiết, để tìm ra nguyên nhân gây ra RRTD năm 2014. Khối lượng và tỉ lệ nợ của nhóm 2 xu hướng không rõ ràng nhưng duy trì ở mức cao, làm cho tỉ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh cũng duy trì ở mức cao và giảm qua các năm. Năm 2014, 2015, 2016 nợ nhóm 2 lần lượt là 14,62%, 12,38%, 7,69%. Nguy cơ rủi ro tín dụng tại Chi nhánh có thể bùng phát trong tương lai nếu Chi nhánh không có biện pháp hữu hiệu để khống chế và giảm thiểu dư nợ thuộc nhóm 2.
Nhận định ban đầu về nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức cao và vượt mức quy định cho phép, nhưng việc vượt tầm kiểm soát của chi nhánh hay chưa thì phải tìm hiểu nguyên nhân và bản chất của từng món vay. Tuy nhiên, để có thể khẳng định
một cách chắc chắn RRTD tại Chi nhánh như thế nào thì cần xét thêm một số chỉ tiêu khác.
2.2.2.2. Phân tích nợ xấu theo ngành, thành phần kinh tế và theo thời hạn cho vay
Bảng số 2.5: Nợ xấu theo ngành, thành phần kinh tế và theo thời hạn cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Tăng (giảm: %) nợ xấu Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) Dư nợ Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 I.Theo TPKT 3.988 187 4,69 4.391 88,94 2 5.070 46,9 0,93 -110 -89,6 1. Cá nhân 3.198 46 1,4 3.661 72,04 1,96 4.430 35,5 0,8 56,5 -103 2. Pháp nhân 790 141 17,8 730 16,9 2,3 640 11,4 1,78 II. Theo ngành KT 3.988 187 4,69 4.391 88,94 2 5.070 46,9 0,93 -110 -89,6 1. Ngành Nông nghiệp 3.706 158 4,26 3.983 73 1,83 4.682 39,2 0,83 -116 -0,86 2. Các lĩnh vực khác 282 29 10,28 408 15,94 3,9 388 7,7 0,2 III. Theo thời
hạn cho vay 3.988 187 4,69 4.391 88,94 2 5.070 46,9 0,93 -110 -89,6 1. Cho vay ngắn hạn 2.691 114 4,23 2.838 61,3 2,15 3.162 22 0,7 - 85,97 -178 2. Cho vay trung, dài hạn 1.297 73 5,6 1.553 27,64 1,78 1.908 24,9 1,31 164 -0,11 (Nguồn:Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông tại thời điểm 31/12)
Tỉ lệ nợ xấu của Chi nhánh năm 2014 là 4,69% ở mức khá cao, tuy nhiên năm 2015, 2016 đã giảm còn 2%, 0,93%. Nợ xấu kết cấu theo thành phần kinh tế qua các năm trãi dài từ năm 2014 đến năm 2016 được Chi nhánh kiểm soát khá tốt ngoại trừ
tình hình nợ xấu trong cho vay cá nhân, và ngành nông nghiệp. Tỷ lệ nợ xấu ở thành phần kinh tế cá nhân so với doanh nghiệp là khá thấp trong năm 2014 nhưng đến năm 2015 thì gần bằng, trong năm 2016 thì cả 2 thành phần này tỷ lệ nợ xấu đều giảm. Doanh nghiệp tư nhân và các Công ty TNHH kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại, vốn vay của Chi nhánh thường là vốn ngắn hạn phục vụ cho việc dự trữ hàng tồn kho: Phân bón, thuốc trừ sâu…hoặc thu mua nông sản. Chính vì vậy nợ xấu nếu phân loại theo ngành kinh doanh thì tỉ lệ nợ xấu đối với ngành dịch vụ, thương mại sẽ dễ khắc phục và xử lý dễ dàng, biểu hiện qua các năm.
Mặc dù tỉ lệ nợ xấu không cao như các doanh nghiệp tư nhân hay các công ty TNHH, nhưng với mức nợ xấu dao động quanh ngưỡng 72,04 tỷ đồng năm 2015, và 36 tỷ năm 2016 cũng là vấn đề Chi nhánh cần lưu tâm đối thành phần kinh tế cá nhân. Kinh tế Tỉnh Đắk Nông chủ yếu dựa vào việc trồng trọt cây công nghiệp và do vậy khi phát sinh nợ xấu cao đối với thành phần kinh tế cá thể cũng đồng nghĩa với việc nợ xấu phát sinh ở mức cao đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
Nợ xấu của Chi nhánh trong năm 2015 tăng so với năm 2014. Trong năm 2014, môi trường kinh doanh không thuận lợi, các chủ thể trong nền kinh tế gặp khá nhiều khó khăn trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh và do vậy không thể trả nợ hoặc trả nợ không đầy đủ và kịp thời cho ngân hàng. Tuy nhiên đến năm 2015, đầu năm 2016 với nỗ lực kiềm chế, kiểm soát lạm phát của Chính phủ, tình hình kinh tế trong nước và thế giới có những chuyển biến tích cực đã tác động tốt đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhưng trên hết vẫn là sự nỗ lực trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh, tăng cường xử lý và thu hồi nợ nhất là nợ xấu, nợ có vấn đề, vì vậy đến cuối năm 2016 tình hình nợ xấu đã giảm hẳn xuống mức dưới 1%.
Với thời hạn cho vay, tỉ lệ nợ xấu trong cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn thì không có sự khác biệt rõ nét. Tuy nhiên, nợ xấu trong cho vay ngắn hạn cao hơn nợ xấu trong cho vay trung và dài hạn trên cả 2 phương diện: dư nợ và tỉ trọng.
Để thấy rõ hơn về nguy cơ tiềm ẩn rủi ro ta đi phân tích nợ quá hạn tại Chi nhánh.
2.2.2.3. Phân tích nợ quá hạn theo ngành, thành phần kinh tế và theo thời hạn cho vay.
Bảng số 2.6: Nợ quá hạn theo ngành, thành phần kinh tế và theo thời hạn vay
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng (giảm) NQH (%) Dư nợ NQH Tỷ lệ NQH (%) Dư nợ NQH Tỷ lệ NQH (%) Dư nợ NQH Tỷ lệ NQH (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 I. Theo TPKT 3988 770 19,3 4391 631 14,37 5070 483 9,5 -22 -31 1. Cá nhân 3.198 542 16,95 3661 505 13,79 4430 476 10,74 -7,3 -6,09 2.Pháp nhân 790 228 28,86 730 126 17,26 640 7 1,09 II. Theo ngành KT 3988 770 19,3 4391 631 14,37 5070 483 9,5 -22 -31 1. Nông nghiệp 3706 611 16,49 3983 598 15,01 4682 469,5 10,03 -2,17 -27,23 4. Ngành khác 282 159 56,38 407 33 8,11 388 13,5 3,48 III. Theo thời hạn cho vay 3988 770 19,3 4391 631 14,37 5070 483 9,5 -22 -31 1 Ngắn hạn 2691 550 20,43 2838 517,2 18,22 3162 434,5 13,74 -6,4 -19,12 2. Trung, dài hạn 1297 220 16,96 1553 113,8 7,33 1908 48,5 2,54 -94,7 -135 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông tại thời điểm 31/12)
Ngân hàng Nhà nước hiện nay không đặt ra chỉ tiêu kiểm soát nợ quá hạn. Song để kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, tránh những tổn thất, đặt biệt các tổn thất không thể dự báo gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng cần thật tốt tiêu chí nợ quá hạn. Một khi chỉ tiêu nợ quá hạn tăng cao, sẽ tiềm ẩn nguy cơ gia tăng nợ xấu, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông nhìn chung có xu hướng giảm ở năm 2015 so với năm 2014, năm 2016 so với năm 2015, nhưng nợ quá hạn vẫn tiếp tục ở mức cao với tỷ lệ 2014, 2015, 2016 lần lượt là 19,3%, 13,37%, 9,5%. Ở góc nhìn tổng thể, tình hình nợ xấu của Chi nhánh vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng Nợ quá hạn lại đang ở mức cao về tỷ trọng mặc dù có giảm
qua từng năm về mặt tỷ lệ cũng như dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn tại Chi nhánh rơi vào các thành phần kinh tế như nhau, nhưng đối với các công ty TNHH, doanh nghiệp thì tỷ lệ giảm nhanh hơn, còn thành phần kinh tế cá nhân giảm chậm hơn. Nguyên nhân là thành phần kinh tế cá nhân có phát sinh nợ nhóm 2 mới và sự giảm đi nợ quá hạn đối với các DN nhiều hơn cá nhân.
Tóm lại: Với thực trạng hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh trong thời gian qua, trên cơ sở phân tích đã trình bày có thể rút ra kết luận rằng: tại Chi nhánh tốc độ kiểm soát từ 2014-2016 đối với khách hang cá nhân và cho vay nông nghiệp thì tỷ lệ này cũng giảm khá tốt. Như vậy cần phải có những biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng hơn nữa, đặc biệt là khả năng gia tăng nợ quá hạn còn nhiều tình uấn khó có thể lường trước được đối với khách hàng cá nhân sản xuất nông nghiệp trong vấn đề nợ xấu.
2.2.2.4. Phân tích số lượng khách hàng theo phân loại tín nhiệm Bảng số 2.7: Số lượng khách hàng theo phân loại tín nhiệm
Đvt: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tăng (giảm) số khách hàng (%) Số khách hàng Dư nợ Số khách hàng Dư nợ Số khách hàng Dư nợ 2015/2014 2016/2015 1.DN 168 790 187 730 200 640 11,31 6,96 Loại A 107 690,6 107 640 119 532,3 0,00 11,21 Loại B 41 80,4 52 65 57 82,7 26,83 9,61 Loại C 20 19 28 25 24 25 40,00 -14,29 2.Cá nhân 22.511 3.198 24.352 3.661 29.364 4.430 8,17 14,59 Loại A 20.183 1.309 21.680 1.562,5 25.573 1.624 7,42 17,95 Loại B 1.886 1.048 2.062 1.161,5 2.868 1.409 9,33 39,08 Loại C 442 841 610 937 923 1.397 38,00 51,31 Tổng 22.679 3.988 24.719 4.391 29.564 5.070 8,99 19,60
(Nguồn: Báo cáo thống kê của NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông tại thời điểm 31/12)
Qua bảng số liệu cho thấy khách hàng xếp loại C tăng qua từng năm trong đó số khách hàng doanh nghiệp tăng 40% (2015/2014), nhưng lại giảm 14,29%
(2016/2015) và số khách hàng cá nhân tăng 8,17% (2015/2014), tăng 14,59% (2016/2015). Điều này cho thấy mức độ tăng rủi ro cho Chi nhánh. Bởi vì khách hàng xếp loại C là nợ xấu khi cho vay lại cần phải giảm dư nợ , đối với dự án vay mới cần phải trình Tổng giám đốc phê duyệt.
Theo Quy định 1406/NHNo-TD, ngày 23/05/2007 của Tổng giám đốc NHNo& PTNT Việt Nam. Việc xếp loại khách hàng cá nhân chủ yếu là dựa vào các tiêu chí sau: thu nhập bình quân tháng, tài sản bảo đảm, số người ăn theo, mua bảo hiểm, trình độ học vấn, lịch sử bản thân, lịch sử tín dụng, tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành... Từ đó đưa ra phân loại để chọn lọc, phát triển khách hàng, ra quyết định cấp tín dụng và giám sát và đánh giá khách hàng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ , giúp ngân hàng cho vay lường trước được rủi ro khoản vay để có biện pháp xử lý. Nâng cao năng lực quản lý trong việc cho vay, thu nợ và xử lý rủi ro. Tuy nhiên cần phải phát triển và hoàn thiện thêm hệ thống xếp hạng khách hàng nhằm giảm bớt rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.
2.2.2.5 Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
Quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007 của NHNo&PTNT Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 của Thống đốc NHNN về phân loại nợ , trích lập dự phòng. Trên cơ sở quyết định 636/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 22/6/2007, các chi nhánh phải phân loại nợ theo các nhóm để trích dự phòng tín dụng. Hàng quý, hàng năm Chi nhánh phải trích lập khoản tiền để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra. Cụ thể qua bảng số liệu trích lập hàng năm của Chi nhánh như sau: Bảng số 2.8: Tình hình trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tăng, giảm(%) 2015/2014 2016/2015
2. DPRR đã sử dụng qua các năm 68,5 0 56,2 - - 3. DPRR phải trích qua các năm 63 43 51,7 -31,75 20,23 4. Số DPRR còn lại(1+3-2) 9,6 52,6 48,1 447,92 -8,55 5. Tổng dư nợ 3.988 4.391 5.070 10,11 15,46 6. Tỷ lệ trích DPRR hàng năm
/Tổng dư nợ (%) 1,58 0,98 1,02 -37,97 4,08 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông tại thời điểm 31/12) Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh Đăk Nông luôn chú trọng tới công tác trích lập dự phòng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và kế hoạch của NHNo&PTNT Việt Nam. Năm 2015, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro so với tổng dư nợ là 0,98% giảm so với năm 2014, năm 2016 tỷ lệ tăng nhẹ với tỷ lệ tăng là 4,08% so với năm 2015 nhưng tỷ lệ trích (1,02%) chưa vượt quá năm 2014. Điều này, cho thấy tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh trong các năm vừa qua có xu hướng giảm dần là vấn đề tốt tuy nhiên chúng ta biết thực chất là nợ quá hạn tăng tạo ra nguy cơ tiềm ẩn rủi ro trong tương lai. Chính vì thế NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông cũng phải chú ý xem xét cần phải kiểm tra rà soát lại chất lượng tín dụng của mình, tìm ra những nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng cao để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Qua bảng số liệu thấy số dư dự phòng rủi ro giảm trong năm 2015 nhưng giảm trong năm 2016. Năm 2014 là 9,6 tỷ đồng đến năm 2016 là 48,1 tỷ đồng chứng tỏ dự phòng rủi ro được trích lập đáp ứng đủ số đã sử dụng DPRR và bù đắp những tổn thất xảy ra. Tuy nhiên nó ảnh hưởng phần nào đến lợi nhuận những năm sau vì số tiền trích lập dự phòng được hạch toán vào chi phí. Việc sử dụng quỹ dự phòng tín dụng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu thực chất là làm trong sạch bảng cân đối tài chính, các ngân hàng cho vay, các cá nhân liên đới trách nhiệm phải có trách nhiệm tìm mọi biện pháp tiếp tục xử lý thu hồi toàn bộ khoản nợ , kể cả việc phát mại tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra cơ quan pháp luật. Chính vì thế chúng ta cần phải có những biện pháp để hạn chế rủi ro.
2.2.2.6. Tình hình thu Nợ quá hạn, nợ xấu và nợ đã xử lý rủi ro
Thời gian qua, Chi nhánh đã rất quan tâm đến công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu.
Đối với những khoản vay qua giám sát, kiểm tra thấy có dấu hiệu khó trả được nợ , hoặc đã quá hạn do những khó khăn phát sinh từ điều kiện khách quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, Chi nhánh đã có những biện pháp hỗ trợ cho khách hàng như: Điều chỉnh cơ cấu lại khoản nợ, kỳ hạn nợ hoặc hỗ trợ thêm vốn cho khách hàng khi đánh giá được khả năng khách hàng phục hồi được sản xuất, có hướng phát triển khả quan… Chính vì thế tỷ lệ nợ xấu giảm dần trong những năm qua từ 4,69% năm 2014 giảm còn 0,93% năm 2016, tỷ lệ NQH cũng giảm nhưng vẫn cao, một tín hiệu tốt hơn nữa đó là giá trị NQH giảm qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ quá hạn vẫn ở mức khá cao đây cũng là vấn đề cần phải có những biện pháp cụ thể để hạn chế rủi ro xảy ra.
Đối với những khoản nợ đã quá hạn khó thu hồi, Chi nhánh đã có những biện pháp xử lý như: Phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, có thể xử lý từng phần đối với dự án nhiều hạn mục, dây chuyền sản xuất, khởi kiện ra toà án để thu hồi nợ , hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro. Đối với các khoản nợ đã được xử lý bằng DPRR, Chi nhánh xác định rõ việc giải pháp để lành mạnh hoá tình hình tài chính, còn ngân hàng vẫn phải kiên trì thu hồi nợ đã XLRR để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.