2.4.2.1. Nhóm các nguyên nhân khách quan
- Môi trường kinh doanh không thuận lợi: Nhân tố chính bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế thế giới và tác động tiêu cực, lạm phát cao của nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất. Có thể nói, cái vòng luẩn quẩn đối với lạm phát và tăng trưởng đã tạo ra sự bất ổn trong môi trường kinh doanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả trong đầu tư sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Kinh tế tỉnh Đắk Nông cũng không thoát khỏi sự tác động tiêu cực này, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân, nông dân, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp các ngành dịch vụ thương mại phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều này gây khó khăn trong cho vay và thu hồi nợ đối với Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông.
- Môi trường pháp lý chưa đầy đủ, chưa đồng bộ
Nhân tố này làm kìm hãm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh, chẳng hạn như có rất nhiều tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị chuyên dùng chưa có bắt buộc phải đăng ký sở hữu, đăng ký giao dịch bảo đảm đối với quyền sử dụng đất và tài sản trên đất rất khó khăn…cho nên việc chấp nhận thế chấp những tài sản đó chỉ mang tính hình thức.
Chi nhánh đã thực hiện một quy trình cho vay kết hợp với công tác thẩm định và tái thẩm định tương tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác kiểm soát rủi ro tín dụng của Chi nhánh chỉ thực hiện tốt ở khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay. Vấn đề kiểm tra sau khi cho vay của cán bộ tín dụng đối với khách hàng chưa được thực hiện thường xuyên và chặt chẽ. Vì vậy, khi phát hiện tình hình tài chính của khách hàng có vấn đề thì khoản nợ đã rủi ro.
Tại các chi nhánh việc bố trí cán bộ thẩm định theo kiểu kiêm nhiệm nên thiếu tính độc lập và chuyên sâu. Do vậy, chất lượng tái thẩm định hiện nay là chưa cao, không khách quan và chỉ mang tính hình thức.
Các báo cáo thẩm định đôi khi chưa thể hiện tính độc lập trong khi phân tích, vẫn còn sử dụng số liệu từ phương án của khách hàng, của cán bộ tín dụng. Do vậy, dễ dẫn đến chủ quan khi kết luận tính khả thi của phương án.
- Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Nông thời gian qua đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: Với “điệp khúc được mùa thì mất giá, được giá mất mùa” đã làm cho thu nhập của phần lớn các hộ nông dân thấp và không ổn định. Cùng với lạm phát cao của nền kinh tế, giá cả của phân bón và thuốc trừ sâu không ngừng tăng cao, chi phí đầu vào của sản xuất nông nghiệp hầu như duy trì ở mức cao trong thời gian qua làm giảm hiệu quả trong sản xuất của thành phần kinh tế này. Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Đắk Nông chủ yếu tập trung vào việc trồng cao su và cà phê. Dự án cao su tiểu điền đã triển khai từ năm 2000 và Ngân hàng bắt đầu thu nợ từ năm 2008. Tuy nhiên dự án này có vấn đề từ việc khảo sát, cao su phát triển không tốt trên những vùng đất đã triển khai, cao su cho mũ với năng suất thấp đã gây khó khăn trong việc thu hồi nợ của Chi nhánh.
- Hệ thống thông tin của trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) chậm và thiếu chuẩn xác: Thông tin của trung tâm tín dụng Ngân hàng Nhà nước là một kênh thông tin khá quan trọng để các ngân hàng thương mại truy cập phục vụ cho công tác rủi ro tín dụng trong quá trình kinh doanh. Để đảm bảo có độ tin cậy nhất định, trung tâm cần phải cập nhật thông tin một cách thường xuyên kịp thời và chuẩn xác. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do hoặc khách quan hoặc chủ quan thông tin do CIC cung cấp lại thiếu cập nhật hoặc cập nhật chậm ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng, rủi ro trong cho vay của các ngân hàng thương mại. Khi sử dụng thông tin CIC các ngân hàng cần phải kiểm chứng mất nhiều công sức và thời gian, đôi khi gây ra những rủi ro nhất định cho ngân hàng.
- Bất cập trong quy định của quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007: Theo quy định về phân loại nợ , trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007, tại điều 6, khoản 2 mục B “...đối với các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ , Tổ chức tín dụng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây: Khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu là 6 tháng đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn.
Quy định này có thể tạo ra các khoản nợ xấu, Nợ quá hạn ảo tại Chi nhánh. Ngay tại thời điểm khách hàng đã trả xong các khoản nợ này thực chất khách hàng không còn Nợ quá hạn. Thế nhưng trên sổ sách, tài khoản theo dõi khoản nợ này như một khoản nợ quá hạn.
2.4.2.2. Nhóm các nguyên nhân chủ quan
- Cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chưa chặt chẽ.
Trong cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh đã có một bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng nhưng hiệu quả công việc của bộ phận này chưa cao. Bộ phận này vẫn trực thuộc phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Cán bộ của bộ phận kiểm tra, giám sát tín dụng vẫn là cán bộ kiêm nhiệm, trình độ chuyên môn chưa cao, hơn nữa còn nhiều cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, có biểu hiện lơ là, nể nang nhau nên chất lượng kiểm tra còn kém. Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra cũng chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai sót trong quá trình cho vay của Chi nhánh mà chưa đánh giá được mức độ rủi ro tín dụng của những sai sót đó. Do đó, không giúp gì nhiều cho nhà quản lý ngân hàng trong quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.
- Quy trình tín dụng còn bất cập
Nhìn chung, quy trình tín dụng hiện đang áp dụng tại Chi nhánh còn lỏng lẻo, tạo nhiều khe hở cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng lợi dụng, không chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay cũng như điều kiện cho vay. Ở các ngân hàng cơ sở, cán bộ tín dụng vừa nhận hồ sơ, vừa thẩm định phương án vay vốn, vừa giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nên đôi khi chưa chấp hành nghiêm túc quy trình cho vay.
Hơn nữa, quy trình cho vay hiện đang áp dụng tại Chi nhánh chưa thực sự chú trọng đến phân tích khách hàng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó phương pháp xem xét phân tích còn nhiều hạn chế, chưa chính xác.
- Danh mục cho vay thiếu đa dạng, khối lượng các món vay lớn: Nguyên tắc cơ bản trong đầu tư “không đặt hết trứng trong cùng một giỏ”. Cần phân tán rủi ro trong đầu tư, trong kinh doanh trên nhiều lĩnh vực, nhiều thành phần kinh tế. Danh mục cho vay của Chi nhánh trong thời gian qua tập trung quá lớn trong việc cho vay
đối với thành phần kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng hơn 75% trong tổng danh mục cho vay. Đứng liền sau đó là các công ty TNHH với tỷ trọng cho vay trên dưới 10%; các thành phần kinh tế khác không đáng kể. Thời gian qua, các thành phần kinh tế này sản xuất kinh doanh không hiệu quả đã gây ra những rủi ro nhất định cho Ngân hàng.
Mặt khác, Ngân hàng cũng đã quá tập trung danh mục cho vay vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp (khoảng 70% danh mục cho vay), và ngành dịch vụ thương mại (xấp xỉ 15%) chuyên mua bán nông sản và cung ứng đầu vào của sản xuất nông nghiệp. Thời gian qua cùng với những khó khăn trong kinh doanh của lĩnh vực nông nghiệp đã gây ra rủi ro cho Ngân hàng.
Đặc điểm trong cho vay sản xuất nông nghiệp giá trị của món vay thường nhỏ, và do vậy số lượng khách hàng lớn, khối lường hồ sơ tín dụng rất nhiều. Việc thẩm định để cho vay gặp khó khăn vì phải xử lý khối lượng công việc lớn. Quản lý tín dụng, tái thẩm định phát hiện và xử lý rủi ro dễ xảy ra sai sót...
- Tác động của chính sách thu hút khách hàng, chính sách lãi suất và công tác huy động vốn: Chính sách tiền tệ thắt chặt được Ngân hàng Nhà nước triển khai nhằm kiềm chế và kiểm soát lạm phát cao gây nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Để làm giảm lượng cung tiền, Ngân hàng Nhà nước đã nâng cao tỉ lệ dự trữ bắt buộc, yêu cầu các tổ chức tín dụng trái phiếu dự trữ. Động thái này đã làm giảm vốn khả dụng của các ngân hàng và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Đắk Nông cũng chịu tác động tương tự.
Để duy trì lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm khách hàng mới, Chi nhánh đã thực hiện nhiều chính sách ưu đãi trong đó có chính sách thu hút khách hàng. Với chính sách này, Chi nhánh đã giảm bớt các điều kiện cho vay, cho vay tín chấp...việc làm này đã gây ra những rủi ro nhất định cho Chi nhánh trong thời gian qua.
- Chất lượng công tác thẩm định, phân tích tín dụng của Chi nhánh còn hạn chế
- Công tác thẩm định còn phụ thuộc phòng kinh doanh như cán bộ cho vay cũng chính là cán bộ thẩm định quy trình thẩm định sẽ không chặt chẽ. Hơn nữa,
thực tế cán bộ thẩm định tại Chi nhánh thực hiện việc thẩm định những món vay vượt quá quyền phán quyết của Giám đốc ngân hàng cấp dưới nhưng cho vay thì do Ngân hàng cấp dưới giải ngân. Khi có rủi ro xảy ra, cán bộ thẩm định không có hoặc không chịu một sự ràng buộc về trách nhiệm. Vì thế, chất lượng thẩm định thường kém, mang tính hình thức nhiều hơn.
- Thông tin để thẩm định, phân tích tín dụng còn thiếu, chưa đầy đủ và chính xác. Đứng trên phương diện lý luận và thực tiễn, để phân tích tín dụng tốt trước hết cần phải có đầy đủ thông tin. Tuy nhiên hiện tại, Chi nhánh còn gặp nhiều trở ngại trong việc thu thập thông tin một cách đầy đủ và chính xác để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng một cách chính xác, vì thế nguy cơ rủi ro tín dụng rất cao. Cụ thể như:
+ Thiếu thông tin từ bộ hồ sơ vay vốn.
+ Thông tin lưu trữ tại Chi nhánh còn hạn chế.
+ Thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cũng chỉ mới khai món vay từ 100 triệu đồng trở lên, và chỉ có cán bộ quản lý mới có mật mã mới khai thác được thông tin trên CIC.
+ Việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan Nhà nước (thuế, kiểm toán, công an...) rất khó khăn, chủ yếu là do quan hệ.
- Công tác xử lý Nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh còn chưa hiệu quả
Hiện nay, việc xử lý những khoản Nợ quá hạn của Chi nhánh chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhiều lần. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Chi nhánh, chưa phản ánh đúng thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh. Việc xử lý Nợ quá hạn, nợ xấu của Chi nhánh chủ yếu từ việc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro, việc xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp hầu như không đạt được kết quả cao do thủ tục bán tài sản để thu hồi còn khó khăn. Vì thế, Chi nhánh đã giảm nợ xấu của mình bằng cách xử lý từ quỹ dự phòng rủi ro để chuyển sang ngoại bảng, còn việc tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhưng không đạt được kết quả cao. Đây cũng là một hạn chế lớn trong việc hạn chế rủi ro của Chi nhánh bởi đến một thời điểm nào đó khả năng trích dự phòng rủi
ro sẽ không đủ để bù đắp phần tổn thất, phải trông cậy vào ngân hàng cấp trên với mức phí cao, do đó làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh.
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thẩm định, cán bộ phân tích còn nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh vừa thiếu lại vừa chưa đủ kinh nghiệm. Với địa bàn 6514km2, bao gồm 1 chi nhánh cấp 1, 8 chi nhánh cấp 2 ở các huyện, thị xã, và 4 phòng giao dịch số lượng khách hàng phải quản lý trong thời gian qua gần 20.000, nhưng số lượng cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh chỉ khoảng 230, trong đó số lượng cán bộ tín dụng là 110. Có thể nói đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh tương đối ít.
Đắk Nông được tách ra từ Tỉnh Đắk Lắk trước đây nên phần đông số cán bộ mới được tuyển vào nên thiếu kinh nghiệm công tác. Thêm vào đó, trong thời gian qua mặc dù Chi nhánh có nhiều nổ lực trong công tác tuyển dụng, nhưng do Đắk Nông là tỉnh còn nhiều khó khăn nên nguồn nhân lực có chất lượng như: Cán bộ có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, sinh viên xuất sắc, giỏi của những cơ sở đào tạo có uy tín như Đại học ngân hàng, Học viện Ngân hàng...ít về công tác. Vì vậy, còn khá nhiều vấn đề cần giải quyết đối với đội ngũ cán bộ của Ngân hàng.
Cần bàn thêm rằng: Ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng hiện nay hầu như chỉ đào tạo chuyên môn về tài chính ngân hàng, người học khi ra trường không đáp ứng được yêu cầu công tác, nhất là việc thẩm định cho vay.
- Cán bộ tín dụng quá quan trọng hóa đối với tài sản đảm bảo cho các khoản vay và xem nhẹ công tác thẩm định: Nguồn trả nợ của khách hàng chính là nguồn thu từ quá trình sản xuất kinh doanh còn tài sản đảm bảo chỉ là biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ cho quá trình thu nợ . Tuy nhiên trên thực tế tại Chi nhánh, một số cán bộ tín dụng lại xem tài sản đảm bảo cho khoản vay, nhất là một số trường hợp giá trị khoản vay nhỏ, song giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay lại lớn nên đã lơ là, xem nhẹ trong việc thẩm định dẫn đến rủi ro tín dụng. Nhưng cũng cần nói thêm rằng, cũng có những trường hợp sự thiếu cẩn thận trong việc xem xét đối với tài sản sử dụng đảm bảo cho khoản vay cũng đem lại rủi ro trong cho vay tại Chi nhánh.
- Định kỳ hạn nợ thiếu khoa học: Theo Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2007 tại điều 6, khoản 3, mục a có quy định:
“Toàn bộ dư nợ của một khách hàng tại một tổ chức tín dụng phải được phân loại vào cùng một nhóm nợ . Đối với khách hàng có từ hai (02) khoản nợ trở lên tại tổ chức tín dụng mà có bất cứ một khoản nợ nào bị phân loại theo quy định tại Khoản 1 Điều này vào nhóm có rủi ro cao hơn các khoản nợ khác, tổ chức tín dụng phải phân loại lại các khoản nợ còn lại của khách hàng vào nhóm có rủi ro cao nhất đó.”
Cán bộ tín dụng căn cứ vào vòng quay vốn của chủ thể vay vốn để phân kỳ hạn nợ . Thông thường để đơn giản cán bộ tín dụng phân kỳ hạn đều trong khi đó vòng quay vốn của khách hàng lại không đều. Việc phân kỳ hạn như vậy là không