Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 39 - 43)

* Nhân tố từ phía người vay

Khách hàng của NHTM có thể chia thành 4 loại: Cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác và chính phủ. Với mỗi loại khách hàng thì có những đặc tính khác nhau cho nên mức rủi ro tín dụng cũng khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ xem xét hai đối tượng khách hàng phổ biến nhất của ngân hàng đó là cá nhân.

- Với khách hàng là cá nhân: Việc trì hoãn, chậm trả hay không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn có thể là do người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như dự kiến ban đầu, hay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống cũng là một nhân tố gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Cũng có người vay cố tình sử dụng vốn sai mục đích hoặc không muốn hoàn trả nợ vay. Trường hợp này được gọi là rủi ro đạo đức. Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng sự sẵn lòng chi trả của khách hàng lớn hơn trong giai đoạn suy thoái. Một lý do nữa là có thể người đi vay hoạch định tài chính không chính xác, không dự tính hết được các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập có thể sử dụng để trả nợ vay ngân hàng.

Thứ nhất: Là rủi ro đạo đức, tức khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhiều vụ lừa đảo, lập hồ sơ giả, dự án giả

vay vốn ngân hàng càng có nguy cơ xảy ra nhiều hơn và được thực hiện ngày càng tinh vi hơn.

Thứ hai: Là rủi ro về giá cả nông sản, cạnh tranh trong kinh doanh. Cụ thể là do sự thiếu thông tin về giá cả hàng hóa nông sản biến động lên xuống thất thường làm cho hộ sản xuất chạy theo làm cho sản phẩm làm ra lúc thì quá thiếu lúc lại quá thừa (được mùa mất giá, được giá mất mùa)...cạnh tranh về hàng hoá, hàng kém chất lượng, do thiếu thông tin về sản phẩm và công nghệ của đối thủ cạnh tranh, hoặc do sự cạnh trạnh kém lành mạnh của đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba: Là do những thay đổi bất ngờ, ngoài ý muốn của các điều kiện sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như những biến động về giá cả, thị hiếu…từ phía thị trường cung cấp và thị trường tiêu thụ. Từ phía thị trường cung cấp khách hàng chịu thiệt hại như: Giá nguyên vật liệu tăng ngoài dự kiến làm tăng phí sản xuất. Còn phía thị trường tiêu thụ thì đó là việc giá cả chung trên thị trường giảm do sự tăng lên về số lượng nhưng kém chất lượng, có thể là do sự phá giá của doanh nghiệp có tiềm lực mạnh hoặc do sự thay đổi của chính sách nhà nước hoặc có sản phẩm thay thế cùng loại. Cùng với đó là sự trì trệ của nền kinh tế làm sức mua giảm, lợi nhuận giảm. Việc giảm doanh thu trong hộ sản xuất kinh doanh có thể là do lượng hàng cung ứng lớn hơn lượng nhu cầu thực tế. Điều này là do nền sản xuất tự phát không đánh giá đúng thị trường do không có hiệp hội để định hướng cho nhu cầu thực của thi trường .

+ Rủi ro tài chính:

Phản ánh khả năng thực hiện các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ . Đó có thể xuất phát từ rủi ro trong hoạt động sản xuất và kinh doanh làm cho các hệ số tài chính biến động theo chiều hướng xấu.

Việc kinh doanh khó có thể thất bại qua một đêm, do vậy thất bại đó thường có một vài dấu hiệu báo động. Ngân hàng cần có cách nhận ra những dấu hiệu ban đầu của những khoản vay có vấn đề và có hành động cần thiết nhằm ngăn ngừa và có xử lý chung. Các dấu hiệu này đôi khi được nhận ra qua một quá trình chứ không hẳn là một thời điểm, do vậy Ngân hàng phải biết cách nhận biết chúng một cách có hệ thống.

* Nhân tố từ phía bản thân ngân hàng

- Rủi ro tín dụng từ phía ngân hàng có thể do chính sách tín dụng của ngân hàng không hợp lý như trong thể lệ cho vay có những sơ hở để khách hàng có thể lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Chính sách tín dụng ở đây phải bao gồm định hướng chung trong việc cho vay, chế độ tín dụng ngắn, trung và dài hạn, các quy định về bảo đảm tiền vay, danh mục chọn lựa khách hàng trong từng giai đoạn…Nhân tố gây ra rủi ro tín dụng từ phía tổ chức tín dụng có thể được khái quát cơ bản dưới đây:

+ Tổ chức tín dụng không có đủ thông tin về các số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng dẫn đến việc xác định sai hiệu quả của phương án, hoặc xác định thời hạn cho vay và trả nợ không phù hợp với phương án sản xuất mùa vụ và chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

+ Sự nới lỏng trong quá trình giám sát sau khi cho vay nên không phát hiện kịp thời hiện tượng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

+ Tin tưởng vào tài sản thế chấp, bảo lãnh, bảo hiểm, coi đó là vật đảm bảo chắc chắn cho sự thu hồi cả gốc và lãi tiền vay.

+ Chạy theo số lượng (theo kế hoạch) mà sao nhãng chất lượng khoản vay, lạc quan, tin tưởng vào sự thành công của phương án kinh doanh.

+ Tổ chức tín dụng có thể thiếu một bộ phận chuyên trách theo dõi, quản lý rủi ro, quản lý hạn mức tín dung tối đa cho từng hộ khách hàng thuộc từng ngành nghề, sản phẩm địa phương khác nhau để phân tán rủi ro và có các dự báo cần thiết trong từng thời kỳ.

+ Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh, như thông đồng với khách hàng để lập hồ sơ giả, xâm tiêu trong quá trình cho vay thu nợ .

* Nhân tố từ các bảo đảm tín dụng

- Trường hợp bảo đảm bằng tài sản: Một tài sản đem ra bảo đảm phải đảm bảo ba yêu cầu sau đây:

(1) Dễ định giá.

(2) Dễ cho ngân hàng quyền sở hữu hợp pháp. (3) Dễ tiêu thụ hay thuận tiện.

Tài sản đảm bảo có thể suy giảm giá trị do giá cả thị trường biến động theo chiều hướng giảm (với bất động sản), do bản thân tài sản trong quá trình sử dụng bị hư hỏng, hao mòn lớn hơn dự kiến. Ngoài ra ngân hàng còn có thể gặp khó khăn trong việc tiếp cận, nắm giữ và xử lý tài sản đảm bảo.

- Trường hợp bảo lãnh: Bảo lãnh là sự bảo đảm gián tiếp có ba bên tham gia trong đó bên thứ ba, tức bên bảo lãnh đồng ý chịu trách nhiệm về khoản nợ cho bên thứ ba là khách hàng của ngân hàng nếu người này không trả được nợ cho bên thứ nhất là ngân hàng. Vấn đề chủ yếu của bảo lãnh là dù ngân hàng có cố gắng giải thích về trách nhiệm trả nợ tiềm tàng đến đâu thì người bảo lãnh không bao giờ chờ đợi là sẽ được gọi để trả tiền. Nếu việc đó xảy ra thì quan hệ giữa người bảo lãnh và ngân hàng sẽ trở nên căng thẳng. Ngân hàng khó có thể thuyết phục họ trả tiền nếu không làm thủ tục kiện họ ra tòa, mà việc này ngân hàng chỉ tiến hành khi không còn cách nào khác.

Như vậy, rủi ro tín dụng gây ra đa dạng và đa chiều nên cán bộ tín dụng phải tìm hiểu rõ nhân tố trực tiếp và gián tiếp để có hướng giải quyết phù hợp để hạn chế đến mức thấp nhất tổn thất cho ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn trình bày một số vấn đề lý luận về tín dụng cá nhân, rủi ro tín dụng cá nhân, các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng, nhân tố ảnh hưởng đến RRTD cá nhân. Trên cơ sở những nội dung này đề tài sẽ phân tích thực trạng RRTD tại chi nhánh, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến RRTD tại chi nhánh.

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIÊN NÔNG THÔN TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đăk nông (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)