Thảo luận kết quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)

Như vậy, sau khi khắc phục các khuyết tật mà mô hình gặp phải, mô hình hồi quy phù hợp cho nghiên cứu có dạng:

LIQ = - 0,0667 – 0,2367* NPL – 0,0424 * LLR + 0,063 * CAP + 0,0385 * SIZE

Tỷ lệ nợ xấu NPL có mối tương quan âm với khả năng thanh khoản ở mức nghĩa 1%. Khi các yếu khác không đổi, tỷ lệ nợ xấu tăng 1 đơn vị, khả năng thanh khoản

của ngân hàng sẽ giảm 0,2367 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết H1 đã đưa ra và cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Vodová (2011), Aspachs và cộng sự (2005), ai và Zhang (2017).

Tỷ lệ nợ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ- LLR có tương quan âm với khả năng thanh khoản ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, tỷ lệ nợ DPRR tăng 1 đơn vị sẽ làm cho khả năng thanh khoản giảm 0,0424 đơn vị. Điều này cũng phù hợp với giả thuyết H1 đã đưa ra.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản- CAP có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ở mức nghĩa 1%. Khi các yếu tố các không thay đổi, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản của NHTM tăng 1 đơn vị cũng sẽ làm cho khả năng thanh khoản tăng 0,063 đơn vị. Điều này phù hợp với giả thuyết H2 đồng thời phù hợp với thực tế.

Tổng tài sản- SIZE có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản ở mức ý nghĩa 1%. Khi các yếu tố khác không thay đổi, tổng tài sản của ngân hàng tăng 1 đơn vị sẽ khiến khả năng thanh khoản tăng 0,0385 đơn vị. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết H3 và các nghiên cứu trước đó.

Bài nghiên cứu đã đạt được kết quả đề ra an đầu là dựa trên các lý thuyết về rủi ro tín dụng và khả năng thanh khoản đã có, qua nghiên cứu thực nghiệm cung cấp thêm bằng chứng về tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại cũng như xu hướng, mức độ của các tác động này.

Bên cạnh đó ài nghiên cứu còn xem xét thêm các tác động của yếu tố vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng lên khả năng thanh khoản. Qua nghiên cứu thực nghiệm chứng tỏ hai yếu tố này có tác động cùng chiều đến khả năng thanh khoản đúng như lý thuyết và thực tế hoạt động của các NHTM.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

Dựa trên cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cũng như khảo lược các nghiên cứu trước đây về đánh giá tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh

khoản của các NHTM, tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu đồng thời đề xuất mô hình phù hợp để nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng lên khả năng thanh khoản của NHTM Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của 20 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Tác giả đã tiến hành phân tích các mô hình hồi quy Pools OLS, FEM và REM. Từ đó, so sánh để lựa chọn mô hình thích hợp và khắc phục các khuyết tật mô hình này gặp phải. Đây là tiền đề cho việc đưa ra kết luận và khuyến nghị ở chương tiếp theo.

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1 Kết luận

Nghiên cứu sử dụng phương pháp ước lượng với dữ liệu bảng để đo lường và phân t ch tác động của RRTD đến khả năng thanh khoản của NHTM và đưa ra kết luận như sau:

Kết quả mô hình cho thấy mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ xấu (NPL) và khả năng thanh khoản (LIQ) với mức nghĩa thống kê 1%, mối quan hệ nghịch biến giữa DPRR (LLR) với khả năng thanh khoản (LIQ) ở mức nghĩa 1%. Như vậy, khi RRTD tăng lên sẽ làm giảm khả năng thanh khoản của NHTM.

5.2 Đề xuất giải pháp nâng cao khả năng thanh khoản với các NHTM

Dựa vào kết quả nghiên cứu, để nâng cao khả năng thanh khoản của ngân hàng thương mại các giải pháp được đưa ra là xử lý nợ xấu và nâng cao chất lượng tín dụng, tăng vốn chủ sở hữu và tăng tài sản gắn liền với việc phân bổ sử dụng tài sản hợp lý.

5.2.1Nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu 5.2.1.1 Nâng cao chất lượng tín dụng 5.2.1.1 Nâng cao chất lượng tín dụng

Để nâng cao chất lượng t n dụng từ đó nâng cao khả năng thanh khoản, các ngân hàng cần hoàn thiện quy trình thẩm định, xét duyệt cho vay chặt chẽ và thận trọng hơn. Thiết lập iểu mẫu, hướng dẫn và những yêu cầu thẩm định thông tin tài ch nh và phi tài ch nh tối thiểu phù hợp với từng phân khúc khách hàng và rủi ro tiềm ẩn của phân khúc khách hàng đó.

Thường xuyên cập nhật qui trình, quy định, văn ản nội ộ đảm ảo tuân thủ đầy đủ qui định của các cơ quan an ngành cũng như là phù hợp với những iến động kinh tế trong từng thời điểm.

Tổ chức phân cấp, phân quyền và thiết lập hạn mức t n dụng tương ứng với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng đối với từng khách hàng đối với từng lĩnh vực, địa l , ngành nghề. Thiết lập quy trình soát xét chất lượng t n dụng cho phép dự áo

sớm những thay đổi về tình hình tài ch nh, khả năng trả nợ của các ên đối tác dựa trên các yếu tố định t nh và định lượng.

Hoàn thiện hệ thống xếp hạng t n dụng nội ộ chi tiết đến từng nhóm ngành nghề, quy mô, khả năng tài ch nh và phi tài ch nh để đánh giá một cách khách quan mức độ rủi ro của từng khách hàng. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra và đánh giá việc sử dụng hệ thống xếp hạng của cán ộ khách hàng trong việc chấm điểm cũng như áp dụng những chương trình ưu đãi dựa trên hệ thống này để tránh những rủi ro đạo đức và gây thiệt hại đến lợi nhuận kinh doanh của NHTM.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nguyên tắc, thủ tục cho vay và đưa ra các quy định chế tài trong công tác t n dụng nhằm xử phạt các trường hợp cố sai phạm trong việc cấp t n dụng.

Thực hiện công tác đánh giá danh mục t n dụng định kỳ nhằm có sự điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh, thực hiện tái cấu trúc danh mục với tiêu ch cắt giảm và ngưng cấp t n dụng với khách hàng xấu, yếu, khó. Theo dõi và áo cáo thường xuyên tình hình khách hàng trước và sau khi cấp t n dụng để đảm ảo sử dụng vốn vay đúng mục đ ch.

Không tập trung cho vay quá nhiều đối với một khách hàng hoặc một ngành hay một khu vực kinh tế nhất định, đặc iệt là ngành có rủi ro cao như ất động sản. Tăng cường ưu tiên cấp t n dụng cho các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào các chuỗi sản phẩm công nghiệp lớn.

ên cạnh đó, các NHTM cũng xây dựng lại các tiêu ch phân loại nợ và thực hiện tr ch lập dự phòng rủi ro một cách trung thực, đầy đủ, không cố tình che đậy nợ xấu. Điều này không chỉ đảm ảo được sự an toàn của NHTM mà còn là cơ sở để các nhà quản trị và nhà làm luật có những quyết định điều hành, định hướng một cách đúng đắn và ch nh xác nhất.

Khi RRTD xảy ra, NHTM chắc chắn sẽ chịu thiệt hại và tổn thất. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại và tổn thất này phụ thuộc lớn vào việc giám sát, kiểm tra và những iện pháp xử l rủi ro được ngân hàng áp dụng.

Vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra là nâng cao vai trò của ộ phận kiểm tra, kiểm soát cũng như cần có sự tách iệt giữa các ộ phận quan hệ khách hàng, ộ phận cho vay và ộ phận thu hồi nợ, ộ phận quản l RRTD nhằm tạo cơ chế kiểm tra giám sát trong việc phòng ngừa rủi ro, xử l rủi ro khi phát sinh, qua đó tạo ra cơ chế t ch cực, kiên quyết trong việc xử l và thu hồi các khoản t n rủi ro đến mức tối đa. ên cạnh việc hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai thì việc xử l nợ xấu hiện tại là vấn đề trọng tâm của các NHTM. ác NHTM cần thực hiện tr ch lập dự phòng rủi ro một cách trung thực, đầy đủ, không cố tình che đậy nợ xấu. Điều này không chỉ đảm ảo được sự an toàn của NHTM mà còn là cơ sở để các nhà quản trị và nhà làm luật có những quyết định điều hành, định hướng một cách đúng đắn và ch nh xác nhất. Việc đẩy mạnh cơ cấu lại tổ chức, sắp xếp và định hướng lại dòng vốn, thống nhất đầu mối để quản l , điều hành hiệu quả hơn thông qua hoạt động sáp nhập, hợp nhất cũng cần được xem xét.

5.2.1.3 Nâng cao chất lượng công tác định giá tài sản đảm ảo

Hiện nay, công tác định giá tài sản ảo đảm đóng vai trò hết sức quan trọng khi mà các ngân hàng chủ yếu cho vay dựa trên giá trị tài sản ảo đảm. Trên thực tế là công tác thẩm định giá hiện nay chủ yếu mang t nh chất nội ộ và phụ thuộc lớn vào khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Do đó, giá trị tài sản chưa mang t nh khách quan, điều này khiến khách hàng có tâm l lựa chọn ngân hàng định giá tài sản cao hơn dẫn đến tâm l cạnh tranh không lành mạnh để lôi kéo khách hàng và d dẫn đến RRTD.

Để nâng cao chất lượng của công tác định giá tài sản ảo đảm nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cần phải xác định rằng đây là một khâu then chốt để cho vay và là công cụ quan trọng để giảm thiểu rủi ro khi xử l tài sản thế chấp. ác ngân hàng cần xây dựng hệ thống thông tin về ất động sản, phối hợp với các tổ chức mô giới,

các công ty nghiên cứu thị trường để hình thành ộ dữ liệu thông tin giá thị trường phục vụ cho toàn hệ thống ngân hàng.

Đồng thời các ngân hàng cần phối hợp nhiều hơn nữa với các tổ chức định giá độc lập để nâng cao t nh khách quan trong việc xác định giá trị tài sản. ác ngân hàng nên định kỳ thực hiện rà soát danh sách các công ty định giá được phép định giá để đảm ảo các công ty định giá này có kinh nghiệm và năng lực trong việc định giá. ên cạnh đó, mỗi ngân hàng cần chú trọng việc đào tạo và ồi dưỡng cán ộ làm công tác định giá ất động sản thế chấp. Ngoài việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ, các cán ộ định giá còn phải được đào tạo nâng cao khả năng nắm ắt và hiểu iết các kiến thức pháp luật, cơ chế, ch nh sách liên quan đến việc định giá. ác ngân hàng có thể liên kết, tổ chức các lớp tập huấn để các cán ộ định giá chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm định giá lẫn nhau. Ngoài ra, nên tổ chức nhân sự định giá theo hướng chuyên môn hóa từng loại tài sản để cán ộ định giá có khả năng nắm ắt được tình hình thị trường, hiểu sâu hơn về loại tài sản đó nhằm giúp cho việc định giá đạt kết quả cao nhất.

5.2.2Tăng vốn chủ sở hữu

Tăng vốn chủ sở hữu là một những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay của các NHTM Việt Nam để đáp ứng chuẩn Basel II. Một số giải pháp để các NHTM có thể tăng vốn tự có nhằm nâng cao khả năng thanh khoản được đưa ra như phát hành chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn dài để tăng vốn cấp 2, không chia cổ tức để bổ sung vốn tự có, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.

5.2.3Tăng tài sản gắn liền với việc phân bổ sử dụng tài sản hợp lý

Nhìn chung tổng tài sản của các ngân hàng thương mại tăng đều đặn qua các năm. Tuy nhiên việc tăng tài sản cũng cần gắn liền với việc phân bổ và sử dụng tài sản hợp lý. Các ngân hàng cần chú đến công tác quản lý các tài sản có tính thanh khoản cao có thể d dàng chuyển đổi thành tiền mặt, d dàng mua bán trên thị trường thứ cấp hoặc được Chính phủ chiết khấu. Mặt khác, các NHTM cũng cần gia

tăng nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao khi có dấu hiệu tăng rủi ro tín dụng nhằm bảo đảm an toàn thanh khoản

5.3 Kiến nghị với chính phủ và NHNN

5.3.1Kiến nghị đối với Chính phủ

5.3.1.1 Tòa Án nhân dân, Tổng cục thi hành án và Bộ công án cùng hỗ trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao

ho đến nay nợ xấu được xử lý chủ yếu theo ba kênh: từ phần bán qua VAMC, từ nguồn lực trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng và từ phần thu hồi được. Trong điều kiện không được sử dụng tiền ngân sách Nhà nước, nếu đẩy nhanh được quá trình và mức độ thu hồi, nợ xấu sẽ xử l nhanh hơn và thực chất hơn. Mặc dù quyền của các ngân hàng trong thu giữ tài sản bảo đảm được luật quy định rất rõ, nhưng thực thi có nhiều khó khăn.

Cụ thể, quyền thu giữ tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 163/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 11/2012 rằng: các tổ chức tín dụng có đầy đủ quyền hạn tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cụ thể, quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...Rõ ràng, thu giữ tài sản bảo đảm là một hoạt động hợp pháp, được pháp luật cho phép, tuy nhiên thường trái ý muốn của chủ sở hữu và người nắm giữ tài sản bảo đảm. Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng không nhận được được đồng tình, hợp tác, thậm chí còn chống đối, phản ứng dữ dội của người đang giữ tài sản bảo đảm.Theo quy định của luật pháp, người đang giữ tài sản bảo đảm có trách nhiệm giao tài sản bảo đảm cho các tổ chức tín dụng mà chống đối, không bàn giao tài sản, là vi phạm pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Các tổ chức tín dụng hiện đang gặp nhiều rào cản khi thu hồi nợ. Mặc dù quyền của các ngân hàng trong thu giữ tài sản bảo đảm được luật quy định rất rõ, nhưng thực thi có nhiều khó khăn.Trong lúc việc thu hồi nợ trực tiếp của tổ chức tín dụng vấp phải khó khăn từ thái độ bất hợp tác của con nợ và dư luận phản ứng tiêu cực

thì quá trình xử lý thu hồi TS Đ thông qua Tòa án cũng chưa được như mong muốn.

Từ thực tế thu hồi nợ xấu ngân hàng thương mại tham gia cho thấy, để xử lý một khoản nợ xấu mà khách hàng không hợp tác và quyền thu giữ tài sản của ngân hàng không được thực thi trên thực tế, các ước tố tụng, thi hành án và phối hợp với các an ngành thường phải mất nhiều thời gian mới có thể có kết quả.

Do vậy, các NHNN đang rất cần Tòa Án nhân dân, Tổng cục thi hành án và Bộ Công An cùng hỗ trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao với cả hai trường hợp: tổ chức tín dụng thu hồi nợ trực tiếp và xử l qua Tòa án. Đặc biệt, cần có sự đồng lòng, thấu hiểu, ủng hộ của dư luận, các cơ quan ban ngành liên quan hỗ trợ trong việc tổ chức tín dụng tự thu hồi nợ để giải quyết nhanh và hiệu quả liên quan đến“nợ xấu”, nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM và ngăn chặn mối nguy hiểm đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63)