Tòa Án nhân dân, Tổng cục thi hành án và Bộ công án cùng hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)

trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao

ho đến nay nợ xấu được xử lý chủ yếu theo ba kênh: từ phần bán qua VAMC, từ nguồn lực trích lập dự phòng của các tổ chức tín dụng và từ phần thu hồi được. Trong điều kiện không được sử dụng tiền ngân sách Nhà nước, nếu đẩy nhanh được quá trình và mức độ thu hồi, nợ xấu sẽ xử l nhanh hơn và thực chất hơn. Mặc dù quyền của các ngân hàng trong thu giữ tài sản bảo đảm được luật quy định rất rõ, nhưng thực thi có nhiều khó khăn.

Cụ thể, quyền thu giữ tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 163/2006 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 11/2012 rằng: các tổ chức tín dụng có đầy đủ quyền hạn tự mình và chủ động xử lý nợ nếu như đã có thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Cụ thể, quyền thu giữ tài sản bảo đảm; bán tài sản bảo đảm; nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ...Rõ ràng, thu giữ tài sản bảo đảm là một hoạt động hợp pháp, được pháp luật cho phép, tuy nhiên thường trái ý muốn của chủ sở hữu và người nắm giữ tài sản bảo đảm. Trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp các tổ chức tín dụng không nhận được được đồng tình, hợp tác, thậm chí còn chống đối, phản ứng dữ dội của người đang giữ tài sản bảo đảm.Theo quy định của luật pháp, người đang giữ tài sản bảo đảm có trách nhiệm giao tài sản bảo đảm cho các tổ chức tín dụng mà chống đối, không bàn giao tài sản, là vi phạm pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm. Các tổ chức tín dụng hiện đang gặp nhiều rào cản khi thu hồi nợ. Mặc dù quyền của các ngân hàng trong thu giữ tài sản bảo đảm được luật quy định rất rõ, nhưng thực thi có nhiều khó khăn.Trong lúc việc thu hồi nợ trực tiếp của tổ chức tín dụng vấp phải khó khăn từ thái độ bất hợp tác của con nợ và dư luận phản ứng tiêu cực

thì quá trình xử lý thu hồi TS Đ thông qua Tòa án cũng chưa được như mong muốn.

Từ thực tế thu hồi nợ xấu ngân hàng thương mại tham gia cho thấy, để xử lý một khoản nợ xấu mà khách hàng không hợp tác và quyền thu giữ tài sản của ngân hàng không được thực thi trên thực tế, các ước tố tụng, thi hành án và phối hợp với các an ngành thường phải mất nhiều thời gian mới có thể có kết quả.

Do vậy, các NHNN đang rất cần Tòa Án nhân dân, Tổng cục thi hành án và Bộ Công An cùng hỗ trợ hợp tác để công tác xử lý nợ xấu có tính khả thi cao với cả hai trường hợp: tổ chức tín dụng thu hồi nợ trực tiếp và xử l qua Tòa án. Đặc biệt, cần có sự đồng lòng, thấu hiểu, ủng hộ của dư luận, các cơ quan ban ngành liên quan hỗ trợ trong việc tổ chức tín dụng tự thu hồi nợ để giải quyết nhanh và hiệu quả liên quan đến“nợ xấu”, nâng cao khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM và ngăn chặn mối nguy hiểm đe dọa sự ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 71)