Chính phủ cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)

nâng cao năng lực doanh nghiệp cùng các ch nh sách vĩ mô khác để nợ xấu được xử lý hiệu quả hơn

VAM đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan rà soát, ổ sung và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ, cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường. ước đầu đã phân loại, đánh giá, phân t ch được thực trạng các khoản nợ xấu đã mua để xác định các biện pháp xử lý nợ phù hợp.

Mua bán nợ theo cơ chế thị trường chỉ là một giải pháp xử lý nợ của VAMC, T TD. Để có hiệu quả trong việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường thì cần các điều kiện như: Nguồn lực về vốn của VAMC và thị trường mua bán nợ hiệu quả và phát triển (thông qua có nhiều giao dịch với nhiều người tham gia mua bán nợ,...). Ngoài ra, việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường chỉ làm hiện thực hóa những tổn thất liên quan đến khoản nợ đối với T TD. Đây không phải là giải pháp triệt để để xử lý khoản nợ xấu. Khoản nợ xấu, khách hàng vay của khoản nợ xấu vẫn tồn tại chưa được xử l . Để xử lý triệt để nợ xấu còn cần phải có các giải pháp cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy thị trường phát triển, nâng cao năng lực doanh nghiệp.

Thứ nhất, để xử lý nợ xấu được hiệu quả hơn trong thời gian tới về phía NHNN, trước hết, cần tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả, sử dụng linh hoạt công cụ chính sách tiền tệ góp phần bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế hợp lý và an toàn hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, cần có sự chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc hỗ trợ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thị trường nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững; tạo điều kiện hỗ trợ xử lý và hạn chế phát sinh mới nợ xấu của TCTD.

Thứ ba, hoàn thiện khuôn khổ pháp l , cơ chế, chính sách về hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro, an toàn hoạt động của các T TD, trong đó an hành, triển khai và áp dụng các quy định về quản trị rủi ro của TCTD theo nguyên tắc Basel; hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAM và các T TD. Tái định hướng chiến lược hoạt động tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị của các TCTD là yếu tố then chốt nhằm phòng ngừa, hạn chế nợ xấu gia tăng. Do đó, cần tiếp tục tái cơ cấu các T TD. Tăng cường tính công khai, minh bạch của TCTD trong hoạt động tín dụng, hạn chế tập trung tín dụng vào một số nhóm khách hàng hoặc ngành nghề hoặc tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Thứ tư, đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, giám sát các NHTM và bảo đảm an toàn hệ thống các NHTM; phát hiện và xử l nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về hoạt động tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tốc độ và chất lượng tín dụng, định hướng tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên của nền kinh tế nhằm hỗ trợ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020.

Thứ năm, yêu cầu các NHTM tiếp tục tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu; hạn chế, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh mới; thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro; triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hình thành và phát triển thị trường mua bán nợ.

Thứ sáu, đẩy mạnh hoạt động xử lý nợ xấu của VAM theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn, hiệu quả; tăng cường năng lực về vốn, công nghệ và nguồn nhân lực của VAM để VAMC triển khai thực hiện việc mua, bán nợ xấu theo cơ chế thị trường theo quy định của pháp luật và phương án được duyệt; triển khai có hiệu quả các giải pháp xử lý nợ xấu đã mua từ NHTM. Đặc biệt là cơ chế và phương pháp định giá bán mua-bán nợ và tài sản bảo đảm theo hướng tăng t nh mở, minh bạch, rõ ràng và thị trường cao hơn, cho phép phát triển thị trường mua bán nợ Việt Nam với sự tham gia ngày càng rộng rãi và thuận lợi hơn của các nhà đầu tư tư nhân và nước ngoài phù hợp thông lệ và xu hướng phát triển thị trường tài chính quốc tế, bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia, ngăn chặn lạm dụng. Có thể xem xét, cân nhắc thành lập và phát triển các công ty định giá tài sản và hệ số tín nhiệm doanh nghiệp độc lập, chuyên nghiệp, có năng lực, uy tín chuyên môn và trách nhiệm pháp l cao để hỗ trợ các giao dịch về bất động sản và giá dự án khi mua bán các khoản nợ của VMAC và các giao dịch M&A khác trên thị trường tài chính và thị trường ĐS trong nước.

Thứ bảy, phối hợp các cơ quan chức năng hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu, giao dịch bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, trình tự, thủ tục khởi kiện, thi hành án và các quy định khác có liên quan (quản lý nhà ở, kinh doanh bất động sản, xây dựng, đất đai...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 71 - 73)