Tăng cường công tác thanh tra giám sát ngân hàng và dự báo thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 79)

trường tài chính ngân hàng

Thanh tra giám sát có nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, một mặt nó giúp kiểm soát tất cả các hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật quy định, qua đó giúp định hướng hoạt động của lĩnh vực này theo qu đạo định hướng chung của Chính phủ. Mặt khác, qua hoạt động thanh tra giám sát giúp phát hiện sớm những dấu hiệu tiềm ẩn nguy cơ rủi ro thanh khoản thông qua thanh tra giám sát về các khoản vay có dư nợ lớn, những khoản nợ xấu có dư nợ lớn trực tiếp tại các NHTM và việc triển khai thanh tra việc áp dụng lãi suất huy động VND và USD ở các kỳ hạn khác nhau của cá

NHTM, qua đó, đưa ra các cảnh báo kịp thời đối với từng NHTM cũng như toàn ộ hệ thống NHTM Trong điều kiện hội nhập quốc tế, các yếu tổ bất thường luôn xảy ra. Một khi các NHTM đều có chủ trương tăng cường hội nhập quốc tế thì các NHTM phải chuẩn bị sẵn sàng cho những thách thức này. Tuy vậy, sự hoạt động của thị trường luôn tuân theo các quy luật nhất định và chủ yếu chịu sự chi phối của nhân tố cung cầu thị trường quốc tế. Chính vì thế, nếu từng NHTM cần nhận thức đúng vấn đề và nâng cao năng lực nghiên cứu và dự báo thị trường thì sự hội nhập của mỗi NHTM sẽ có sự chủ động nhiều hơn và cái giá phải trả sẽ là thấp nhất. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường của NHTM còn khá nhiều bất cập. Liên quan đến nghiên cứu thị trường tiền tệ NHTM lại càng tỏ ra sự yếu kém hơn, do trên thị trường này gắn liền với sự vận động của tiền tệ - một loại hàng hóa rất nhạy cảm với mọi sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội tâm lý... nhất là sự nhạy cảm rất cao với chính sách tiền tệ của các nước phát triển. ó nghĩa là các ch nh sách tiền tệ trong nước luôn chịu sự chi phối rất cao bởi nhiều nhân tố, trong đó đặc biệt là chịu sự chi phối bởi chính sách tiền tệ tại các nước phát triển. Chính vì thế, cần ưu tiên hàng đầu việc nghiên cứu các xu hướng và sự vận động của thị trường tài chính toàn cầu gắn liền với các chính sách tiền tệ tại các nước phát triển qua đó, đưa ra các dự báo triển vọng thị trường trong tương lai. Nếu như điều này được chú ý và thực hiện tốt, các dự báo sát với di n biến thị trường thì có thể dẫn dắt được thị trường đi theo đúng định hướng và các chính sách tiền tệ đưa ra phản ánh chân thực hơn và không đi ngược lại xu thế biến động của thị trường. Điều này là rất quan trong đối với các NHTM Việt Nam và có thể nói là nhân tố có tính quyết định trong quản lý thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Hay nói cách khác, hiệu quả của công tác quản lý thanh khoản ở các NHTM Việt Nam phụ thuộc lớn vào năng lực dự báo của các nhà làm ch nh sách trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Trong điều kiện thị trường tài ch nh chưa phát triển cao, hầu hết các nhu cầu về vốn kinh doanh trong nền kinh tế đều trông đợi từ các NHTM, thì tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng vẫn là một nguy cơ thường trực tại thị trường tín dụng Việt Nam những năm tới. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chưa chặt chẽ luồng vốn nước ngoài

cũng tiềm ẩn nguy cơ rút vốn và nguy cơ gây rủi ro thanh khoản cũng rất cao. Chính vì thế, tăng cường công tác thanh tra giám sát ngân hàng và dự báo thị trường tài chính ngân hàng cần phải được chú trọng đúng mức, không chỉ ở từng NHTM, mà còn phải được quán triệt sâu sắc ở các nhà quản lý NHNN.

Đối với các nhà quản lý NHNN: cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và tăng cường công tác dự báo thị trường tài chính ngân hàng, cảnh báo sớm RRTK cho các NHTM nói riêng cũng như các định chế tài chính nói chung. Triển khai đồng bộ và thống nhất toàn bộ hệ thống ngân hàng. Thực hiện thanh tra giám sát trên cơ sở rủi ro là chủ yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến khả năng thanh khoản bằng chứng thực nghiệm tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 77 - 79)