2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Ngân hàng TMCP Sài Gòn có tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 18/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc NHNN và Giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của Ủy ban Nhân dân TPHCM.
Sau hơn 11 năm hoạt động không hiệu quả với tên gọi Ngân hàng TMCP Quế Đô, đến ngày 08/04/2003, SCB chính thức được thành lập theo quyết định số
336/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống đốc NHNN.
Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP- NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở
hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây là bước ngoặt trong lịch sử phát triển của cả
ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi về quy mô tổng tài sản lớn hơn, phát triển vượt bậc về công nghệ, mạng lưới chi nhánh phát triển rộng khắp cả nước.
2.1.2. Sản phẩm dịch vụ chủ yếu của SCB
Trong nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, không chỉ
dừng lại ở các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống là nhận tiền gửi và cho vay, SCB còn đưa ra thị trường nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các sản phẩm dịch vụ chính của SCB bao gồm 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Các nghiệp vụ tài sản nợ bao gồm: dịch vụ tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi liên ngân hàng…
- Nhóm 2: Các nghiệp vụ tài sản có bao gồm: cho vay, bảo lãnh doanh nghiệp và cá nhân, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, chiết khấu giấy tờ có giá, kinh doanh ngoại tệ, đầu tư…
- Nhóm 3: Các dịch vụ ngân hàng bao gồm: Các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ mọi đối tượng khách hàng; dịch vụ thu chi hộ, chi hộ
lương; kiều hối; thẻ; dịch vụ ngân hàng điện tử: Mobile Banking, Internet Banking; dịch vụ ngân quỹ và các dịch vụ khác.
Các nghiệp vụ tài sản nợ giúp tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động. Các nghiệp vụ tài sản có và dịch vụ ngân hàng là các sản phẩm kinh doanh giúp mang lại nguồn thu cho ngân hàng. Trong đó, nguồn thu từ lãi vay vẫn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong cơ cấu thu nhập của SCB.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, mạng lưới phân phối
Cơ cấu tổ chức của SCB (xem phụ lục số 02 đính kèm)
Cơ cấu tổ chức hội sở chính được chia thành bảy khối đó là: Khối Tín dụng và đầu tư, Khối tiền gửi và dịch vụ phi tín dụng, Khối kế toán và tài chính, Khối nghiệp vụ hỗ trợ, Khối quản trị rủi ro, Khối vận hành và Khối CNTT, trong mỗi khối có các phòng ban chức năng tương ứng. Đứng đầu mỗi Khối là một Phó Tổng phụ trách, cơ cấu tổ chức này cho thấy có sự độc lập tương đối giữa các khối và chịu sự kiểm soát trực tiếp của ban điều hành và hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức tại chi nhánh được chia thành các phòng ban chức năng như phòng kế toán, phòng ngân quỹ, phòng tín dụng, phòng hành chính, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh chịu trách nhiệm trực tiếp với ban điều hành và hội đồng quản trị.
Mạng lưới hoạt động trong nước của SCB được tổ chức như sau: Hội sở
chính tại TP.HCM, Sở Giao dịch TP.HCM, 32 chi nhánh và 84 phòng giao dịch là các vệ tinh xung quanh chi nhánh. Hội sở quản lý Sở Giao dịch và các Chi nhánh. Các Chi nhánh trực tiếp quản lý các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố hoặc tỉnh lân cận.
2.1.4. Khái quát kết quả kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011
Thị trường tài chính – tiền tệ giai đoạn 2007-2011 trải qua nhiều biến động,
Giữa bối cảnh đó, SCB vẫn đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Đó là SCB đã duy trì được hoạt động kinh doanh ổn định và có sự tăng trưởng thể hiện qua các chỉ tiêu quy mô hoạt động.
Bảng 2.1: Quy mô hoạt động kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011
ĐVT: tỷđồng
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh SCB từ năm 2007 đến năm 2011) [8]
Các chỉ tiêu thể hiện quy mô hoạt động của SCB có sự tăng trưởng trong giai
đoạn 2007-2011, cụ thể là: Tổng tài sản cuối năm 2007: 25,942 tỷ đồng, đến hết năm 2011: 78,014 tỷ đồng, tăng 52,072 tỷ đồng so với năm 2007. Bên cạnh đó, SCB cũng đã có nhiều lần tăng vốn điều lệ. Nếu như năm 2007, Vốn điều lệ SCB chỉ có khoảng 1,970 tỷ đồng thì đến năm 2011 đạt 4.185 tỷ đồng, đáp ứng yêu cầu tăng vốn lên 3.000 tỷđồng theo nghịđịnh 141/2006/NĐ-CP. Các chỉ tiêu về nguồn vốn huy động và dư nợ tín dụng cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm, cuối năm 2011 nguồn vốn huy động đạt 43,664 tỷđồng tăng 20,905 tỷ so với năm 2007. Thực hiện chính sách tín dụng đặt ra từ đầu năm, SCB chú trọng ưu tiên vốn cho các nhu cầu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tính đến cuối năm 2011, tổng dư nợ tín dụng đạt 42,225 tỷđồng tăng 22,747 tỷ so với năm 2007. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng tài sản 25,942 38,596 54,492 60,183 78,014 Vốn điều lệ 1,970 2,181 3,635 4,185 4,185 Nguồn vốn huy động 22,759 34,606 48,902 54,439 43,664 Dư nợ tín dụng 19,478 23,278 31,311 33,178 42,225
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của SCB giai đoạn 2007-2011 ĐVT: tỷđồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế 359 646 423 447 701
ROE (%) 23.19 22.75 10,50 7.15 8.18
ROA (%) 1.52 2.06 0,95 0.55 0,51
Hệ số CAR (%) 17.98 9.91 11,54 10,32 8.05
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh SCB từ năm 2007 đến năm 2011) [8]
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, hoạt động kinh doanh của SCB đạt hiệu quả cao trong hai năm 2007-2008 thể hiện qua sự tăng trưởng của lợi nhuận cũng như các chỉ số ROE, ROA. Giai đoạn 2009-2011, hiệu quả hoạt động của SCB giảm sút đáng kể thể hiện qua các chỉ số khả năng sinh lời đều sụt giảm mạnh, ROE từ
22.75% trong năm 2008 sụt giảm còn 10.5% vào năm 2009 và chỉ còn 8.18% vào năm 2011. ROA từ mức 2.06% trong năm 2008 sụt giảm chỉ còn 0.51% vào năm 2011. Bên cạnh hiệu quả hoạt động không cao thì hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn này cũng chưa được đảm bảo, hệ số an toàn vốn CAR liên tục sụt giảm từ
năm 2009 đến 2011 và chỉ còn ở mức 8.05% vào năm 2011, thấp hơn mức tối thiểu 9% do NHNN quy định.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG QUỐC TẾTẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN
2.2.1. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý
Ý thức được tầm quan trọng của việc mở rộng quan hệđại lý, kể từ khi chính thức được NHNN cấp phép thực hiện dịch vụ TTQT năm 2006, SCB không ngừng phát triển và mở rộng họat động này. Từ chỗ chỉ có 2 tài khoản Nostro và quan hệ
với một vài ngân hàng trong năm 2006, tính đến 31/12/2011, SCB đã nâng số tài tài khoản Nostro lên con số 16 tại các ngân hàng nước ngoài với hầu hết các ngoại tệ
mạnh, thông dụng trong hoạt động thanh toán quốc tế và thiết lập quan hệ đại lý với gần 200 ngân hàng lớn trên thế giới, từ đó sử dụng được hệ thống mạng lưới rộng
khắp thế giới của những ngân hàng này đồng thời nhận được hạn mức giao dịch từ
các ngân hàng đại lý để thực hiện tốt hơn hoạt động thanh toán quốc tế cũng như
giao dịch ngoại hối của mình. Ngoài việc mở rộng quan hệ để phát triển nghiệp vụ, các ngân hàng đại lý đã hỗ trợđào tạo, nâng cao tay nghề chuyên môn cho các cán bộ nhân viên thông qua các buổi hội thảo chuyên đề tại SCB hoặc cử nhân sự tham gia các khóa đào tạo tại nước ngoài do các ngân hàng đại lý tổ chức.
Hoạt động ngân hàng đại lý của SCB đã đạt được một số thành công nhất
định, các ngân hàng đều có quan hệ tốt với SCB, rất nhiệt tình hỗ trợ khi có những vướng mắc liên quan đến sản phẩm dịch vụ họ cung cấp.Tuy vậy, quan hệ với các ngân hàng đại lý vẫn còn một chiều, mới trên bình diện rộng và chưa phát triển theo chiều sâu. Hiện tại, trong số các ngân hàng SCB có quan hệ tài khoản Nostro mới chỉ có hai ngân hàng hỗ trợ nhiều nhất cho SCB là ngân hàng Wells Fargo và Nova Scotia, chỉ hai ngân hàng này đồng ý cấp hạn mức FX và hạn mức xác nhận LC cho SCB nhưng hạn mức này vẫn còn rất hạn chế, cụ thể Wells Fargo cấp hạn mức xác nhận L/C: 5 triệu USD, hạn mức FX: 5triệu USD; ngân hàng Nova Scotia cấp hạn mức xác nhận L/C: 10triệu USD, hạn mức FX: chưa cấp. Hầu hết các ngân hàng còn lại đều chưa cấp hạn mức FX, hạn mức xác nhận L/C hoặc chỉđồng ý xác nhận L/C cho SCB trong trường hợp có ký quỹ 100% ( Citibank).
So với các đối thủ cạnh tranh thì số lượng ngân hàng đại lý hiện tại của SCB vẫn còn quá nhỏ bé và khiêm tốn.
Bảng 2.3: Số lượng ngân hàng đại lý một số ngân hàng năm 2011
(Nguồn: Báo cáo Phòng nghiệp vụ NHQT SCB năm 2011 và Website Ngân hàng VCB, Sacombank, ACB, Eximbank, Đông Á) [9],[26],[28],[29],[32],[35]
2.2.2. Hoạt động kinh doanh ngoại hối
Nhóm này bao gồm hoạt động kinh doanh ngoại tệ, hoạt động huy động vốn, hoạt
động thanh toán thẻ quốc tế , hoạt động chi trả kiều hối.
2.2.2.1. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Ngân hàng SCB VCB Sacombank ACB Đông Á Eximbank
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SCB được thực hiện và hoạt động tại phòng Kinh doanh ngoại tệ trực thuộc khối vận hành.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như
những rủi ro vốn có trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, SCB đã đầu tư hệ thống công nghệ khá hiện đại với hệ thống Reuters Extra 3000, Reuters dealing 3000, gia nhập hệ thống SWIFT vào năm 2007 và đến nay đã ban hành khá đầy đủ các văn bản quy trình, quy chế nhằm kiểm soát các hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình như quy chế cấp hạn mức, quy trình kinh doanh ngoại tệ, quy trình kiểm soát rủi ro... để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động này. Hiện tại SCB mới chỉ
thực hiện giao dịch với tám loại ngoại tệ mạnh và thông dụng như: USD, GBP, EUR, CHF, AUD, CAD, SGD,JPY. Trong đó giao dịch chủ yếu là đồng USD, tiếp
đến là đồng EUR, các loại ngoại tệ khác không đáng kể.
Các giao dịch mua bán ngoại tệ của SCB được thực hiện tại hội sở chính và tại các đơn vị là các chi nhánh, phòng giao dịch. Các giao dịch thực hiện tại hội sở
chính do phòng kinh doanh ngoại tệ thực hiện, đối tác giao dịch ởđây là các tổ chức ngân hàng và phi ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng và trên thị trường quốc tế. Đây là hoạt động mua/ bán ngoại tệ trên tài khoản thông qua các đối tác nhằm mục đích cân bằng trạng thái với hoạt động bán/mua ngoại tệ với khách hàng hoặc đầu tư kiếm lãi trong việc dựđoán sự biến động của tỷ giá. Bên cạnh việc thực hiện các giao dịch như trên, phòng Kinh doanh ngoại tệ của SCB còn đảm nhận nhiệm vụ quản lý trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống và hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại các chi nhánh, phòng giao dịch thông qua việc cung cấp bảng tỷ giá giao dịch trong ngày và thực hiện xác nhận giá cho các đơn vị trong trường hợp số lượng ngoại tệ giao dịch vượt hạn mức của các đơn vị.
Hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ trực tiếp các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, cá nhân được thực hiện tại tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch của SCB trên phạm vi toàn quốc với các giao dịch như giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn.
Đối với các giao dịch giao ngay, SCB chia giao dịch này thành hai loại giao dịch là giao dịch lẻ và giao dịch sỉ. Giao dịch sỉ cho USD và các loại ngoại tệ quy ra
USD có khối lượng từ 5000 USD trở lên. Khi có phát sinh giao dịch lẻ, các chi nhánh thực hiện giao dịch chỉ cần cập nhật tỷ giá mới nhất để cung cấp cho khách hàng và thực hiện các thủ tục thanh toán, hạch toán theo quy định. Đối với các giao dịch sỉ, GDV ở chi nhánh, PGD bắt buộc phải gọi điện thoại lên cho Dealer thuộc phòng kinh doanh ngoại tệ để được cung cấp tỷ giá trước khi chào giá cho khách hàng và phải xác nhận ngay với phòng kinh doanh ngoại tệ khi khách hàng đồng ý giao dịch. Qua đây có thể thấy rằng giữa Hội sở chính và chi nhánh của SCB có sự độc lập nhất định trong kinh doanh tuy nhiên chi nhánh vẫn bị lệ thuộc rất lớn vào hội sở do không có quyền quyết định một mức tỷ giá hợp lý cho khách hàng.
Giao dịch giao ngay là giao dịch ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn nhất khoảng 90% tổng số các giao dịch của SCB. Nghiệp vụ kinh doanh chênh lệch giá hiện tại ở
SCB không được thực hiện và cũng chưa có những quy định hướng dẫn về nghiệp vụ này.
Mặc dù tại SCB đã có triển khai kinh doanh các sản phẩm phái sinh ngoại tệ
như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch Option tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, việc triển khai các sản phẩm này vẫn chưa thực sự phổ biến và hiệu quả. Doanh số giao dịch kỳ hạn của SCB khá thấp ước chừng đạt khoảng 8% tổng doanh số giao dịch mua bán ngoại tệ, các hợp đồng kỳ hạn chủ yếu được thực hiện giữa SCB với ngân hàng khác nhằm chuẩn bị nguồn ngoại tệ trước trong thời điểm khan hiếm ngoại tệ, tỷ giá có xu hướng tăng. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp XNK tiến hành hoạt động này như một công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá thì hầu như
không có. Số lượng giao dịch hoán đổi ngoại tệ của SCB lại còn khiêm tốn hơn, hầu hết các giao dịch Swap là nhằm mục đích giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt VNĐ
tạm thời. Hiện tại nghiệp vụ quyền chọn tại SCB không có doanh số phát sinh, điều này không có gì đặc biệt khi mà quyền chọn ngoại tệ hiện nay vẫn chưa phổ biến tại Việt Nam
Bảng 2.4: Tổng doanh số mua bán ngoại tệ SCB giai đoạn 2007-2011
Đơn vị tính: triệu USD
Năm 2007 2008 2009 2010 2011
Doanh số 397.07 1,580.34 2,097.096 1,748.81 2,023.899
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2007-2011 của SCB) [8]
Trong giai đoạn 2007-2011 doanh số mua bán ngoại tệ của SCB có xu hướng tăng qua các năm tuy nhiên tốc độ tăng trưởng của năm sau so với năm trước ngày càng chậm lại, năm 2008 tăng 298% so với năm 2007, năm 2009 tăng 32.6% so với năm 2008, năm 2011 tăng 15.7% so với năm 2010, chỉ riêng năm 2010 thì tổng doanh số mua bán có giảm hơn năm 2009 (giảm 16%), tuy nhiên vẫn ở mức cao so với doanh số của năm 2007. Tổng doanh số mua bán ngoại tệ đạt mức lớn nhất vào năm 2009 với gần 2.1 tỷ USD. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ mặc dù có tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự mang lại hiệu quả về thu nhập cho SCB, lợi nhuận thu được từ hoạt động này còn thấp, chưa có sự ổn định qua từng năm, vẫn còn thua lỗ và chưa góp phần cải thiện đáng kể cơ cấu thu nhập của ngân hàng. Trong giai đoạn 2007-2011, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại so với lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt cao nhất là 8.4%vào năm 2009 . Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau