PHÂN TÍCH SWOT VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH NGHIỆP VỤ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

NGÂN HÀNG QUỐC TẾ TẠI SCB

Để đánh giá những cơ hội và thách thức của SCB trong môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tác giả phân tích các yếu tố ngoại sinh ảnh hưởng đến hoạt động nghiệp vụ NHQT của SCB

¾ Môi trường kinh tế, chính tr, xã hi trong nước và quc tế

Hòa cùng xu hướng quốc tế hoá mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, từ

những năm đầu thập niên 1990, đất nước ta bắt đầu mở cửa nền kinh tếđẩy mạnh giao thương với bên ngoài để phát triển kinh tế đất nước. Đến năm 2010, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của những tổ chức kinh tế lớn trên thế

giới điển hình như: Thành viên của (APEC); thành thành viên ASEAN năm 1995; năm 2000 Việt Nam ký kết và thực hiện Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ với những nội dung và phạm vi cam kết sát với chuẩn mực WTO; tiếp đó là Hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc

được ký kết vào tháng 11/2002. Nước ta cũng tham gia vào Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) được ký lại lần thứ ba vào tháng 8/2006;

Đặc biệt, ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)...

Bên cạnh những tác động tích cực đến phát triển kinh tế do hội nhập mang lại, tham gia quá trình hội nhập với kinh tế toàn cầu Việt Nam cũng không tránh khỏi các tác động tiêu cực do ảnh hưởng từ thiên tai; sự bất ổn về chính trị, nguy cơ chiến tranh từ các nước Trung Đông, Bắc Phi; sự suy giảm chung của kinh tế

toàn cầu trong những năm gần đây đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu…Kinh tế suy thoái, nợ công tăng cao, ngân sách thâm hụt làm cho sức mua kiệt quệ, hàng hóa tồn đọng, thất nghiệp ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia trên thế giới, khủng hoảng kinh tế làm cho nhu cầu tiêu dùng của thế giới giảm dẫn đến khối lượng thương mại, dịch vụ của thế giới cũng giảm, trong đó nhập khẩu và xuất khẩu vào các nền kinh tế phát triển chủ yếu là số âm. Đồng thời khủng hoảng kinh tế cũng làm cho xu hướng bảo hộ mậu dịch của các nước gia tăng, các quốc gia tăng cường các biện pháp để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài tối

đa, điển hình nhất là việc sử dụng hàng rào “phi thuế quan” đối với nông phẩm nhập khẩu để bảo hộ hàng nông sản nội địa của EU, Nhật, Mỹ, Úc... trong đó quy

định về hạn chế hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, gia tăng các tiêu chuẩn về về sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường...tất cả các yếu tố trên dẫn đến hệ quả tất yếu là hoạt động XNK của nhiều quốc gia bịảnh hưởng đáng kể.

Ngoài ra, khủng hoảng tài chính toàn cầu cũng đã làm giảm uy tín, xếp hạng tín nhiệm của nhiều tổ chức tài chính trên thế giới và cả ở trong nước. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động NHQT của các ngân hàng Việt Nam như số lượng ngân hàng đại lý và ngân hàng có quan hệ tài khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ giảm xuống, nhiều ngân hàng trong nước đã rút tiền về hoặc cắt giảm nhiều tài khoản tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng nước ngoài do lãi suất thấp và uy tín của các ngân hàng nước ngoài bị giảm sút. Hệ quả tất yếu là việc thanh toán của doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn, với chi phí cao hơn và rủi ro lớn hơn trước.

Về tình hình kinh tế - chính trị trong nước, Việt Nam hiện được quốc tế đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định vào bậc nhất châu Á. Trong giai đoạn 2007-2011, bên cạnh một số kết quả tích cực về kinh tế như kim

ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng tốt, đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu thì nền kinh tế trong nước đã gặp không ít khó khăn và tiếp tục phải đối diện với những thách thức lớn trước tình trạng nhập siêu tăng mạnh; chỉ số giá tiêu dùng vượt hai con số; lãi suất tăng cao trong khi tiêu dùng có xu hướng chậm lại làm cho hàng tồn kho gia tăng; các mục tiêu tăng trưởng không đạt được; tình trạng các doanh nghiệp phá sản gia tăng chưa từng có; thị trường BĐS đóng băng một thời gian dài làm cho nợ quá hạn trong hệ thống ngân hàng gia tăng do trước đây các các ngân hàng tập trung cho vay BĐS…Trước tình hình này, Chính Phủ đã đưa ra những chính sách vĩ mô đểđiều tiết ổn định kinh tế trong nước, trước hết chính sách tiền tệ thắt chặt để kìm chế lạm phát thông qua việc ban hành các thông tư giới hạn mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM trong năm 2010, 2011; Tiếp đến là việc ra đời của thông tư 13/TT-NHNN ngày 20/05/2010, thông tư 19/TT-NHNN ngày 27/09/2010 với những yêu cầu cao hơn về các hệ số đảm bảo an toàn trong hoạt

động của TCTD, điển hình như tỷ lệ cho vay/ huy động không được vượt quá 80%. Rồi đến việc đồng loạt nâng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%, tăng lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn trong những tháng cuối năm 2010 đầu năm 2011. Sau đó là chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng để giải quyết nợ xấu, đáng chú ý nhất là sự kiện NHNN chấp nhận để ba ngân hàng TMCP Sài Gòn, TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và TMCP Đệ Nhất hợp nhất làm một lấy tên gọi chính thức là ngân hàng TMCP Sài Gòn. Những yếu tố này khiến các NHTM thận trọng hơn trong hoạt động tín dụng, lãi suất cho vay được đẩy lên rất cao làm cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XNK nói riêng khó tiếp cận được vốn vay để sản xuất kinh doanh. Hoạt động doanh nghiệp XNK bị ảnh hưởng, tình trạng nợ quá hạn gia tăng, tăng trưởng tín dụng trong đó có tín dụng tài trợ XNK bị hạn chế dẫn đến doanh số hoạt động TTQT cũng bị sụt giảm đáng kể và nhiều ngân hàng đã bị mất một số lượng khách hàng TTQT lớn trong đó có SCB.

Biểu đồ 2.6: Kim ngạch XK, NK hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2001-2011

( Nguồn: Website Tổng cục Hải Quan [27]

Bên cạnh đó, vấn đề tỷ giá trong giai đoạn này cũng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp XNK và các NHTM trong quá trình kinh doanh. Chính sách

điều hành tỷ giá của NHNN Việt Nam là chính sách thả nổi có điều tiết của Nhà nước, vì vậy tỷ giá USD/VND không dao động mạnh, có xu hướng ổn định theo chiều hướng đi lên để khuyến khích xuất khẩu nhưng lại không phản ảnh được tỷ

giá thực tế theo cung cầu thị trường. Điển hình trong thời gian từ đầu năm 2008

đến tháng 02/2011, NHNN đã có chín đợt điều chỉnh tỷ giá và biên độ giao dịch, tuy nhiên tỷ giá trên thị trường tự do vẫn không thể kiểm soát được, tỷ giá trên thị

trường này có sự cách biệt khá lớn so với tỷ giá chính thức do các NHTM niêm yết, ví dụ ngày 26/11/2009 tỷ giá các NHTM niêm yết là 18.500VNĐ/USD nhưng tỷ giá ở thị trường tự do là 19.000 VNĐ/USD, ngày 11/02/2010 tỷ giá chính thức là 19.100 VNĐ/USD thì tỷ giá trên thị trường tự do là 19.500VNĐ/USD, ngày18/08/2010 tỷ giá niêm yết của NH là 19.500VNĐ/USD thì tỷ giá trên thị

trường tự do là 21.500 VNĐ/USD, ngày 11/02/2011 tỷ giá niêm yết của ngân hàng là 20.900VNĐ/USD thì tỷ giá tự do tại một số thời điểm lên đến 22.000VNĐ/USD…tình trạng hai giá kéo dài này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp XNK khi muốn mua USD để thanh toán cũng như các ngân hàng trong việc tìm nguồn cung cấp bởi tâm lý của người dân, của các doanh nghiệp

XK không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng mà muốn bán trên thị trường tự do để được giá cao hơn hoặc đầu cơ, tích trữ ngoại tệ để chờ giá lên, điều này buộc các NHTM phải tìm cách lách tỷ giá liên ngân hàng để mua được ngoại tệ từ các ngân hàng thừa nguồn, từđây hình thành một “chợđen” USD liên ngân hàng. Mua cao thì phải bán với giá cao, các doanh nghiệp XNK muốn mua ngoại tệ từ ngân hàng thì phải chấp nhận trả thêm một khoản chênh lệch và khoản này được hợp thức hóa bằng các khoản phí khác nhau như phí tư vấn dịch vụ, phí kiểm đếm…điều này gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp cũng như giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng không dồi dào nguồn ngoại tệ trong đó có SCB.

Tuy cơ chế kiểm soát tỷ giá của NHNN là thả nổi có điều tiết nhưng sự can thiệp của NHNN vẫn còn quá lớn dẫn đến rủi ro tỷ giá giảm đi đáng kể, hạn chế

phần nào tâm lý phòng ngừa rủi ro của nhà đầu tư, các doanh nghiệp XNK. Hiện tại, nghiệp vụ quyền chọn chỉ được triển khai giữa các loại ngoại tệ với nhau chứ

chưa áp dụng quyền chọn ngoại tệ/VNĐ. Những nguyên nhân trên phần nào làm hạn chế sự phát triển của thị trường giao dịch phái sinh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các NHTM.

Ngoài ra, môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng chưa

đầy đủ. Trong một vài năm trở lại đây, NHNN cho phép các NHTM thực hiện các giao dịch phái sinh tuy nhiên cơ sở pháp lý cho hoạt động này còn chưa đầy đủ

ngoại trừ chỉ có giao dịch hoán đổi lãi suất đã có quy chế của NHNN là Quyết

định số 1133/2003/QĐ-NHNN, ngày 30/09/2003. ¾ Yếu t khách hàng

Hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, năng lực kinh doanh của khách hàng còn hạn chế, tính minh bạch trong hoạt động tài chính, hoạt động kế toán chưa rõ ràng, phần lớn các báo cáo tài chính chưa được kiểm toán đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đã có trường hợp giả mạo giấy tờ tài sản thế chấp để vay vốn. Hiện nay phổ biến tình trạng vốn tự có của doanh nghiệp XNK nhỏ, khả năng tự chủ của doanh nghiệp không cao nên đầu tư máy móc, thiết bị cũng như thu mua nguyên vật liệu…chủ yếu bằng vốn đi vay, thêm vào đó công

tác nghiên cứu thị trường không được chú trọng đúng mức, dự đoán mức tiêu thụ

không chính xác dẫn đến kết quả kinh doanh không đạt theo phương án đề ra làm mất khả năng thanh toán, không hoàn trả được nợ cho ngân hàng đúng thời hạn. Trình độ kỹ thuật về nghiệp vụ ngoại thương còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm trong

đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại…đã làm cho các doanh nghiệp bị thua thiệt khi làm ăn với đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, đa số các doanh nghiệp XNK còn chưa quan tâm đến vấn đề rủi ro tỷ giá cũng như các công cụ để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, một số doanh nghiệp có quan tâm đến vấn đề này nhưng vẫn còn tâm lý e ngại trách nhiệm nên rất ít doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm ngoại tệ phái sinh do ngân hàng cung cấp.

¾ Môi trường cnh tranh

Giai đoạn 2007-2011 mang đặc điểm nổi bật là tiến trình hội nhập quốc tế

của Việt Nam sẽ trở nên sâu rộng hơn, quyết liệt hơn. Theo cam kết về tiếp cận thị

trường khi gia nhập WTO, kể từ tháng 01/2007 các ngân hàng 100% vốn nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam, họ không được xem là một ngân hàng nước ngoài mà được hưởng đối xử quốc gia đầy đủ như một NHTM trong nước. Thêm vào đó, tại Việt Nam hiện nay hệ thống NHTM đang có nhiều bước tiến vượt bậc về quy mô, mạng lưới hoạt động, vốn, công nghệ... những tiền đề nêu trên mở

ra những cơ hội phát triển cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đặc biệt là dịch vụ

ngân hàng quốc tế. Bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập cũng mang đến một thách thức rất lớn cho các NHTM đó là sự cạnh tranh gay gắt trong hệ thống ngân hàng, không những giữa các ngân hàng trong nước với nhau mà cả với các ngân hàng nước ngoài vốn rất mạnh về uy tín thương hiệu, vốn, sự đa dạng của sản phẩm, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hoạt động ngân hàng quốc tế lâu năm (các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như City Bank, HSBC, Standard Chartered Bank, Deutshe Bank... đều nằm trong top những ngân hàng lớn nhất trên thế giới).

Từ các yếu tố của môi trường bên ngoài như trên, kết hợp với những yếu tố

cũng như những điểm mạnh, điểm yếu của SCB trong môi trường kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế như sau:

Cơ hi (O-Opportunities)

¾ Việc gia nhập WTO làm tăng uy tín và vị thế của các NHTM Việt Nam trên thị trường thế giới, các NHTM Việt Nam trong đó có SCB dễ dàng hơn trong việc tăng cường các mối quan hệ với các ngân hàng nước ngoài tạo uy tín, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường kinh doanh đến nhiều quốc gia trên thế giới.

¾ Mở cửa nền kinh tế giúp các NHTM trong nước trong đó có SCB mở rộng quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các ngân hàng nước ngoài qua đó không những nâng cao được năng lực tài chính mà còn hiện đại hóa được công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, chất lượng nguồn nhân lực...theo tiêu chuẩn quốc tế.

¾ Hội nhập quốc tế vừa là động lực vừa là sức ép khi mà ngày càng nhiều sản phẩm ngân hàng hiện đại du nhập vào Việt Nam, nhu cầu về dịch vụ NHQT của khách hàng ngày càng tăng cao buộc các NHTM trong đó có SCB phải nâng cao năng lực phát triển nghiệp vụ NHQT.

¾ Hoạt động XNK của đất nước ngày càng phát triển mạnh mẽ, đây là cơ sở

thúc đẩy các nghiệp vụ NHQT phát triển, đặc biết là TTQT và tài trợ XNK. ¾ Khách hàng vẫn cần sự tư vấn của các ngân hàng

¾ Sự kiện hợp nhất thành công ba ngân hàng mang lại cho SCB cơ hội trở

thành một trong những ngân hàng có quy mô lớn về vốn, tài sản, nguồn vốn, mạng lưới từ đó gia tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động. Ngoài ra, SCB sau hợp nhất sẽ có số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHQT gia tăng từ khách hàng hiện hữu của ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất chuyển sang.

Thách thc (T- Threats)

¾ Mở cửa hội nhập quốc tế làm gia tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý, sản phẩm của họ có

lớn đối với hệ thống ngân hàng trong nước trong đó có SCB. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại trong nước cũng không ngừng đầu tư cho khoa học công nghệ nên chất lượng dịch vụ của các ngân hàng cũng không ngừng

được nâng cao, đây là một thách thức lớn cho hoạt động nghiệp vụ NHQT của SCB.

¾ Hội nhập làm hệ thống ngân hàng Việt Nam trong đó có SCB phải chịu tác

động lớn của thị trường tài chính thế giới. Khủng hoảng toàn cầu gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống ngân hàng trên toàn thế giới làm cho số lượng các ngân hàng đại lý và các ngân hàng có quan hệ tài khoản với ngân hàng trong nước sẽ giảm xuống. Nếu các ngân hàng không tỉnh táo, kỹ

lưỡng trong việc chọn đối tác để hợp tác sẽ rất dễ gặp rủi ro.

¾ Nguy cơ với khách hàng của ngân hàng: Qúa trình hội nhập làm tăng nguy cơ phá sản của các khách hàng XNK do suy giảm khả năng cạnh tranh và

ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu .

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)