Đối với hoạt động huy động ngoại tệ, kiều hối, phát hành và thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 96 - 117)

Ngày nay, việc đi du lịch, học tập, công tác và làm việc tại nước ngoài của người Việt Nam ngày một gia tăng, nhu cầu sử dụng các loại thẻ quốc tếđể rút tiền cũng như thanh toán tại nước ngoài đang trở thành xu hướng, vì vậy SCB cần sớm liên kết với các tổ chức thẻ quốc tế như Visa, Master...để triển khai phát hành các loại thẻ quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh cho ngân hàng đồng thời huy động được nguồn tiền gửi không kỳ hạn với giá rẻ.

Để gia tăng hoạt động huy động ngoại tệ, bên cạnh các chính sách ưu đãi về

lãi suất, các chương trình dự thưởng cho khách hàng gửi VNĐ, SCB cũng cần có những chính sách dành riêng cho khách hàng gửi tiết kiệm ngoại tệ để thu hút được nguồn ngoại tệ trong dân cư (vì tâm lý của người dân hiện nay thường thích cất trữ

vàng và ngoại tệ thay vì VNĐ).

Hoạt động chi trả kiều hối tại SCB vẫn chưa phát triển mạnh, doanh số chi trả kiều hối của SCB vẫn còn quá thấp so với lượng kiều hối hằng năm đổ về Việt Nam. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ này, SCB cần có những chương trình khuyến mãi như tặng quà, tổ chức bốc thăm trúng thưởng đối với những khách hàng đến nhận kiều hối cũng như các chính sách ưu đãi về giá mua ngoại tệ để khách hàng bán ngoại tệ nhận được cho ngân hàng, hay ưu đãi về lãi suất khi khách hàng nhận kiều hối gửi lại tiết kiệm để có thể thu hút được nguồn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ hay huy động vốn. Việc SCB làm đại lý phụ chi trả kiều hối cho Western Union thông qua ngân hàng Công thương Việt Nam có nhược điểm là tại một số thời điểm chi trả tiền cho khách hàng thì tài khoản chuyên dụng để chi trả

kiều hối của Ngân hàng Công thương không đủ tiền, các GDV phải mất nhiều thời gian trong việc thực hiện các thủ tục giấy tờ nội bộ cho Hội sởđể có thể tạm ứng chi trả trước cho khách hàng, điều này làm thời gian giao dịch với khách kéo dài, giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy, SCB cần sớm hoàn thiện các hồ

sơ, thủ tục để trở thành đại lý chính thức của Western Union. Bên cạnh đó, SCB cần

đa dạng hơn kênh chuyển kiều hối từ nước ngoài về Việt Nam thay vì chỉ quan hệ

với mỗi Western Union bằng cách tiếp cận và ký kết hợp tác với các công ty hoạt

hệ với các ngân hàng có quan hệ đại lý nhằm thu hút nhiều hơn lượng kiều hối đi qua kênh chi trả của hệ thống SCB. Đặc biệt chú trọng đến các công ty kiều hối nước ngoài, các ngân hàng quốc tế tại những khu vực được xác định có nguồn kiều hối chuyển về dồi dào.

3.2.2.4.Đối vi hot động tài tr XNK

Hiện tại, SCB chỉ mới triển khai sản phẩm tài trợ nhập khẩu thế chấp bằng chính lô hàng khi hàng hóa đó là máy móc thiết bị, những hàng hóa khác không

được chấp nhận làm tài sản thế chấp. Trong khi các mặt hàng nhập khẩu lại ngày càng phong phú, đa dạng theo định hướng phát triển nhập khẩu của Nhà nước. Vì vậy, đểđáp ứng được nhiều hơn và có hiệu quả nhu cầu tài trợ nhập khẩu của khách hàng, SCB cần nghiên cứu, xem xét mở rộng dần danh mục hàng hóa được chấp nhận dùng làm tài sản thế chấp như ôtô, hạt nhựa, sắt thép, thức ăn gia súc,...song hành với việc tìm kiếm một đối tác là một Công ty quản lý hàng cầm cố chuyên nghiệp để lưu kho và quản lý số hàng thế chấp này hoặc có kế hoạch xây dựng hệ

thống kho bãi đủ tiêu chuẩn để chủ động trong việc trông giữ, bảo quản và xử lý hàng hóa thế chấp.

Sản phẩm tài trợ xuất khẩu của SCB cũng chưa mạnh, chưa phong phú. Do

đó để hỗ trợ hoạt động thanh toán xuất khẩu hiệu quả hơn, SCB cần hoàn thiện, phát triển các sản phẩm hiện có, nghiên cứu đưa ra nhiều sản phẩm tài trợ xuất khẩu mới đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu; đồng thời góp phần giảm bớt sự mất cân bằng trầm trọng giữa thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu, gia tăng được nguồn cung ngoại tệđể phục vụ cho hoạt động thanh toán nhập khẩu của SCB. Cụ thể:

+ Đối với chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu: xem xét nâng cao tỷ lệ chiết khấu, thời gian chiết khấu đối với những bộ chứng từ hoàn hảo, khách hàng có uy tín, có quá trình hoạt động xuất khẩu tốt và có đối tác tốt.

+ Xem xét đề ra các điều kiện cụ thể để áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi đối với bộ chứng từ hàng xuất trình theo L/C nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, vì hiện tại nhiều ngân hàng đã bắt đầu áp dụng hình thức chiết khấu miễn truy đòi như BIDV, VCB, ACB, ABBANK....

+ Sớm triển khai sản phẩm cho vay VNĐ tài trợ xuất khẩu lãi suất USD để

tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thủ.

Ngoài các sản phẩm tài trợ XNK sẵn có, SCB cần nghiên cứu để phát triển những sản phẩm tài trợ chuyên biệt phù hợp với chu trình quay vòng vốn, đặc thù kinh doanh của từng đối tượng khách hàng, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp nắm bắt cơ hội kinh doanh và quản lý rủi ro như Forfeiting, Factoring, tài trợ hàng tồn kho, tài trợ nhà phân phối...

Về ngành hàng được tài trợ XNK, hiện nay SCB không có sự phân biệt rõ ràng nào về ngành hàng được tài trợ. Tuy nhiên, do nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nên nhu cầu về máy móc thiết bị công nghệ

tiên tiến, hàng hóa vật tư là các nhu cầu thiết thực. Vì vậy, SCB cần hạn chế tài trợ

nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng mang tính xa xỉ, hoặc các mặt hàng mà các nhà sản xuất trong nước có thể đáp ứng nhu cầu nội địa. Ngoài ra, vì nguồn vốn dài hạn

để thực hiện các dịch vụ tín dụng còn hạn chế, huy động vốn dưới hình thức ngắn hạn chiếm ưu thế nên trong tài trợ NK, SCB cần tập trung vào các ngành có thời gian chu chuyển vốn nhanh như xăng dầu, phân bón.... Bên cạnh đó, để cải thiện sự

mất cân đối trong cơ cấu tài trợ và thanh toán XNK, SCB nên tập trung hỗ trợ mạnh cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, hải sản và các ngành mang tính truyền thống như thủ công mỹ nghệ, gỗ vì nước ta vẫn là một nước nông nghiệp và các mặt hàng trên là thế mạnh, mang lại nguồn thu xuất khẩu đáng kể cho đất nước.

3.2.2.5.Đối vi hot động TTQT

SCB tham gia thị trường TTQT tương đối muộn so với các ngân hàng khác, do đó cần thiết xây dựng sản phẩm TTQT mang lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng, tạo sự khác biệt trong cách cung cấp sản phẩm TTQT, có như vậy mới có khả

năng thu hút khách hàng TTQT trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt. Với phương thức chuyển tiền: Đẩy nhanh tốc độ và nâng cao độ chính xác trong xử lý các khoản chuyển tiền có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của loại nghiệp vụ này, bởi vì tỷ trọng của phương thức này ngày càng gia tăng trong tổng doanh số thanh toán quốc tế của SCB. Các thanh toán viên cần tư

tiền phù hợp cho từng loại nhu cầu của khách hàng. Tích cực phát triển hình thức chuyển tiền bằng Bankdraft là một hình thức thanh toán lâu đời tại nước ngoài nhưng vẫn còn lạ lẫm tại Việt Nam, SCB cũng đã triển khai được một thời gian nhưng doanh số hầu như không có. Khuyến khích khách hàng cung cấp đầy đủ các thông tin chuyển tiền đặc biệt là loại đồng tiền thanh toán với đối tác để SCB có thể

tư vấn việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ tương ứng cho khách hàng cách hợp lý, tránh được áp lực tỷ giá nếu thanh toán bằng USD, cũng như có kế hoạch và tiến hành mở các tài khoản Nostro tương ứng tại các ngân hàng đại lý nhằm rút ngắn thời gian chuyển tiền cho khách hàng.

Với phương thức CAD: Đây là một phương thức thanh toán khá phổ biến trên thế giới nhưng vẫn còn khá mới mẻở thị trường Việt Nam. Phương thức thanh toán này được các nhà xuất khẩu ưa chuộng vì sau khi giao hàng xong là được nhận tiền ngay, không bị nhà nhập khẩu chiếm dụng vốn, chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển

đủ tiền vào tài khoản ký quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu giao hàng, bộ chứng từ xuất trình đơn giản. Chính vì điều này mà hiện nay một số ngân hàng trong nước đã triển khai dịch vụ thanh toán áp dụng phương thức này và đã bắt đầu nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ phía khách hàng (ngân hàng ACB). Để đa dạng hóa dịch vụ cung cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhiều đối tượng khách hàng, SCB cần sớm nghiên cứu, ban hành quy trình nghiệp vụ hướng dẫn cụ

thểđể triển khai dịch vụ thanh toán bằng phương thức CAD.

Với phương thức nhờ thu: SCB có thể nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhờ

thu chứng từ bằng cách kiểm tra bộ chứng từ nhanh chóng và cẩn trọng khi tiếp nhận mặc dù phương thức này không ràng buộc ngân hàng bởi các cam kết như

phương thức tín dụng chứng từ, qua đó SCB có thể đưa ra những lời tư vấn giúp khách hàng xuất khẩu đòi tiền được nhanh chóng, theo dõi đôn đốc nhà nhập khẩu trả tiền thông qua ngân hàng phục vu họđặc biệt là đối với nhờ thu trả chậm.

Với phương thức tín dụng chứng từ: Như đã phân tích trong chương 2, SCB mới chỉ phát triển được các nghiệp vụ L/C cơ bản như L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận có phát sinh nhưng số lượng phát sinh không nhiều. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán cũng như nhu cầu ngày

càng phong phú của khách hàng trong các thương vụ quốc tế, SCB cần nghiên cứu,

đưa ra quy trình nghiệp vụ hướng dẫn đối với các loại L/C đặc biệt, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn loại L/C phù hợp với từng thương vụ mua bán cụ thể để

tối đa hóa sự thuận lợi cũng như sự an toàn cho khách hàng.

Đối với L/C nhập khẩu: SCB cần đồng hành cùng khách hàng từ khâu tư vấn soạn thảo, thương lượng hợp đồng ngoại thương, đây là khâu rất quan trọng khi bắt

đầu một thương vụ, nếu SCB có thể hỗ trợ được cho khách hàng ở khâu này thì khách hàng có thể tránh được những điều khoản bất lợi tiềm ẩn rủi ro, giúp tạo vị

thế ngang bằng cho doanh nghiệp Việt Nam trên thương trường quốc tế. Tiếp sau

đó là tích cực hỗ trợ khách hàng trong khâu mở L/C, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không mấy chú trọng đến khâu này, SCB nên tư vấn cho khách hàng thấy rõ được tầm quan trọng của việc mở một L/C có điều khoản chặt chẽ và có thể

thực hiện được, tránh những rủi ro bất lợi trong quá trình thanh toán.

Đối với L/C xuất khẩu: Đây là phương thức thanh toán có độ an toàn tương

đối cao đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Ngân hàng SCB với vai trò là một ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, bên cạnh đó để giải quyết được bài toán mất cân đối thanh toán xuất nhập khẩu tất yếu cần phải phát triển nghiệp vụ

này, SCB cần thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: Triển khai dịch vụ Tư vấn lập hộ Bộ chứng từ hàng xuất tới khách hàng xuất khẩu, bên cạnh đó cần hoàn thiện quy trình dịch vụ theo hướng rút ngắn được thời gian luân chuyển chứng từ giữa TTXLCT và chi nhánh, rút ngắn được thời gian kiểm tra và xử lý chứng từ, đẩy nhanh tốc độ thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, góp phần nâng cao uy tín của SCB đối với khách hàng, góp phần gia tăng thu phí dịch vụ cho SCB. Nhân viên TTQT cần tư vấn cho người xuất khẩu danh sách các ngân hàng đại l ý của SCB để

có thể thông báo L/C trực tiếp không phải qua ngân hàng trung gian, giảm được 1 lần phí thông báo L/C cho khách hàng. Trong trường hợp SCB và ngân hàng phát hành L/C không có quan hệ đại l ý thì SCB cũng nên lưu ý, cung cấp thêm cho khách hàng thông tin về uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng đó để khách hàng có thể xem xét sửa đổi L/C hoặc yêu cầu người mở xác nhận L/C.

Khi thông báo L/C xuất khẩu, SCB nên lồng vào đó những tư vấn giúp khách hàng lưu ý về thời gian giao hàng, cách lập bộ chứng từ giao hàng cho phù hợp với L/C, nhất là các điều khoản đặc biệt có thể gây bất lợi cho khách hàng khi thực hiện. Bên cạnh đó, nhân viên TTQT cũng nên theo dõi thời gian xuất trình chứng từ để kịp thời nhắc khách hàng xuất trình theo đúng yêu cầu của L/C, tránh trường hợp bị

xuất trình trễ.

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Để phát triển nghiệp vụ NHQT, ngoài sự nỗ lực từ bản thân SCB còn cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, của NHNN, khách hàng để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiệp vụ NHQT của SCB của như của hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển. Sau đây là một số kiến nghị của tác giả:

3.3.1. Đối với Chính phủ

Sự ổn định của nền kinh tế là nến tảng đảm bảo cho mọi hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động nghiệp vụ NHQT của các ngân hàng. Do đó, Nhà nước cần tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, có tốc độ tăng trưởng, kiểm soát được lạm phát. Có như thế mới tạo được lòng tin, động lực khuyến khích các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp XNK nói riêng mạnh dạn đầu tư, sản xuất kinh doanh từđó tạo tiền đềđể các ngân hàng phát triển dịch vụ NHQT.

Chính phủ tiếp cần tiếp tục mở rộng hoạt động kinh tếđối ngoại theo hướng

đa phương hoá. Thực hiện tốt các quan hệ ngoại giao nhằm sớm gỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp XNK.

3.3.2. Đối với NHNN

Tỷ giá thị trường phải biến động tới mức đủ để các doanh nghiệp phải quan tâm chú ý tới vấn đề bảo hiểm rủi ro tỷ giá. Các NHTM cũng rất muốn triển khai các sản phẩm dịch vụ mới nhưng không thể "cố ép" khách hàng sử dụng khi thực sự

họ không có nhu cầu. NHNN cần có cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt hơn, tạo ra một thị trường ngoại hối phản ánh đúng quan hệ cung cầu ngoại tệ. NHNN cần tiếp tục nới rộng biên độ dao động so với tỷ giá bình quân và thường xuyên điều chỉnh

linh hoạt biên độ này cho phù hợp với thị trường hơn. Đây là cơ sởđể NHTM cũng như doanh nghiệp quen dần với các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá.

Ngoài ra, NHNN cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn về các nghiệp vụ

phái sinh để tạo hành lang pháp lý chung cho hoạt động của các NHTM. Cho phép lại các NHTM chủ động thực hiện quyền chọn ngoại hối giữa ngoại tệ và VND vì

đây là nhu cầu thiết thực của các doanh nghiệp XNK, trên cơ sở kiểm tra, kiểm soát chặc chẽ và có quy định chế tài cụ thểđể ngăn chặn các hành vi tiêu cực từ việc lợi dụng nghiệp vụ này để lách tỷ giá USD của một số NHTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiệp vụ ngân hàng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn (Trang 96 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)