Thiên nhiên mang đậm dấu ấn vùng miền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 28 - 38)

7. Bố cục của luận văn

2.1.1. Thiên nhiên mang đậm dấu ấn vùng miền

Mỗi con người sinh ra đều thuộc về một vùng đất, một nền văn hóa, một đất nước nhất định và họ có quyền tự hào về vùng đất đó. Là một người con của núi, lại có chặng đường dài gắn bó với với quê hương Việt Bắc, với vùng hồ Ba Bể, với bản Hon nên Dương Khâu Luông đã viết về thiên nhiên miền núi với tất cả tấm lòng yêu mến và sự hiểu biết sâu sắc về phong cảnh quê hương mình. Vì vậy, thiên nhiên trong những sáng tác bằng tiếng Tày của nhà thơ mang đậm dấu ấn vùng miền là điều dễ hiểu. Người Bắc Kạn luôn tự hào: “Bắc

Kạn có suối đãi vàng/ Có Hồ Ba Bể có nàng áo xanh” và càng tự hào hơn nữa

khi Hồ Ba Bể đã được Hội nghị Hồ nước ngọt thế giới, tổ chức tại Mỹ, công

nhận là một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới cần được bảo vệ vào

năm 1995. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định xếp hạng Danh

lam thắng cảnh Hồ Ba Bể là “Di tích quốc gia đặc biệt”. Đó quả là một món

quà vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho quê hương Bắc Kạn.

Tự hào về cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp cùng phong cảnh thiên nhiên kì thú được mệnh danh là “hồ trên núi” - hồ Ba Bể. Nhà thơ Dương Khâu Luông

đã nhiều lần nhắc tới địa danh này như muốn giới thiệu với bạn bè gần xa về vẻ đẹp của quê hương qua các sáng tác: Mừa chồm Nặm Pé (Đến thăm Ba Bể), Pò

Dả Mải (Gò Bà góa), Chứ hội xuân Nặm Pé (Nhớ hội xuân Ba Bể), Dú slam pé chứ noọng (Trên hồ Ba Bể nhớ em), Slim chứ dú slam pé (Cảm xúc hồ Ba Bể), Ăn còn (Quả còn)…

Chắc hẳn mỗi người khi đến thăm hồ Ba Bể đều có những cảm nhận khác nhau về phong cảnh nơi đây. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất đó là một hồ

nước xanh rộng lớn được tạo nên bởi ba hồ Pé Lầm, Pé Lù, Pé Lèng, với những địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng như Ao Tiên, thác Đầu Đẳng, động Puông. Mặc dù đã nhiều lần đến với hồ Ba Bể nhưng mỗi lần đến đây lại gợi cho nhà thơ những cảm xúc khác nhau:

Mừa chồm Nặm Pé Đến thăm Ba Bể

Mừa chồm hăn nặm pé đây lai Nặm kheo dú nưa pài pền pé Khúy lừa kếp bjoóc mjạc cằn phja Tiểng nộc roọng coỏng mà slí slướng Cần quá lưa ái slưởng hết then

Tỉ nảy chử bưởng tiên lụ bấu! Lẹo pé nhằng ái đảy pây them

Cảnh đẹp Hồ Ba Bể vang xa Có nước xanh trên non thành biển Cưỡi thuyền theo sườn núi hái hoa Nghe reo ca bốn bề chim hót

Đi qua hồ muốn cất tiếng then Đây là cảnh thực hay cõi tiên? Hết hồ rồi vẫn muốn đi thêm.

( Dương Khâu Luông dịch)

Cảm xúc đắm say trước vẻ đẹp của quê hương đã giúp nhà thơ viết nên những vần thơ đẹp về thiên nhiên miền núi. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông cứ vần xoay trong những tập thơ của Dương Khâu Luông. Mùa nào cũng đẹp, cũng xinh tươi, cũng đầy sức hấp dẫn. Mỗi mùa đều mang những vẻ đẹp riêng, những sắc màu riêng trong trạng thái vận động riêng vốn có của nó.

Mùa xuân - mùa khởi đầu của một năm, mùa của yêu thương và đoàn tụ, mùa của cảm hứng bất tận cho thi ca. Trong thơ Dương Khâu Luông, cảm hứng đạt đến độ say đắm, dạt dào nhất là những bài thơ viết về mùa xuân: Lẳp Chiêng (Đón tết), Nộc fầy fạ mà cạ bươn chiêng (Chim lửa trời về báo tết), Vằn chiêng (Ngày Tết). Qua những sáng của ông mùa xuân trên vùng núi cao Việt Bắc hiện lên thật tươi đẹp, thơ mộng, mang đậm hương vị, sắc màu miền núi.

Cứ mỗi độ tết đến, xuân về thiên nhiên được khoác lên mình chiếc áo mới. Với bản làng vùng núi cao, những tín hiệu đầu tiên của mùa xuân được người dân cảm nhận qua sắc đào hồng thắm, sắc trắng của hoa mận, hoa mơ:

“Boóc mặn phung nả táng/ Boóc tào đáo nả chàn/ Nộc fầy fạ bên mà chắp chang sluôn/ Bươn chiêng tẻo mà thâng mấư dá! - Hoa mận nở trước sân nhà/ Hoa đào tươi trước sàn trăng/ Chim lửa trời bay đến đậu trong vườn/ Ồ mùa xuân đã đến!” (Lẳp Chiêng- Đón tết).

Mùa xuân đến không chỉ được cảm nhận bằng màu sắc mà còn có cả những âm thanh rộn ràng, vui tươi của tiếng chim lửa rực trời về báo tết. Chim lửa trời thường báo tin vui, hình ảnh đàn chim bay lượn trên bầu trời mang lại màu sắc và âm thanh tươi mới cho bản làng (Nộc fầy fạ mà cạ bươn chiêng - Chim lửa trời về báo tết).

Tết về với bản vùng cao khiến cho lòng người vui tươi, hứng khởi, náo nức. Mỗi người trong bản từ già đến trẻ đều có những chuẩn bị riêng cho mình để chào đón ngày tết, chờ được đi hội xuân. Vì vậy, tết mang màu sắc đặc trưng văn hóa các dân tộc Việt Bắc: “Mẻ á nhọm may sle nhẳp còn/ Lục eng

phẳn lền sle tức sáng/ Nhình slao xa khôn cáy hết diến/ Lẳp chiêng mà cần tầư củng dung - Chị tìm lông gà làm yến/ Mẹ nhuộm chỉ khâu còn/ Em bện dây đánh quay/ Ai cũng vui đón ngày tết đến (Lẳp Chiêng - Đón tết).

Cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Bắc còn có cái xôn xao, náo nức rất riêng. Quanh năm, bà con vất vả làm lụng họ mong đến ngày tết để được tham gia các lễ hội và niềm vui đón khách đến chơi nhà :

Vằn chiêng Ngày tết

Vằn chiêng

Chủa lườn ngoòng dú tỉ ăn đuây Tiểng bảt kha nhám khửn

Hôn dùng mì cần mà xỉnh lườn pi mấư

Ngày tết

Chủ nhà luôn ngóng phía cầu thang Vang tiếng bàn chân bước

Mừng có khách đến nhà xông tết

Bên cạnh đó, Dương Khâu Luông cũng có những vần thơ giản dị, trong trẻo viết về mùa hè. Với ông những lúc bình yên, thư thái thả mình trong giấc ngủ sâu và tỉnh dậy, nhà thơ lại cảm nhận những sắc màu thiên nhiên tươi tắn, cảnh vật thơ mộng, cả những âm thanh tiếng chim ríu ran. Và tuổi thơ lại ùa về trong bước chân tung tăng đến trường của đàn em nhỏ. Sự bình yên thơ mộng mà cuộc sống nào cũng phải ao ước. Cảnh vật mùa hè trong thơ ông cũng tinh túy và chan chứa đầy màu sắc:

Chẳng ỏn Bình yên

Chẳng ỏn đua nòn lậc đây Boỏng sloai chang sluôn nộc lỏn Chẳng ỏn phấu noọng pây slon Dọc dạch kha càm nộc kéo Chẳng ỏn mé ứ lủc nòn Tổng kheo

Nộc bên Khao xoác.

Bình yên giấc ngủ thật sâu Trưa hè ríu ran chim hót Bình yên đàn em đến lớp Tung tăng chân sáo trên đường Bình yên lời mẹ ru con

Đồng xanh Cò bay Trắng muốt

Nhà thơ cũng hết sức nhạy cảm với thiên nhiên mùa thu. Cảnh vật mùa thu trong thơ ông không phủ màu lá úa và nhuốm màu sắc u buồn thường thấy như trong thơ Đường cổ xưa, không óng lên với màu “áo mơ phai” đài các như trong Thơ mới, cũng không “chùng chình hương ổi” như trong thơ Hữu Thỉnh. Mà cảnh vật mùa thu nơi vùng núi cao xanh thẳm này rất tươi tắn, trong trẻo được tác giả so sánh như dòng suối nhẹ êm trôi. Cách tác giả cảm nhận tín hiệu mùa thu đến cũng thật đặc biệt đó là qua ánh mắt duyên dáng của người con gái: “Kha khuổi cỏi dằng luây/ Slâư bặng vằn slao ón/ Tha cần hâư mjạc pện/

Slì thu đạ mà thâng - Dòng suối nhẹ êm trôi/ Trong như thời con gái/ Mắt ai duyên đến vậy/ Mùa thu đến thật rồi”(Slì thu - Mùa thu).

Mùa đông vốn dĩ là lạnh, nhưng mùa đông ở vùng núi cao bao giờ cũng lạnh hơn những vùng khác bởi sương giăng trắng cả ngọn cây, đỉnh núi, sương

che lấp cả lối đi làm cho mọi hoạt động của con người trở nên khó khăn hơn. Thơ Dương Khâu Luông viết về mùa đông cũng thật dễ thương, xúc động giống như một lời tâm tình trò chuyện của con người với thiên nhiên: “Moóc

khao ơi!/ Moóc khao à!/ Ăn nâư tứn chạu/ Mầư diền lồng kha tàng liểu/ Hết hẩư lục eng pây slon slư khỏ/ Cần cải pây tôổng hất fiểc khỏ/ Phấu pết xa tàng oóc khuổi khỏ - Sương trắng à!/ Sương trắng ơi!/ Sáng sớm thức dậy mày đã xuống đường chơi/ Làm cho trẻ con đi học khó/ Người lớn ra đồng làm việc

khó/ Đàn vịt tìm đường ra suối khó” (Moóc khao - Sương trắng).

Có lẽ vì thiên nhiên bốn mùa ở Việt Bắc đa sắc màu như vậy nên “bà mẹ thiên nhiên” đã ban tặng cho mảnh đất nơi đây một hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng và trao cho nó những nhiệm vụ, trọng trách nặng nề nhưng cũng hết sức thiêng liêng. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp chiến khu Việt Bắc trở thành căn cứ địa cách mạng, góp phần vào chiến thắng chung của cả nước: “Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù” (Việt

Bắc - Tố Hữu). Trong hòa bình núi rừng, cây cối vừa là “lá phổi xanh” là tấm

lá chắn che trở, bảo vệ cho cuộc sống con người vừa là “ người bạn”, gắn bó với người dân nơi đây.

Nhắc tới thiên nhiên núi rừng Việt Bắc không thể không nhắc tới các loài cây, loài hoa. Trong ấn tượng của nhiều người cây cối, thiên nhiên ở đây rất hùng vĩ, tráng lệ với cây cối um tùm, rậm rạp giống như “rừng thiêng, nước độc”. Khác với suy nghĩ của nhiều người, thiên nhiên trong thơ Dương Khâu Luông tuy rộng lớn, mênh mông nhưng không hoang vu, độc dữ mà rất gần gũi, thân thương gắn bó với đời sống đồng bào Tày quê hương. Ông thường viết về những loại cây quen thuộc như: Co mác fầy (Cây dâu da), Co mạy nghịu (Cây gạo), Co mác chủ (Cây sấu), Co mác khuông (Cây móc), Mác vi (Mác vi). Mỗi loại cây đều có những đặc điểm, vẻ đẹp và vai trò riêng góp phần

bằng việc sử dụng biện pháp nhân hóa, ẩn dụ cây cối trở nên có hồn và hết sức gần gũi với con người.

Trước hết nhà thơ nhấn mạnh đến vai trò của các loại cây trong việc tạo ra môi trường sinh thái, cảnh quan cho khu rừng. Đến thăm quan hồ Ba Bể, du khách rất thích thú bởi hồ được bao bọc bởi vườn Quốc gia Ba Bể với một hệ thực vật đa dạng, phong phú. Đặc biệt nơi đây còn lưu giữ được những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như nghiến, đinh, lim, sến, táu…và nhờ có những loại cây này mà “Cánh rừng thêm sức sống”:

Bại co mạy cải Những cây cổ thụ

Chang đông mì lai dưởng mạy Tọ cẩn mì bại co mạy cải Pjai slung, cáng lì

Chỏa ngàu khăm

Sle búng đông đảy them lèng, mắn

Trong rừng có nhiều loại cây

Nhưng rất cần có những cây cổ thụ Thân khỏe, cành vươn

Tỏa bóng mát

Cánh rừng thêm sức sống

Tiếp đến nhà thơ ca ngợi sức sống mãnh liệt, dáng vẻ khỏe khoắn, hiên ngang, vững trãi của cây rừng nơi đây trước nắng, mưa, gió, bão. Cây mạnh mẽ vươn lên “chiến thắng” thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại, để giữ đất, giữ rừng, giữ môi trường sống cho con người. Đó là hình ảnh Co mạy nghịu (Cây gạo): “Co mạy nghịu/ Dặng slung phiêng nhọt pù/ Tọ fẻ mạy nghịu tẻo eng cặn mặt

thúa kheo/ Buốt khửn mại pền co mạy cải/ Dặng chang fạ cáng păc vạ lồm -

Cây gạo/ Đứng cao bằng ngọn núi/ Nhưng hạt cây gạo lại bé bằng hạt đỗ xanh/ Nảy mầm mọc lên mãi thành cây gạo lớn/ Đứng ngang trời vẫy gió”, là Co mác khuông (Cây móc): “Bâư cải xù xòa/ Pện cạ bâư cuổi/ Buốt nẳn bấư cáng/ Pẳt pẻo vạ lồm - Lá xanh xùm xòa/ Như là lá chuối/ Mọc thẳng không cành/ Reo cùng gió núi”. Hay đơn giản là “bản năng sống”, khả năng thích ứng tuyệt vời với điều kiện, hoàn cảnh sống của những cây mọc trên bức tường hoang:

Vạ co mạy tềnh pướng pha loảng

Dú tềnh pướng fa loảng Bấu mì đin khún

Bấu mì cần chướng Co mạy vận slổng

Nó ón kheo buốt mừa tó fạ Slứn đang hây.

Với cây mọc trên bức tường hoang

Trên bức tường hoang Không đất màu

Không người chăm Cây vẫn sống

Những búp xanh vươn lên trời

Kiêu hãnh.

Tìm hiểu về các loài cây, các loài hoa trong thơ Dương Khâu Luông người đọc dễ dàng nhận thấy chúng là hiện thân cho thiên nhiên tươi đẹp, giàu có, bất tận và rất gắn bó với con người. Thiên nhiên núi rừng thật giàu có và đã tặng cho con người biết bao hoa thơm, quả ngọt. Đó là quả dâu da sai từ gốc đến ngọn “Hương thơm bay tỏa khắp núi rừng”(Co mắc fầy - Cây dâu da).

Hay đơn giản là những phát hiện lí thú của nhà thơ về những loại cây có quả sai quanh gốc cho thấy sự giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đồng thời chúng ta thấy được những quan sát tinh tế, những hiểu biết phong phú của nhà thơ về thế giới thực vật xung quanh chúng ta:

Co tầư mác pền dú cốc Cây nào quả sai quanh gốc

Dú chang đông mì kí lai co mác pền dú cốc? Pện nè! Co “Ưởng” mác pền dú cốc Co “ Choọng” mác pền dú cốc Co “ Ngỏa” mác pền dú cốc Co “Tém” mác pền dú cốc… Nhằng kỉ lai co hem

Noọng ỷ tặp nịu mừng án ngói.

Ở trong rừng có quả nào sai quanh gốc?

Này nhé!

Cây “Ưởng” quả sai quanh gốc Cây “ Choọng” quả sai quanh gốc Cây “ Ngỏa” quả sai quanh gốc Cây “Tém” quả sai quanh gốc… Còn bao nhiêu cây nữa

Bấm ngón tay bé thử đếm xem.

Bài thơ giống một kiểu đố vui dân gian, tác giả liệt kê các thứ quả cùng chung một đặc điểm kỳ lạ. Phép liệt kê kết hợp với điệp ngữ quả sai quanh gốc

Hoa là biểu tượng cho cái đẹp. Từ lâu, hoa được dân gian xem như là tiêu chuẩn thẩm mĩ của con người. Chính vì vậy, bên cạnh việc miêu tả các loại cây nhà thơ cũng có những khám phá rất riêng, rất độc đáo về các loài hoa tiêu biểu của núi rừng Việt Bắc như: Hoa chuối (Pi cuổi), hoa gạo (Co nghịu hưa cần - Cây gạo giúp người), hoa mạ (Cỏi dằng slì bjoóc mạ - Lặng lẽ mùa hoa mạ), Hoa phù dung (Bjoóc Phù dung).

Nếu như nhà thơ Tố Hữu miêu tả vẻ đẹp của hoa chuối ở thời điểm nở rộ nhất màu đỏ của hoa chuối trên bức phông nền màu xanh làm bừng sáng lên cả cánh rừng Việt Bắc: “Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/ Đèo cao nắng ánh dao gài

thắt lưng” (Việt Bắc) thì nhà thơ Dương Khâu Luông miêu tả quá trình tạo ra

bông hoa chuối thật tinh tế và cũng hết sức gian nan: “Nó ón/ Buốt khửn chang

đi co cuổi/ Chắng pền bâư pền cáp/ Bấu chắc kí lai pày pện nảy/ Đi chắng buốt oóc va - Nõn chuối/ Mọc ra từ ruột cây chuối/ Rồi thành lá, thành bẹ/ Chẳng biết bao nhiêu lần như thế/ Ruột mới nở ra hoa (Pi cuổi - Hoa chuối).

Hoa mạ (Bjoóc mạ) là loại cây thân gỗ mọc hoang ở rừng thấp ven khe suối, cây cao từ 5 đến 10m. Hoa nở thành chùm, màu vàng sặc sỡ, nở từ giữa cho đến cuối mùa xuân. Với vẻ đẹp rực rỡ hoa mạ tượng trưng cho mùa xuân, cho tình yêu và tuổi trẻ. Hoa mạ còn trở thành một biểu tượng đẹp thường xuất hiện trong truyện Nôm Tày để mở đầu câu chuyện. Chẳng hạn như trong

Truyện Nhân Lăng:Vào tiết xuân hoa Bjoóc mạ nở rực rỡ/ Xin kể câu chuyện chàng Nhân Lăng hay trong truyện Lưu Tương: Kể về truyện hoa mạ nở vàng/ Nói đến truyện Lưu quan ngày trước.

Hoa mạ còn là biểu tượng của cái đẹp, khát vọng hướng tới cái đẹp thanh cao của cuộc sống. Vì thế, hoa mạ còn được gọi là hoa của then trời (bjoóc then phạ). Đây cũng chính là lí do nhà thơ lấy nhan đề Cỏi dằng slì boóc mạ (Lặng lẽ mùa hoa mạ) đặt tên cho tập thơ song ngữ Tày - Việt của mình như một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)