Con người trọng tình nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 45 - 50)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Con người trọng tình nghĩa

Bên cạnh những bài thơ về tình yêu lứa đôi, Dương Khâu Luông còn có những bài thơ viết về tình cảm gia đình thật chân thành và xúc động: tình cảm bà cháu, tình cảm anh em, tình cảm vợ chồng, tình cảm mẹ chồng nàng dâu. Nhà thơ đã dành nhiều trang thơ để bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu trong gia đình.

Trong những tập thơ khác nhau, Dương Khâu Luông đã có nhiều bài thơ viết về người bà thân yêu của mình. Hình ảnh người bà hiện lên thật giản dị nhưng cũng hết sức lớn lao. Bà không quản nhọc nhằn “gánh gió, gánh mưa”, gánh cả cuộc đời cơ cực, gian nan để nuôi dạy các cháu lớn khôn nên người. Trong bài thơ Bjoóc Phù dung (Hoa phù dung) nhà thơ mượn hiện tượng biến

đổi màu sắc của hoa phù dung để gửi gắm ước mong của mình. Đó là mong muốn thay đổi quy luật của cuộc đời con người để bà sống mãi cùng con cháu: “Nâư chạu lẻ phjông khao/ Đét khửn piền pền đáo/ Tởi nâng bjoóc piến slắc/ Ngoòng lừ phjôm mẻ mé/ Tó pjến slắc đáy pện/ Khao xoong dá tẻo đăm” (Hoa phù dung nở trắng/ Nắng lên chuyển màu hồng/ Một đời hoa đổi sắc/ Ước tóc bà vậy nhỉ/ Hết bạc rồi lại xanh). Có thể nói, lần đầu tiên có một liên tưởng bất

ngờ, độc đáo đến vậy.

Trong mạch cảm xúc thiêng liêng về tình cảm gia đình, nhà thơ bày tỏ tình cảm trân trọng đối với người cha đã truyền dạy cho con những kinh nghiệm trong cuộc sống. Người con luôn khắc ghi trong lòng lời dạy của cha, những lời dặn đó càng trưởng thành con càng thấy thiêng liêng, trân quý:

Chứ cằm pỏ cá slắng

Vằn nhằng eng Pây kha tàng quẹng Cá slắng lục:

- Dá đảy ngoảc lăng

Ngoảc lăng lè hăn slưa mà tẻp Cải mà lủc chắng chắc Cằm pỏ cá slắng vằn eng. Nhớ lời cha dặn Ngày còn bé Đi đường vắn Cha vẫn dặn con rằng: - Chớ ngoái lại đằng sau

Ngoái đằng sau sẽ có hổ đuổi bắt Lớn lên rồi con mới hiểu

Lời dạy của cha xưa.

(Dương Khâu Luông dịch) Khi viết về gia đình, người mẹ luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong tình cảm của Dương Khâu Luông. Những dòng thơ tác giả viết về mẹ thật giản dị mà vẫn gợi được tình mẫu tử thiêng liêng không gì thay thế được. Tình cảm của người mẹ dành cho con trong bài thơ sau thật giống với hai câu thơ: “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Con cò - Chế Lan Viên):

Mẻ Á chắng ngòi hăn oóc khỏi

Khỏi đạ pây khẩu vạ lai hội nghị, diễn đàn

Kha pây hài năng, nủng slửa khóa comle mjạc mjào chiếm slướng

Tọ muội pày mà lườn phuối tiểng Tày, nủng slửa phải nháng mẻ á chắng ngòi hăn oóc khỏi.

Mẹ mới nhận ra tôi

Tôi từng đi dự bao hội nghị, diễn đàn

Chân đi giày da, mặc comple sang trọng

Nhưng mỗi lần về bản nói tiếng Tày, mặc áo chàm mẹ mới nhận ra tôi.

Tuổi thơ của mỗi người đẹp nhất có lẽ là những tháng ngày được sống trong tình yêu thương của cha mẹ và tình cảm gắn bó với anh chị em trong gia đình. Với nhà thơ, ngay từ khi còn nhỏ đã được cùng các anh đi đánh cá, bẫy chim…. giờ lớn lên mỗi người đi một ngả, ai cũng có cuộc sống riêng của mình. Nhưng đó sẽ là những kỉ niệm không thể nào quên trong tâm trí của nhà thơ:

Pỉ noọng

Pỉ noọng

Slinh tó slim pỏ mẻ

Củng tó căn mọi toẹn bứa dung Vằn eng pây pắt nổc, tức pja Cải mà pây mọi cần slí slướng.

(…)

Cẳm phăn mừa vằn eng

Lâứ pác vèo pỉ noọng.

Anh em

Anh em

Sinh cùng lòng cha mẹ

Cùng chung nhau mỗi chuyện vui buồn Thưở nhỏ cùng bẫy cá, bắt chim

Lớn lên đi mỗi người mỗi ngả

(…)

Đêm mơ về thưở bé Cất tiếng gọi anh em.

Dù đi xa hay về gần, dù hạnh phúc hay đau khổ, gia đình luôn là cái nôi che chở, nâng đỡ mỗi con người. Với Dương Khâu Luông ngôi nhà sàn bốn mái ở Bản Hon chính là nơi nhà thơ luôn mong muốn được trở về, được sống lại những kí ức đẹp bên gia đình. Những vần thơ viết về những người thân yêu của Dương Khâu Luông đã tạo được sự đồng cảm, xúc động đối với người đọc. Bởi nó đã chạm vào trái tim của con người, đặc biệt là với những người sống xa quê hương:

Mà lườn

Mà lườn thâng pác đuây Ái dám pây, ái dặng Ái vèo

Mé bấu mì

Pỉ noọng củng pây quây.

Pây khoóp tỉ tẩư fạ Vằn nảy mà thâng lườn Ngoòng vằn eng pện cáu Vèo mé bặng mọi pày

Pỉ noọng đảy dung dang.

Về nhà

Về nhà

Đến cầu thang

Tần ngần chưa muốn bước lên Muốn gọi

Mẹ không còn Anh em đều đi xa. Đi chân trời, góc bể Đến cầu thang nhà mình Ước về ngày còn bé Được một lần gọi mẹ Quây quần cùng anh em.

Từ ngôi nhà chung đó mỗi người lại xây cho mình một tổ ấm hạnh phúc riêng. Bước vào cuộc sống hôn nhân, đòi hỏi mỗi người cần có cách ứng xử khéo léo, tế nhị để cùng xây đắp, cùng “ giữ lửa” cho mái ấm của mình. Ca dao xưa có câu: Chồng giận thì vợ bớt lời/ Cơm sôi bớt lửa muôn đời không khê.

Hay “bát đũa còn có lúc xô nhau”. Thơ Dương Khâu Luông ca ngợi những đôi vợ chồng biết nhường nhịn, yêu thương nhau để hướng tới cuộc sống gia đình hạnh phúc bền lâu mãi mãi:

Pỏ mẻ

Pỏ mẻ dú vạ căn

Tồng pát tẳt chang khỉnh Ăn chặp khửn tềnh ăn Hất lừ bấu tò toỏng Toỏng xoong tặt tỉ cáu. Dảo đá bặng xá phân Slính luây pây nèm nặm Pỏ mẻ tẻo đây căn

Điếp pện vằn ngám bái.

Vợ chồng

Vợ chồng ở với nhau Khác nào bát trong chạn Cái xếp chồng lên cái

Lẽ nào không va gõ vào nhau Gõ chạm rồi lại đặt yên nơi cũ. Vợ chồng giận nhau tựa cơn mưa Mọi bực tức để trôi theo dòng nước Yêu nhau lại làm lành

Thương như ngày mới cưới.

Mối quan hệ mẹ chồng và nàng dâu xưa nay vẫn là một mối quan hệ “ nhạy cảm” rất khó hòa hợp. Vậy mà nhà thơ thấy mẹ chồng người Tày quý con dâu “Như khúc ruột của mình” (Giả lùa cần Tày - Mẹ chồng người Tày).

Không chỉ dừng lại ở việc ca ngợi tình cảm gia đình, nhà thơ mở rộng phạm vi phản ánh ra không gian rộng lớn hơn đó là cộng đồng, làng bản. Bởi người Tày thường sống thành bản và ở nơi đây tình làng, nghĩa xóm luôn được gắn kết bằng tình người, tình cảm gắn bó khăng khít, quý nhau bằng tình nghĩa. Người Tày thường dùng các từ ngữ thân thương để gọi bản mình: “Pò bản -

Rườn làu. Bản bấu mắn - Rườn tó slán” ý là “Cả bản - Nhà mình. Bản mà

không vững chắc - Thì nhà mình cũng tan”.

Khi viết về quê hương, về bản Tày quê mình, nhà thơ Dương Khâu Luông đã cho ta thấy cái nồng hậu, thật thà vốn có của người Tày miền núi. Họ chân chất, quý nhau bằng tình nghĩa. Tục ngữ có câu: “Bán anh em xa, mua

láng giềng gần”. Xưa nay người Việt chúng ta luôn trân trọng tình làng, nghĩa

xóm. Với người dân miền núi thì tình cảm đó càng được thể hiện rõ nét khi trong nhà, ngoài ngõ có việc lớn, việc nhỏ. Dù cuộc sống còn vất vả, khó khăn nhưng người dân quê hương luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua những gian nan của cuộc sống mới. Tình nghĩa anh em, tình làng nghĩa xóm được thể hiện qua những việc làm nhỏ bé mà hết sức nghĩa tình. Họ giúp nhau cái nồi, cái chảo, những dụng cụ đơn giản trong gia đình để đôi vợ chồng mới ra ở riêng ổn định cuộc sống. Dù cho cuộc sống sau này dư giả, khấm khá nhưng họ không bao giờ quên sự giúp đỡ quý báu đó:

Chứ vằn táng oóc dú

Vằn đú táng oóc dú Có fầy tềnh nả nặm

Sloong phả mừng khao mòn lăng

Nhớ ngày mới ra ở riêng

Nhớ ngày đầu mới ra ở riêng Nhóm lửa trên mặt nước

tó sliểu

Pỉ noọng slương slim au mà doại Cần nghé mỏ

Cần nghé cháo…

Ăn lăng củng hăn pền quỷ. Thâng vằn hất kin đảy máo hù Cúa pỉ noọng doại bấu dủng thâng Tọ nâư cẳm có fầy tẻo chứ

Vằn khỏ mì pỉ noọng mà hưa

Anh em thương tình đem đến cho Người cái chảo

Người cái nồi… Thứ gì cũng quý.

Đến khi làm ăn nên khấm khá

Của anh em cho không còn dùng đến nữa Nhưng mỗi lần nhóm lửa lên là nhớ Người đã giúp ta cái thưở còn nghèo.

Do địa hình đồi núi và sông suối nên người Tày thường sống thành từng bản, bản nhỏ có khoảng 10 đến 20 hộ gia đình, bản lớn có tới hàng trăm hộ dân. Do thường xuyên giao lưu, tiếp xúc với nhau nên họ trở nên thân thuộc gắn bó. Vì thế chỉ cần một người trong bản mất đi cũng làm cho nhà thơ cảm thấy hụt hẫng, trống trải như mất đi một người thân yêu của mình vậy. Đặc biệt hai câu kết của bài thơ “Bản thiểu quẹng cần nâng - Bản thiếu vắng một người” cứ xoáy sâu vào lòng người đọc, ám ảnh mãi không nguôi: “Tọ mừa bản pày hâư

củng chứ/ Bản thiểu quẹng cần nâng - Nhưng mỗi lần về bản tôi lại nhớ/ Bản thiếu vắng một người”.

Có thể nói cùng với các nhà thơ dân tộc thiểu số, Dương Khâu Luông đã đóng góp vào nền văn học dân tộc những bức chân dung về con người miền núi quê hương thật độc đáo. Dù là những nét phác họa khái quát hay đậm sâu, nhà thơ cũng gửi gắm vào trang thơ của mình tất cả tình cảm trân trọng, yêu thương và niềm tự hào về những phẩm chất tốt đẹp của con người quê hương chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm, trọng tình, trọng nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)