Giọng điệu thẳng thắn, rõ ràng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 82 - 85)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1. Giọng điệu thẳng thắn, rõ ràng

Người Tày thường có câu:“Kin ngay, phuối khát” (Ăn ngay, nói thẳng) nghĩa là yêu ghét rõ ràng, không ưa vòng vo, rất chân thành trong bày tỏ quan niệm sống của mình. Với thái độ thẳng thắn, nhà thơ không né tránh, không ngần ngại đề cập đến những vấn đề “nóng” đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại như: tham nhũng, lợi ích nhóm, sự xuống cấp về đạo đức của một số người. Một số nhận định, tổng kết của Dương Khâu Luông mang tính xã hội cao và đậm tính phê phán.

Dương Khâu Luông so sánh tham nhũng giống như con sâu đang ngày đêm đục khoét công quỹ, tiền của của nhân dân. Nếu chúng ta không “tiêu diệt” được nó thì hậu quả sẽ khôn lường: Cây sẽ đổ - xã hội bất an, niềm tin của nhân dân vào cán bộ, Đảng viên sẽ giảm đi rất nhiều: “Tham nhũng tồng tua non cắt

chang co mạy/ Bấu chắt đẩy/ Co mạy xẹ táo - Tham nhũng như con sâu đục thân/ Không ngăn được/ Cái cây sẽ đổ” (Tham nhũng).

Bên cạnh tham nhũng thì hiện tượng những vị quan ham quyền, cố vị muốn khư khư giữ lấy “cái ghế” của mình để tư lợi cá nhân, để “đục nước béo cò”. Một hiện tượng khá phổ biến trong xã hội hiện nay đó là những người không có năng lực, không có tài lại cứ muốn “leo cao”, không chịu nhường chỗ cho những người trẻ “tài cao, học rộng”. Điều đó sẽ làm cho xã hội không thể phát triển được, làm mất niềm tin, mất “cơ hội” được cống hiến của lớp trẻ, của những người “hiền tài” muốn đóng góp sức mình để xây dựng đất nước. Mượn hình ảnh ẩn dụ về “cái ghế” kết hợp với ngôn ngữ giản dị, hàm súc nhà thơ đã nói được biết bao điều “chưa đẹp” trong cuộc sống:

Nghé tắng Nghé tắng tắm Nẳng mắn hươn Tọ bấu cần ái nẳng Nghé tắng slung Nẳng ái táo

Dạu lai cần ái slưởng

Cái ghế

Cái ghế thấp Ngồi chắc hơn

Nhưng không ai muốn ngồi Cái ghế cao

Ngồi hay đổ

Lại bao người muốn chọn

Khi lòng tham của con người là vô đáy thì việc thỏa mãn những “nhu cầu” vật chất của cá nhân chưa bao giờ là đủ. Họ tìm mọi cách để tư lợi cá nhân, để lấy “của chung vào túi riêng” của mình. Muốn vậy họ cần có “vây cánh”, có “ô dù” để “che chắn, bảo vệ” cho những hành vi sai trái, bất hợp pháp của mình. Thế nên, hiện tượng “một người làm quan cả họ được nhờ” hay mô hình “gia đình trị” rồi chia bè, kéo cánh, lôi kéo, cất nhắc người nhà lên làm quan. Nhà thơ không đồng tình với lối sống đó của một bộ phận không nhỏ trong xã hội hiện nay:

Tài dảu cần chang lườn khửn hết quan Cất nhắc người nhà lên làm quan

Lăng ái tài dảu cần chang lườn khửn hết quan Hại bấư nẳm au ăn choản khảu đang lầu Lẻ cần chang lườn lao tố bấư xa thâng?

Sao cứ muốn cất nhắc người nhà lên làm quan

Nếu không nghĩ đem về mưu lợi

Với cái nhìn tinh tế của nhà thơ, mọi vật xung quanh được liên tưởng, có thể là những lời thơ dí dỏm nhưng chân thành, nghiêm túc, thẳng thắn chỉ ra những điều muốn và không muốn cứ tồn tại theo lẽ của quy luật tự nhiên: “Tọ

cụng mì bại co mạy cải/ Tỉnh chang cuông quoác/ Sle hẩư hên, slưa mà hết lằng - Nhưng cũng có những cây cổ thụ/ Bên trong ruột rỗng/ Làm hang ổ cho loài hổ, báo/ Cánh rừng chẳng bình yên” (Bại co mạy cải - Những cây cổ thụ).

Bài thơ có cái nhìn rất khoa học, trọng cổ nhưng không sùng cổ mà phải lấy thực chất, lấy tác dụng làm chuẩn. Già mà bảo thủ, mà công thần, đặc quyền đặc lợi, mà lợi ích nhóm (chọn người nhà chứ không chọn người tài) thì là cản đường xã hội, làm mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào nhà nước.

Đúng là cuộc sống muôn hình vạn trạng, cái muôn hình đó mới làm nên một xã hội. Và xã hội luôn phải biết chấp nhận như một thách thức về con người của hai mặt tích cực và tiêu cực. Thế giới luôn tồn tại hai mặt của vấn đề. Thơ Dương Khâu Luông có cái nhìn bao quát tổng thể các vấn đề nhãn quan trong cuộc sống con người cũng như thế giới xung quanh. Và bài thơ sau mang tính thực tế song cũng đa nghĩa:

Xa hoi

Hoi dăm dú tẩư nặm Hoi ốt dú tẩư pùng

Xa hoi lẻ vẳm mừng chắng lụ Tua eng vạ tua cải

Tua cổn tển, cổn lì… Cần pây xa hoi Mì tha bặng bấu mì. Mò ốc Ốc chìm ở đáy nước Ốc bám ở dưới bùn

Mò ốc chỉ biết được bằng tay Con nhỏ hay con to

Con đít dài, đít ngắn… Người đi mò ốc

Có mắt cũng như không.

Bài thơ không đơn thuần chỉ đề cập đến việc đi mò ốc mà ẩn sau đấy là hiện tượng con người thường đánh giá sự việc, hiện tượng trong đời sống một cách phiến diện, cảm tính, một chiều thiếu chính xác, khách quan, chân thực chẳng khác gì “ăn ốc, nói mò”. Điều đó sẽ dẫn đến những cách đánh giá, nhìn

nhận con người thiếu cơ sở khoa học, nhận diện sai bản chất, năng lực của con người cũng giống như: Người đi mò ốc/ Có mắt cũng như không.

Qua những sự việc, hiện tượng được nhà thơ đề cập với giọng điệu thẳng thắn, rõ ràng khi bày tỏ quan điểm sống. Chúng ta nhận thấy người Tày sống rất chân thành, ngay thẳng, dám nghĩ, dám chỉ ra những điều chưa hay, chưa đẹp của cuộc sống. Để rồi qua đó gửi gắm những mong ước xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Vì vậy, những sáng tác thơ Tày của Dương Khâu Luông còn chứa đựng những hàm ý sâu xa, những bài học nhân sinh quan sâu sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)