Con người thẳng thắn, nhiều suy tư trước những vấn đề thời sự của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 50 - 55)

7. Bố cục của luận văn

2.2.3. Con người thẳng thắn, nhiều suy tư trước những vấn đề thời sự của

hội hiện đại

Cuộc sống xã hội hiện đại bên cạnh những mặt tích cực như đời sống vật chất, tinh thần của con người được nâng cao thì nó cũng có những mặt hạn chế,

những vấn đề tiêu cực làm ảnh hưởng đến cuộc sống của con người như tham ô, tham nhũng, sự xuống cấp về đạo đức, sức mạnh của đồng tiền. Những vấn đề thời sự của xã hội hiện đại đó được nhà thơ mạnh dạn, thẳng thắn chỉ ra trong những sáng tác thơ Tày của mình qua những suy tư, trăn trở thể hiện ý thức, trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội, thời cuộc.

Đồng tiền luôn có hai mặt: mặt tốt và mặt xấu. Khi đồng tiền ở trong tay những người tốt nó sẽ mang lại những “lợi ích” cho con người. Khi đồng tiền trong tay kẻ xấu nó có thể “đổi trắng thay đen”, khi đã xen vào tình cảm, nó làm phai nhạt tình cảm anh em, tình bạn, tình làng nghĩa xóm. Thực tế đáng buồn đó được nhà thơ phản ánh trong bài thơ:

Chàu vạ khỏ

Vằn hất đảy chàu mì

Pỉ noọng chập tùm tha bấu tuộng Nẳm làu mắn bặng đán, bấu tuộng Thâng lúc pjảt bảt kha

Lạo chàu pền cần khỏ

Pửa mển chắng xa thâng pỉ noọng Chắc cạ nhằng mì cần hâư tó Chắng nghị hăn ăn cằm cần ké “ Ngần chèn tang tôm nhả Tha nả tảy xiên kim”

Giàu và nghèo

Ngày ăn nên làm ra thành người giàu có Gặp anh em đụng mặt không chào

Nghĩ mình vững như thành, như núi Đến khi bị sảy chân trượt ngã Người giàu thành kẻ khó Lúc đó mới nghĩ đến anh em Chẳng biết còn ai chơi với nữa Mới thấu hiểu lời người già đã dặn “Tiền bạc như đất cỏ

Danh dự tựa ngàn vàng”

(Dương Khâu Luông dịch) Và một khi đồng tiền đã xen vào tình cảm nó sẽ “phá hủy” những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người trong đó có tình bạn. Đồng tiền sẽ làm cho tình bạn mất đi sự trong sáng, đẹp đẽ vốn có của nó: “Pẳng dạu cáp

căn đây/ Mưn chèn choán khảu pay/ Diền bấư mì pẳng dạu - Bạn bè thân thiết nhau/ Khi đồng tiền len vào/ Không còn tình bạn nữa” (Tình nghịa pẳng dậu vạ mưn chèn - Tình bạn và đồng tiền).

Điều đáng lo ngại nhất trong cuộc sống hiện đại hôm nay là sự xuống cấp về đạo đức của một bộ phận không nhỏ người dân trong đó có cả những cán bộ, Đảng viên. Khi con người sống với nhau không thật tâm, thật lòng mà chỉ nghĩ cách lừa lọc, giả dối thì hậu quả sẽ ra sao? Trong bài thơ Bjoóc chá vạ

slim chá (Hoa giả và tâm giả), nhà thơ so sánh “Người tâm giả cũng giống như hoa giả” nhưng “Hoa giả vẫn làm đẹp cho hoa/ Còn người tâm giả/ Chỉ làm

khổ người ta”.

Người xưa có câu: “Sông sâu dễ dò, lòng người khó đo”. Đồng quan điểm đó nhà thơ Dương Khâu Luông cũng có những nỗi niềm muốn chia sẻ với bạn đọc qua những vần thơ tiếng Tày mộc mạc, giản dị mà ý nhị sâu xa: “Kha

tả, kha khuổi têm vai nhằng chiếm hăn/ Slim slảy tua cần têm vai/ Cầư chắc?- Sông, suối đầy vơi còn nhìn thấy/ Lòng người đầy vơi/ Ai biết?” (Slim slảy -

Lòng người). Hay:“Án lài mạy chắc co mạy kỷ lai pi/ Lỏi kén lụ ón/ Tua cần

chắc lọ pi, ten / Tọ lừ chắc đảy slim slảy ón lụ ké?- Đếm vân cây biết cây bao nhiêu tuổi/ Lõi cứng hay mềm/ Con người biết rõ tuổi tên / Nhưng làm sao biết

được lòng người mềm hay cứng?” (Án lài mạy - Đếm vân cây).

Trong cuốn “ Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế giới”

nhà thơ Dương Thuấn khẳng định: “Trong một đất nước có 54 dân tộc anh em

sinh sống đan xen lẫn nhau, cũng giống như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam, người Tày có một nền văn hóa riêng và đặc sắc. Đặc sắc so với các dân tộc ở trong nước và so với cả các dân tộc trên thế giới” [55, tr. 31]. Có thể nói văn

hóa giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên, trong đời sống hiện đại hôm nay bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của hội nhập quốc tế dẫn đến một số yếu tố văn hóa có nguy cơ bị mai một. Với người Tàyđó là tiếng Tày, là trang phục truyền thống, là tiếng then, tiếng lượn, là những phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống…

Trước hết nhà thơ lo lắng về hiện tượng hiện nay nhiều người Tày không còn biết nói tiếng Tày. Trong bài thơ Hết cần Tày bấu chắc phuối Tày (Là

người Tày không biết nói tiếng Tày) tác giả so sánh: “Là người Tày không biết tiếng Tày/ Như cái cây không biết đâu là gốc”. Chắc hẳn khi đọc bài thơ này, rất nhiều người sẽ đồng tình với quan điểm của Dương Khâu Luông. Bởi vì, tiếng mẹ đẻ là thiêng liêng cao quý, người Kinh hay người Tày, người Nùng, người Dao...cũng vậy. Mỗi dân tộc đều có những phong tục tập quán và có những quan niệm khác nhau. Biết yêu tiếng mẹ là yêu quê hương mình và biết trân trọng dân tộc mình. Nhà thơ Dương Khâu Luông đã luôn tự hào về cội nguồn dân tộc và lấy đó làm điều hãnh diện của mình. Việc nhà thơ lựa chọn tiếng Tày để sáng tác thơ đã khẳng định tình yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương thiết tha của mình.

Áo chàm là trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc Tày -

Nùng ở vùng cao Việt Bắc, hình ảnh áo chàm đã đi vào thơ Tố Hữu: “Áo chàm

đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” (Việt Bắc). Nhà thơ đã

từng tự hào dù đi khắp năm châu bốn bể, mặc com lê, đi giày da nhưng khi trở về nhà mặc áo chàm thì mẹ mới nhận ra đứa con của mình. Bởi sắc chàm xanh giống như tấm “căn cước” văn hóa Tày:Em là em không thể lẫn với ai/ Cô gái Tày mặc áo chàm xinh xắn/ Giữa phố phường bao điều lạ lẫm/ Chợt gặp em sao bỗng thấy ấm lòng” (Với em gái Tày). Thế nhưng giờ đây khi lên với các

bản làng vùng cao hình ảnh áo chàm thật hiếm thấy thay vào đó là những trang phục hiện đại. Trong bài Slửa chàm (Áo chàm) người đọc cảm nhận được lời

thơ đau đáu, nỗi niềm xót xa về sự mai một của sắc áo chàm: “Slửa nhọm chàm hợi/ Vằn nảy lăng bấu hăn/ Slắc đin tỷ pây hâư lẹo dá?- Áo chàm ơi/ Giờ sao chẳng thấy/ Đâu rồi sắc quê?”. Và nếu chúng ta không có những biện pháp

để giữ gìn trang phục ấy thì trong tương lai không xa sẽ không còn ai nhắc đến áo chàm nữa, hình ảnh về áo chàm sẽ bị lãng quên: “Cả này bấu hăn mì lảy

chàm náo dá/ Slửa nhọm chàm củng đạ pây quây/ Pục lừ bấu nhằng mì cần pỉ điếp căn đây bặng slắc chàm đin hây - Giờ đây không còn những nương chàm

xanh nữa/ Sắc áo chàm cũng đã dần xa/ Rồi sẽ không còn ai ví màu chàm xanh thắm tình đôi ta” (Pjục lừ bấu nhằng mì cần pỉ…- Rồi sẽ không còn ai ví…).

Câu then, tiếng lượn là nét văn hóa đặc sắc của người Tày quê hương Bắc Kạn cũng được nhà thơ yêu thương, trân quý. Tuy nhiên trong đời sống hiện đại hôm nay người ta chuộng nhạc trẻ, nhạc hiện đại nhất là nam nữ thanh niên không còn mấy ai biết hát sli, hát then, hát lượn nữa. Giờ đây nó chỉ còn trong hoài niệm, trong kí ức của những người đã từng được sống trong không khí của những câu then, câu lượn đó mà thôi. Bài thơ Tiểng lượn (Tiếng lượn) nhà thơ cảm thấy tiếc nuối về những giá trị văn hóa độc đáo này đang dần bị mai một theo thời gian: “Ăn lườn tò pày khỏi pây tỉnh hết lượn cả này nắm mì

dá/ Chủa lườn vạ cần hết lượn cụng đạ pây quây/ Tọ tiểng lượn dú chang slim khỏi vận nhằng cỏong mại” (Ngôi nhà xưa tôi từng đi nghe hát lượn giờ không còn nữa?/ Chủ nhà và người hát lượn cũng đã đi xa/ Nhưng tiếng lượn trong tôi còn mãi).

Những ngôi nhà sàn thường được coi là “linh hồn” của bản, là hình ảnh quen thuộc đã gắn bó với đồng bào Tày sinh sống trên các vùng núi cao bao đời nay. Tuy nhiên, những ngôi nhà đó đang dần được thay thế bằng những căn nhà xây khang trang, kiên cố. Nhà thơ lo ngại một ngày không xa sẽ không còn thấy những hình ảnh thân quen đó nữa, không biết nhà sàn sẽ đi về đâu?: “Bại

nghé lườn chạn lẻ tua khoăn cúa bản/ Cả này bại nghé lườn chạn ái lẹo dá/ Khoăn hợi chắc pây mừa hâư?- Những ngôi nhà sàn là vía của bản/ Giờ nhà sàn sắp hết rồi/ Vía hỡi về đâu?” (Khoăn hợi chắc pây mừa hâư? - Vía hỡi biết về đâu?).

Bên cạnh các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ cũng hết sức quan tâm đến vấn đề môi trường thiên nhiên. Nhà thơ đã từng ca ngợi thiên nhiên Việt Bắc, cảnh quan hồ Ba Bể có hệ sinh thái đa dạng, phong phú với muôn giống nghìn loài động thực vật quý hiếm. Tuy nhiên, trước thực trạng khai thác rừng bừa bãi của con người hiện nay, Dương Khâu Luông không khỏi đau đớn, xót xa về sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên. Đến một lúc nào đó nguồn

tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt, Rừng vàng, biển bạc sẽ về đâu? Câu hỏi cứ

ám ảnh người đọc mãi không nguôi:

Đông kim, pé ngần xẹ mừa hâư? Rừng vàng, biển bạc sẽ về đâu?

Nưa đông bại co mạy diển pác lai pi mẻn hẳm táo bấu slương, bấu sliết Tẩư pé pja thai nhoòng nặm slẳm Hợi đông kim, pé ngần xẹ mừa hâư?

Trên rừng những cây nghiến trăm năm tuổi bị đốn hạ không thương tiếc

Dưới biển cá chết vì ô nhiễm Rừng vàng, biển bạc sẽ về đâu?

Qua những vần “thơ đau” người đọc nhận trái tim nhà thơ luôn mãi thổn thức trước những mặt trái của cuộc sống hiện đại hôm nay. Điều đáng quý là Dương Khâu Luông dám nhìn thẳng vào thực tế, không né tránh thực tại để mạnh dạn chỉ ra những điều chưa tốt, chưa hay của con người từ đó nhắc nhở nhau cùng sửa chữa để vươn tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)