Tự hào về tiếng Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 55 - 59)

7. Bố cục của luận văn

2.3.1. Tự hào về tiếng Tày

Văn chương là nghệ thuật ngôn từ. Ngôn ngữ dùng trong tác phẩm văn học chính là thứ ngôn ngữ mang tính nghệ thuật được gia công và lựa chọn qua bàn tay người nghệ sĩ. Nó là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài năng của nhà văn, đồng thời là yếu tố gần gũi nhất, bộc lộ rõ nhất giá trị nội dung, để qua đó làm nổi lên bức tranh hiện thực mang đậm dấu ấn văn hóa vùng miền. Theo Nguyên Ngọc: “…Toàn bộ cái gọi là bản sắc tinh túy

và sâu xa nhất của một nền văn hóa dân tộc đều lắng đọng trong ngôn ngữ của dân tộc ấy. Và văn hóa lắng đọng trong ngôn ngữ” [39, tr.9].

Trong khi phần lớn các nhà văn, nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện nay đều dùng tiếng phổ thông để sáng tạo nghệ thuật thì Dương Khâu Luông đã dùng tiếng Tày để sáng tác. Bởi vì, tiếng Tày là tiếng mẹ đẻ, ngay từ lúc sinh ra nhà thơ đã được nghe những bài hát ru của bà, của mẹ bên bếp lửa nhà sàn. Lời

ru, tiếng hát Tày đã thấm đượm trong tâm hồn tác giả và đó cũng chính là nguồn cội, là tình yêu, là nỗi nhớ thôi thúc nhà thơ viết về dân tộc mình bằng chính tiếng nói của người Tày.

Đến thời điểm hiện tại có thể nói, Dương Khâu Luông là một trong số những nhà thơ dân tộc thiểu số sáng tác nhiều bằng tiếng Tày. Ông có 01 tập và 03 tập thơ song ngữ Tày - Việt: Co nghịu hưu cần (Cây gạo giúp người), Phác noọng dú tin phạ quây (Gửi em nơi phương trời xa), Cỏi dằng slì bjoóc mạ (Lặng lẽ mùa hoa mạ). Đặc biệt tập thơ Co nghịu hưu cần (Cây gạo giúp người) là tập thơ duy nhất viết cho thiếu nhi bằng tiếng dân tộc - điều từ trước

đến nay chưa một nhà thơ người dân tộc thiểu số nào làm. Đây chính là minh chứng sắc nét cho việc nhà thơ luôn muốn bảo tồn, giữ gìn, phát huy tiếng nói Tày yêu dấu của dân tộc mình.

Tuy nhiên, tập thơ tiếng Tày Dám kha cần ngám điếp (Bước chân người

mới yêu) chưa được nhà thơ dịch ra tiếng Việt. Điều này sẽ gây khó khăn cho

độc giả (đặc biệt là những người không biết tiếng Tày) trong quá trình tìm hiểu về thơ Tày của ông. Vì vậy, khi nghiên cứu về tập thơ này, người viết tự dịch hoặc nhờ tác giả dịch giúp một số bài để phục vụ cho bài viết của mình. Đây chính là một hạn chế trong thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông mà nhà thơ cần khắc phục trong thời gian tới để thơ Tày của ông đến được với đông đảo bạn đọc hơn.

Trong lời giới thiệu tập thơ Tày Dám kha cần ngám điếp (Bước chân người mới yêu) nhà thơ Dương Khâu Luông viết: “Mì cần cạ, cả này cần Tày chắc hết thơ tiểng Keo lẻ hả lai, tọ cần Tày chắc hết thơ tiểng Tày tẻo nọi ỷ. Ăn toẹn mển nẳm mà cụng hăn cốc co. Cần hất đảy thơ củng lẻ cần lụ slư tha. Cần Tày tởi nảy tẳm nhằng eng slon slư tiểng Keo, hất slư, hất sléc tiểng Tày tẻo hăn khỏ. Tẳm pửa mà dá cần Tày làu nẳt hất thơ, toỏc thơ. Lạo chắc lai thơ đảy pỉ noọng chang bản lẳp hất quan làng, dả lẳp, lạo sluộc lai thơ cằm cảng củng táng mjàng hơn pậu, lạo lụ lai thơ đảy on tởi táp tải…Tọ thâng vằn nảy

cần chắc hất thơ tiểng Tày, chắc toỏc thơ Tày cụng hăn bặng nhẳt vàn, nhẳt nọi. Oóc pây kỷ chủc tởi lăng them chắc cạ nhằng mì kỷ lai cần chắc hất thơ, toỏc thơ Tày ? [29,tr.5]. Nhà thơ nêu lên một thực tế đáng buồn hiện nay đó là

hiện tượng người Tày không biết nói tiếng Tày, người biết làm thơ Tày, đọc thơ Tày lại càng hiếm. Nhưng nhà thơ cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng: “Nhằng mì cần phuối Tày lẻ thơ tiểng Tày lầu vận nhằng mại mại…” nghĩa là “còn có người nói tiếng Tày thì thơ tiếng Tày sẽ còn mãi mãi” [29,tr.5] (Nông Thị Thiềm dịch).

Trong bài viết trên, nhà thơ nêu lên một vấn đề căn bản: Các nhà thơ muốn sáng tác được bằng tiếng Tày thì phải biết nói tiếng Tày, phải hiểu ngôn ngữ Tày. Còn người Tày muốn đọc được thơ Tày, muốn hiểu và cảm được thơ Tày thì phải biết đọc, biết nói tiếng Tày. Đây là một quan điểm đúng đắn, có tính khoa học. Bởi lẽ:

Hết cần Tày bẩu chắc phuối Tày

Hết cần Tày bẩu chắc phuối Tày Táng slừ co mạy bấu mì cốc Mạy buốt kheo tọ slim lẻ đỏi

SIắc kheo dim đảy hết lừ dim đảy khoăn

Là người Tày không biết tiếng Tày

Là người Tày không biết tiếng Tày Như cái cây không biết đâu là gốc Cây có xanh nhưng hồn cây sẽ héo Lá xanh mượn được nhưng hồn làm sao thay

Chính vì vậy, nhà thơ nhắc nhở mọi người phải có ý thức giữ gìn tiếng mẹ đẻ, giữ gìn tiếng nói của dân tộc mình. Bởi ngôn ngữ chính là linh hồn của dân tộc và mỗi chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ thứ tiếng ấy. Trong đó, gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc trao truyền lại ngôn ngữ ấy cho con cháu của mình:

Phác noọng dú tin phạ quây

Noọng dú tẳm tỉ phuông phạ quây Chứ pỉ noọng, bản cỏn lẻ vậy dú chang slim

Gửi em ở phương trời xa

Em ở tận phương trời xa

Nhớ anh em, quê hương chỉ biết giấu trong lòng

Lục cúa noọng chắc phuối mjàng tiểng cần Tây

Noọng slon lủc phuối tiểng cần Tày đuổi nớ

Sle pjục lừ lủc lầu nhằng chứ Mà dương cốc đin nhả tỉ slinh.

Con em biết nói giỏi tiếng Tây

Em dạy con biết nói tiếng Tày với nhé

Để mai sau các con còn nhớ Tìm về thăm nơi chúng đã sinh ra.

Không chỉ nhắc nhở người khác mà ông còn luôn dặn lòng mình giữ gìn bản sắc người Tày Bản Hon. Dù cho cuộc sống hiện đại, tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ mới nhưng không bao giờ được quên tiếng nói của dân tộc mình: “Khỏi đạ pây khẩu vạ lai hội nghị, diễn đàn/ Kha pây hài năng, nủng slửa khóa

comple mjạc mjào chiếm slướng/ Tọ muội pày mà lườn phuối tiểng Tày, nủng slửa phải nháng mẻ á chắng ngòi hăn oóc khỏi – Tôi từng đi dự bao hội nghị, diễn đàn/ Chân đi giày da, mặc comle sang trọng/ Nhưng mỗi lần về bản nói tiếng Tày, mặc áo chàm mẹ mới nhận ra tôi” (Mẻ Á chắng ngòi hăn oóc khỏi - Mẹ mới nhận ra tôi). Chuyện “mẹ nhận ra” chỉ là cái cớ, thật ra có lẽ Dương

Khâu Luông không lo mẹ không nhận ra mình, không chấp nhận mình mà “được nói tiếng Tày, mặc áo chàm” là khát vọng nội tại trong chính bản thân ông - người con của núi rừng Việt Bắc.

Có thể nói, bốn tập thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông không chỉ đem lại những tri thức vùng miền cho độc giả mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc về ngôn ngữ của người Tày. Đây là tín hiệu đáng mừng trên hành trình bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay. Trong những sáng tác thơ Tày của mình nhà thơ luôn tự hào, đề cao bản sắc dân tộc, cốt cách dân tộc không phải chỉ qua trang phục, qua ngôn ngữ mà còn qua bao thành tố văn hóa khác.

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy giữa thơ Tày của Dương Khâu Luông với thơ Tày của nhà thơ Y Phương ở Cao Bằng có những điểm tương đồng

trong sáng tác: Cả hai nhà thơ đều có sự sáng tạo về thể thơ, có ý thức sử dụng tiếng mẹ đẻ để sáng tác, đều ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Tày và tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương; Thơ Tày của Dương Khâu Luông và Y Phương thường ngắn gọn, hàm súc nhưng lại chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc về con người và cuộc đời. Tuy nhiên, những chiêm nghiệm, triết lí trong thơ Tày của Y Phương có phần sâu sắc hơn trong thơ Tày của Dương Khâu Luông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)