Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 38)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2. Thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của người Tày

Từ tập thơ đầu tiên cho đến tập thơ mới nhất, thơ Dương Khâu Luông vẫn luôn nhất quán bút pháp miêu tả thiên nhiên với một vẻ đẹp hồn nhiên, trong trẻo, tươi tắn… “thiên nhân hợp nhất” hài hòa làm nên vẻ đẹp của tình người miền núi thuần hậu, chất phác.Trong thơ Dương Khâu Luông ông đặc

biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ gắn bó giữa con người với thiên nhiên và ngược lại: thiên nhiên chính là môi trường sống, là “nguồn sống” vô tận cho con người. Cây dâu da có quả sai từ gốc đến ngọn, Cây “Ưởng”, cây “

Choọng”, cây “Ngỏa”, cây “Tém” có quả sai quanh gốc chính là những “món

quà ” mà thiên nhiên dành tặng cho con người khi vào rừng hái măng, lấy củi và đem về làm quà cho con trẻ ở nhà.

Qua con mắt tinh tường và cách cảm nhận tinh tế, cách miêu tả thú vị của nhà thơ cỏ cây, hoa lá không chỉ là những vật vô tri, vô giác mà nó còn là những vật thể có giá trị cao, có sức sống mạnh mẽ, dáng vẻ hiên ngang, giúp ích cho con người. Trong bài Co nghịu hưa cần (Cây gạo giúp người) với sắc đỏ của hoa, màu trắng của quả đã tạo ra những sợi bông trắng tinh để con người hái về làm chăn ấm vượt qua mùa đông giá rét nơi vùng cao.

Hay như cái bìu cây tưởng chỉ làm xấu cho cây, tưởng như không có giá trị cần phải cắt bỏ. Vậy mà từ cái bìu cây ấy nhờ bàn tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo ra những sản phẩm từ gỗ vô cùng có giá trị, làm đẹp cho cuộc sống con người:

Ăn pâu mạy Cái bìu cây

Nẳm ăn pâu hết lóa hẩư co mạy

Cần hâư nghị ám pâu tẻo đảy pền mạy quỷ Ám pâu lẻ cần hâư ái dủng

Tọ vạ co mạy pâu chắng pền mạy quỷ lài đây

Cái bìu tưởng chỉ làm xấu cho cây Có ai nghĩ chỗ bìu làm nên gỗ đẹp Là bìu thì có ai cần đến

Nhưng bìu cây cho gỗ quý vân hoa

Bằng lối viết tự nhiên, giản dị, Dương Khâu Luông đã cho người đọc thấy một lối sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên của người Tày. Tất cả những gì sẵn có trong tự nhiên đều được con người khéo léo sử dụng vào trong cuộc sống của mình. Người Tày biết chọn gỗ lim để làm cột nhà, chọn cây móc làm máng nước: “Co mạy lềm/ Kén lỏi ón slị/ Au lỏi hết slau lườn mắn đây/ Co

vỏ mềm/ Lấy lõi dựng cột nhà sẽ chắc/ Cây móc? Cứng vỏ mềm lõi/ Đem về làm máng nước sẽ bền lâu” (Lỏi vạ slị - Lõi và vỏ).

Người Tày cư trú gần các con sông, con suối do đó đã biết tận dụng và phát triển nghề đánh bắt cá, tôm, mò cua, bắt ốc để cải thiện và làm giàu cho bữa ăn hàng ngày. “Bà mẹ thiên nhiên” đã nuôi dưỡng người Tày bằng sản vật vốn có của nó. Vì vậy người dân nơi đây cũng trân trọng, biết ơn những gì được thiên nhiên ban tặng:

Hảng pja

Tua nâng khảu éo Slong tua khảu éo Slam tua khảu éo

Chăn dung ăn vằn pây hảng pja Têm khương mà mẻ á tẻo on

Bẫy cá

Một con vào đó Hai con vào đó Ba con vào đó… Vui sao bẫy cá Giỏ đầy mẹ khen.

Không những thế, thiên nhiên còn là nơi giúp con người tìm được chốn bình yên trong lòng mình sau những ngày vất vả ngược xuôi trong dòng chảy ồn ào, tấp nập của cuộc sống lo toan, nhiều mỏi mệt: “Pây khảu đông tỉnh tiểng

nộc lỏn/ Xa đảy tỉ chẳng ỏn/ Khảu sluôn chồm bjoóc phông/ Xa đảy tỉ chẳng ỏn - Vào rừng nghe chim hót/ Ta tìm được chốn bình yên/ Vào vườn ngắm hoa nở/ Ta tìm được chốn bình yên” (Pây xa chẳng ỏn - Tìm chốn bình yên). Bài thơ

nhuốm màu thiên nhiên, chan chứa màu xanh của núi rừng, màu đỏ của con đường đi, ríu ran chim hót…tất cả đều tạo ra cho con người một không gian yên bình, thư thái trong tâm hồn.

Có thể nói thiên nhiên miền núi trong thơ Dương Khâu Luông thật đẹp và thơ mộng, luôn gắn bó mật thiết, hài hòa với cuộc sống của con người. Bằng tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát, miêu tả tài tình thế giới tự nhiên hiện lên tràn ngập màu sắc, hương thơm của các loại quả, cây, hoa, lá, với những con vật trong rừng, trong nhà đều rất thân thiết, đáng yêu. Tất cả đã đi vào thơ

Dương Khâu Luông một cách tự nhiên, sống động và chân thực, hồn nhiên và để lại những dấu ấn đẹp trong lòng bạn đọc .

2.2. Cảm hứng trân trọng tâm hồn, tình cảm của ngƣời Tày

2.2.1. Con người thủy chung nhiều khát vọng đẹp trong tình yêu

Nhà thơ Dương Khâu Luông được bạn đọc biết đến nhiều là nhà thơ dành cho thiếu nhi, thế nhưng khi đọc các bài thơ viết bằng tiếng Tày của ông, đặc biệt là tập thơ Phác noọng dú tin phạ quây (Gửi em ở phương trời xa) bạn đọc sẽ thấy một Dương Khâu Luông thật khác. Ngoài những sáng tác với các chủ đề quen thuộc như đồ vật, thời tiết, cỏ cây, hoa lá…thì tình yêu, tình cảm nam nữ đã xuất hiện nhiều. Đó là những cảm xúc, cảm nhận về tình yêu của chính tác giả. Tuy là tình cảm cá nhân nhưng vẫn gắn bó với văn hóa Tày, với bản chất của người dân tộc Tày được diễn tả qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Chính điều đó làm nên sức hấp dẫn trong những bài thơ viết về tình yêu của Dương Khâu Luông.

Biểu hiện trước hết của tình yêu là nỗi nhớ, vì yêu nên nhớ, yêu nhiều sẽ nhớ nhiều. Có lẽ vì thế mà trong những bài thơ tình của ông chiếm số lượng nhiều nhất là những bài viết về nỗi nhớ: Ăn chứ noọng (Nỗi nhớ em), Noọng pây hâư lăng bấu mà hội? (Em đi đâu mà sao không đến hội?), Dú slam pé chứ noọng (Trên hồ Ba Bể nhớ em), Slán hội tẻo chứ căn (Giã hội lại nhớ mong), Slì thu chứ noọng (Mùa thu nhớ em)…

Cách diễn tả nỗi nhớ người yêu trong thơ Dương Khâu Luông luôn gắn với tư duy của người miền núi, qua những so sánh, liên tưởng rất riêng và độc đáo. Nỗi nhớ có khi được so sánh với hơi thở mà hơi thở thì gắn với sự sống.

Nghĩa là còn sống thì còn yêu, còn nhớ:

Chứ noọng

Chẩp noọng mà chứ noọng pện dai châư Dai châư lẻ hết lừ pjết đảy

Chứ noọng lai ăn vằn oóc cốc mạy Án bâư lấn…vằn lăng lì pện nảy?

Nhớ em

Gặp em rồi nhớ em như hơi thở Hơi thở thì sao dứt được đây

Nhớ em nhiều ra ngồi dưới gốc cây

Có khi nỗi nhớ lại được gửi gắm qua những đồ vật gắn với các lễ hội dân gian. Với người Tày thì hội Lồng Tồng (Lễ hội xuống đồng) là lễ hội độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Tày: “Slán hội dá chài dom đảy ăn còn/ Au mừa

lườn hang cừn nòn bấư đắc/ Chứ noọng tỏt còn, chứ mừng noọng lẳp/ Còn dò pây đảy, chứ noọng hết lừ đây? - Tan hội rồi anh giữ được quả còn/ Đem về nhà đêm đêm không ngủ được/ Nhớ em tung còn, nhớ tay em bắt/ Quả còn cất được - cất sao nổi nỗi nhớ em đây ?”(Ăn còn - Quả còn). Quả còn là một biểu

tượng của văn hóa Tày, tình yêu nam nữ càng trở nên thiêng liêng hơn khi gắn với tình yêu văn hóa. Nhà thơ thật khéo léo khi mượn hình ảnh quả còn để bày tỏ nỗi nhớ em, để "khoe" phong tục tập quán và những nét đẹp của lễ hội mùa xuân quê mình.

Nỗi nhớ có khi là một khoảng không gian, một khoảnh khắc thời gian trống vắng trong cảnh vật - thực ra là trống vắng trong tâm hồn. Mùa xuân năm trước đã hẹn nhau mùa xuân năm sau lại đến hội. Vậy mà, anh đến hồ Ba Bể không thấy em nên nỗi lòng bâng khuâng, trống trải vô cùng. Dù cảnh đẹp vẫn thế nhưng thiếu em nên “nước hồ yên lặng quá”, thuyền độc mộc lại càng lặng lẽ hơn:

Slim chứ dú tham pé

Noọng quay dá slim chài phựt chứ Ngàu mjạc noọng pện nhằng dú tềnh lừa Sliểu noọng nặm phuông hăn quẹng xát Lừa mạy đeo pây chang điếp chứ têm vai

Cảm xúc hồ Ba Bể

Khi em xa lòng anh bỗng nhớ

Trên thuyền kia vẫn bóng dáng em đây Không có em nước hồ yên lặng quá Độc mộc đi trong thương nhớ vơi đầy…

Nỗi nhớ có khi lại được so sánh với một sản vật quý nhưng quen thuộc của nương rẫy, gắn bó với người dân miền núi: “Anh và em khác gì lúa nếp nương”. Câu thơ mộc mạc, chân chất, giản dị như lời ăn, tiếng nói hàng ngày

của người miền núi nhưng chứa chan tình cảm chân thành, đằm thắm. Bài thơ diễn tả giây phút xao động lần đầu mới gặp nhưng mãi lưu luyến, nhớ thương

trong lòng: “Sloong cần là tang lăng khẩu nua lếch/ Ngám chẩp pày đeo đạ

hom căn/ Khẩu nua lếch dú chang slim chài, noọng/ Sle pửa nảy quay căn chứ vằn vằn - Anh và em khác gì lúa nếp nương/ Mới gặp nhau một lần đã nhớ/ Hương nếp thơm ở trong lòng ta đó / Để bây giờ xa mãi nhớ nhau” (Khẩu nua lếch - Lúa nếp nương).

Và khi đã yêu thì người miền núi yêu rất chân thành, mãnh liệt, tha thiết. Tình yêu trong thơ Dương Khâu Luông có nhiều trạng thái, cung bậc cảm xúc khác nhau. Điều đó được thể hiện qua những sáng tác: Chài điếp noọng (Anh yêu em), Noọng chang chài (Em trong anh), Noọng mjạc đây bảt dú xáng chài (Em đẹp nhất khi bên anh), Noọng mjạc hươn nhoòng mì chài (Em đẹp hơn vì có anh)...

Tình yêu đó có lúc được bộc lộ trực tiếp, nói thẳng tình cảm, cảm xúc của mình: “Pé quảng pện tọ chằng ngám cò/ Chài điếp noọng táng slừ cạ pé/

Cừn vằn cuổn phoòng ba choảng khửn - Biển rộng thế vẫn còn chưa thỏa lòng/ Anh yêu em ngày đêm như biển/ Sóng chồm lên cơn khát” (Chài điếp noọng -

Anh yêu em). Có lúc lại được bộc lộ gián tiếp, nhà thơ mượn hình ảnh hoa để nói đến người con gái trong tình yêu. Hoa muốn đẹp không thể thiếu nước, ánh sáng, khí trời. Còn em đẹp nhất khi em trong anh, khi có anh, khi bên anh. Đây là những so sánh rất độc đáo và lí thú được thể hiện qua những bài thơ Bjoóc mạ ngắn gọn, hàm súc gửi gắm nhiều khát vọng đẹp trong tình yêu:

Noọng mjạc đây bảt dú xáng chài

Kha tả slướng mjạc đây boỏng luây quá toổng kheo

Sluôn bjoóc slướng mjạc đây dú chang slì xuân mà

Nhằng noọng slướng mjạc đây nhoòng mì chài dú xáng

Em đẹp nhất khi bên anh

Dòng sông đẹp nhất khi qua bờ bãi xanh Vườn hoa đẹp nhất khi mùa xuân Còn em đẹp nhất khi bên anh.

Người miền núi yêu chân thành, mãnh liệt và cũng rất thủy chung. Trong bài thơ Ăn chứ noọng (Nỗi nhớ em), nhà thơ bày tỏ giây phút xao lòng khi tình yêu đến. Dẫu Hà Nội có nhiều con gái đẹp, con gái xinh, nhưng “nhân vật anh” không tham lam mà trái tim chỉ đập với một người, chỉ nhớ có một người, chỉ hướng về một người duy nhất mà thôi. Dẫu cho khoảng cách về không gian địa lý cũng không làm cho chàng trai “thay lòng đổi dạ”, không “đứng núi này trông núi nọ”:

Ăn chứ noọng

Dú Hà Nội mì lai lục slao mjạc Tọ pjạc mà lăng hăn chứ noọng đai

(…)

Hà Nội tẳm quay lăng chứ noọng pện phè…

Nỗi nhớ em

Ở Hà Nội có nhiều con gái đẹp Sao gặp về chỉ thấy mỗi em xinh

(…)

Hà Nội thì xa sao cứ nhớ em.

Tình yêu vốn là niềm khao khát không nguôi của muôn người và muôn đời. Đó là khao khát được chiếm trọn trái tim người mình yêu, được khám phá thế giới tâm hồn bí ẩn của người yêu. Đây là tâm trạng chung của những người đang yêu. Nhưng trái tim của con người khi yêu không hề đơn giản, nó là sự tổng hòa của những tâm trạng phức tạp, thậm chí là đối nghịch nhau. Tất cả những điều đó đều tồn tại không phải chỉ trong phút giây chốc lát mà là mãi mãi. “Ông hoàng” thơ tình Xuân Diệu từng viết: Tình yêu như nước uống rồi lại khát. Còn R.Tago thừa nhận: “Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy/ Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu” (Bài thơ số 28). Thơ tình

Dương Khâu Luông cũng vậy, nhà thơ khát vọng được có em trong cuộc đời này, khao khát đến được “lâu đài em” và trở thành “ông chủ” của “lâu đài trái tim” em:

Lườn tiên noọng

Chài hết lừ khảu đảy thâng lườn tiên cúa noọng

Nghé lườn tiên lẹo mjạc, chăn đây Chài pện cạ lạo chin xo liểp tàng Chiếm nghé lườn tiên cừn vằn slim dác

Lâu đài em

Làm sao anh đến được lâu đài của em

Một lâu đài xinh tươi, tráng lệ Anh như kẻ hành hất bên đường

Cũng có khi nhà thơ bộc lộ niềm khao khát hướng tới một tình yêu đẹp. Ở đó có sự cảm thông, chia sẻ lẫn nhau, mong muốn người con gái, người vợ, người bạn đời luôn giữ mãi vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng như thời thiếu nữ, thời chưa yêu dù thời gian đã đổi thay: “Pửa chằng điếp/ Noọng pện kha tả luay

hiến mỏp/ Điếp căn dá/ Noọng pện fa lạo nhịnh nam cồm/ Ngoòng lừ noọng vận lẻ kha tả luay/ Sle cừn vằn pỉ ngoòng lồng pay đảy áp - Khi chưa yêu/ Em như dòng sông chảy dịu dàng/ Khi yêu nhau rồi/ Em như bờ rào có nghìn gai sắc/ Thà em cứ là dòng sông chảy hiền hòa/ Để anh đứng trên bờ ngày đêm khao khát” (Pửa chằng điếp - Khi chưa yêu).

Bằng tiếng Tày, thơ tình của Dương Khâu Luông không đơn điệu, không đơn giản và được diễn đạt theo phong cách dân tộc. Đó là cách nói bộc trực nhưng không kém tế nhị bằng những hình ảnh cụ thể, những liên tưởng so sánh sinh động chưa có trong sách vở. Và một điều nữa, thơ tình của Dương Khâu Luông không phải không có triết lí, thứ triết lí ở đằng sau bài thơ. Các cụ ta xưa thường nói: “Yêu nhau đến đầu bạc răng long” nhưng thường thì về già, người ta sống với nhau vì nghĩa hơn vì tình. Dương Khâu Luông không thế: Yêu em cả đời vẫn thấy thiếu (Điếp noọng tằng tởi vận nhằng hăn sliểu).

2.2.2. Con người trọng tình nghĩa

Bên cạnh những bài thơ về tình yêu lứa đôi, Dương Khâu Luông còn có những bài thơ viết về tình cảm gia đình thật chân thành và xúc động: tình cảm bà cháu, tình cảm anh em, tình cảm vợ chồng, tình cảm mẹ chồng nàng dâu. Nhà thơ đã dành nhiều trang thơ để bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu trong gia đình.

Trong những tập thơ khác nhau, Dương Khâu Luông đã có nhiều bài thơ viết về người bà thân yêu của mình. Hình ảnh người bà hiện lên thật giản dị nhưng cũng hết sức lớn lao. Bà không quản nhọc nhằn “gánh gió, gánh mưa”, gánh cả cuộc đời cơ cực, gian nan để nuôi dạy các cháu lớn khôn nên người. Trong bài thơ Bjoóc Phù dung (Hoa phù dung) nhà thơ mượn hiện tượng biến

đổi màu sắc của hoa phù dung để gửi gắm ước mong của mình. Đó là mong muốn thay đổi quy luật của cuộc đời con người để bà sống mãi cùng con cháu: “Nâư chạu lẻ phjông khao/ Đét khửn piền pền đáo/ Tởi nâng bjoóc piến slắc/ Ngoòng lừ phjôm mẻ mé/ Tó pjến slắc đáy pện/ Khao xoong dá tẻo đăm” (Hoa phù dung nở trắng/ Nắng lên chuyển màu hồng/ Một đời hoa đổi sắc/ Ước tóc bà vậy nhỉ/ Hết bạc rồi lại xanh). Có thể nói, lần đầu tiên có một liên tưởng bất

ngờ, độc đáo đến vậy.

Trong mạch cảm xúc thiêng liêng về tình cảm gia đình, nhà thơ bày tỏ tình cảm trân trọng đối với người cha đã truyền dạy cho con những kinh nghiệm trong cuộc sống. Người con luôn khắc ghi trong lòng lời dạy của cha,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)