Tự hào về quê hương, làng bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 59 - 62)

7. Bố cục của luận văn

2.3.2. Tự hào về quê hương, làng bản

Quê hương luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo dồi dào và phong phú của văn nghệ sĩ. Bởi vì, “Quê hương mỗi người chỉ một/ Như là chỉ một mẹ thôi” (Quê hương - Đỗ Trung Quân). Các nhà thơ, nhà văn, hay bất cứ ai trong mỗi chúng ta khi nói về quê hương mình đều cất lên những lời ca đầy tự hào. Bởi đó là nơi “chôn nhau cắt rốn”, nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Vì vậy, khi xa quê hương, chân có bước đi nhưng trái tim mỗi người đều hướng về quê hương mình. Quê hương chính là điểm tựa để nhớ, để yêu, là nơi cho lòng ta được trở về đúng nghĩa.

Phong cảnh quê hương cùng truyền thống văn hóa của đồng bào miền núi đã mang lại nguồn cảm hứng sáng tác dồi dào cho ngòi bút Dương Khâu Luông. Quê hương là nguồn cảm hứng xuyên suốt các tập thơ và tạo nên sức hấp dẫn của nhiều bài thơ: Đin tỉ khỏi (Quê tôi), Chứ tiểng phân tốc đin tỉ (Nhớ

tiếng mưa quê hương), Nghé lườn chạn dú Bản Hon (Ngôi nhà sàn ở Bản Hon), Tổng nà (Đồng làng), Khỏi chứ (Tôi nhớ), Cái kha tàng vằn nhằng ỷ điếp lai (Con đường yêu dấu tuổi thơ tôi). Ở đó, nhà thơ miêu tả quê hương gắn với

những hình ảnh đặc trưng của người dân miền núi: ngôi nhà sàn, đồng làng, cái mõ trâu…

Với mỗi người con sống xa quê thì quê hương luôn là chùm khế ngọt, là

nơi chúng ta hướng trái tim mình về nơi ấy. Với nhà thơ Dương Khâu Luông cũng vậy, mặc dù “rời nhà xuống phố” nhưng tình cảm dành cho quê hương vẫn vẹn nguyên như lúc ban đầu. Quê hương vẫn vậy, con đường quê thân quen vẫn thế, cái bản nhỏ vẫn thế, núi vẫn đứng đợi một người...thế mà cứ mỗi lần

trở về Dương Khâu Luông lại xuất khẩu thành thơ. Bài thơ Lỏ mà (Lối về) là

một niềm vui khó tả khi tiết trời vào xuân, nhà thơ đón tết tại quê nhà, hoa đào trước ngõ đã khiến con đường đậm hương vị ngày xuân trên quê hương yêu dấu: “Lỏ mà bjoóc mác tào/ Fông đáo sle lẳp thả/ Mà vạ bản chin chiêng/ Bấu

lăng dung tồng đảy - Hoa đào đợi trước ngõ/ Đón ta lên nhà sàn/ Được về bản ăn tết/ Không còn gì vui hơn”.

Quê hương hiện lên với những kỉ niệm tuổi thơ trong trẻo, hồn nhiên từng đi chăn trâu, cắt cỏ, tắm suối, chui vào đống rơm, gốc rạ sau mỗi mùa gặt lúa. Tất cả đều trở thành những kí ức đẹp trong tâm hồn nhà thơ. Nhớ tiếng mõ trâu (Nghé loỏc vài - Cái mõ trâu), nhớ đồng làng sau mỗi mùa gặt với đụn khói, đống rơm, gốc rạ (Tổng nà - Đồng làng), nhớ hàng cây và dòng sông (Khỏi chứ

- Tôi nhớ), nhớ con đường nhỏ nơi tuổi thơ đã đi qua (Cái kha tàng vằn nhằng

ỷ điếp lai - Con đường yêu dấu tuổi thơ tôi). Và cảm xúc đạt đến độ dạt dào,

cháy bỏng nhất là khi ở thành phố nhìn hạt mưa rơi cũng gợi nhà thơ nhớ về quê hương (Chứ tiểng phân tốc đin tỉ- Nhớ tiếng mưa quê hương).

Viết về quê hương, làng bản bên cạnh niềm vui, niềm tự hào, có khi Dương Thuấn ngậm ngùi vì quê hương nghèo khó: “Quê hương không đủ chỗ

để đánh rơi đồng xu/ Ba bước chân gặp núi/ Ra khỏi cửa là leo, là lội” (Quê hương). Hay: “Bản Hon muốn đi đâu cũng xa/ Con đường nào cũng leo qua núi/ Mỗi tháng một lần ngắm trăng/ Con gái hay buồn một mình ra suối” (Bản Hon).

Còn Dương Khâu Luông rất hiếm khi viết về nỗi nghèo khó, ngòi bút ít chạm đến nỗi buồn làm “ thơ đau”. Hình ảnh quê hương trong trái tim nhà thơ luôn gắn với ngôi nhà sàn thân thương, nơi nhà thơ sinh ra, lớn lên, là nơi dù có đi khắp phương trời cũng không nguôi nỗi nhớ thương:

Nghé lườn chạn dú Bản Hon

Nghé lườn chạn slí pài dú hua Bản Hon lẻ chăn lườn cúa khỏi

Ăn tỉ đạ slinh khỏi oóc mà

Ăn tỉ pây tẳm phuông hâư chang slim bấu lẹo ngầư điếp chứ.

Ngôi nhà sàn ở Bản Hon

Ngôi nhà sàn bốn mái ở đầu Bản Hon chính là nhà tôi đó

Nơi tôi đã sinh ratừ nhỏ

Nơi đi khắp phương trời không nguôi nỗi nhớ thương.

Yêu quê hương, nhà thơ luôn tự hào về quê hương của mình: “Hai đin tỉ

cúa khỏi mjạc lai/ Bàn slì khẩu mảu chăn điếp/ Slao báo đây mjạc pện hai -

Trăng quê tôi thật đẹp/ Bản mùa cốm thật yêu/ Trai gái đẹp như trăng” (Đin tỉ khỏi - Quê tôi). Bài thơ Bjoóc mạ ngắn gọn, lời thơ giản dị, ngôn từ trong sáng

cùng với nghệ thuật so sánh “Trai gái đẹp như trăng” nhà thơ đã cho người đọc thấy được bức tranh quê hương tươi đẹp, yên bình.

Thơ Dương Khâu Luông trân trọng sự đổi mới trên quê hương từng ngày, từng giờ. Nhà thơ vui tươi, phấn khởi, trước những đổi thay của làng bản, nâng niu, biết ơn công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Cuộc sống bản làng bây giờ cũng hiện ra trong thơ Dương Khâu Luông như một bức tranh mới sinh động. Hình ảnh những con đường mới mở trên miền núi cao xa xôi hẻo lánh đã gợi niềm cảm hứng cho nhà thơ viết nên những vần thơ ca ngợi sự thay đổi của đời sống người dân quê hương ông:

Kha tàng mâứ

Pi quá kha tàng cẳp Pây háng nhằng khỏ lai Pi nảy kha tàng quảng Khay mà thâng bản dá

Nâư nảy tàng lồng háng Mạ, xe pây pện nặm Cần cần nủng slửa mấư Mjạc pện bjoóc đông phung. Nhẩt chiếm nhẩt hăn dung Kha tàng pây lồng háng

Con đường mới

Năm ngoái con đường nhỏ Đi chợ còn khó sao

Năm nay đường to mở Về đến tận bản rồi.

Sớm nay đường xuống chợ Ngựa xe đi như suối

Người người mặc áo mới Đẹp xinh như hoa rừng Ôi vui sao con đường Mùa xuân theo xuống núi.

Cuộc sống thanh bình, yên ả của miền quê rừng núi cũng được nhà thơ phản ảnh một cách sinh động qua hình ảnh hai con suối vui mừng gặp nhau để

tạo nên dòng chảy lớn góp phần làm đẹp cho quê hương: “Kha khuổi nâng dú

loỏng luây mà/ Kha khuổi nâng hơn phja luây oóc/ Sloong kha khuổi chẩp căn khua khước/ Tứ nảy mì pẳng dậu cáp căn - Một con suối chảy từ khe ra/ Một

con suối trôi từ thung xuống/ Hai con suối gặp nhau reo cười/ Bởi từ đây suối có bạn mới” (Sloong kha khuổi - Hai con suối).

Hình ảnh người bà bây giờ khác hẳn người bà lam lũ ngày xưa. Cái cảnh bà cõng cháu ngày đầy tháng trong cái địu thổ cẩm bây giờ thực sự đã mang vóc dáng của thời hiện đại: “Mừng mẻ mé căm con séc /Pác mẻ mé sướng cằm

Then/ Ngòng pjục nọng eng cải/ Slon slư đảy pjòi quay - Tay bà cầm quyển sách/ Miệng bà hát bài Then/ Ước cho ngày bé lớn/ Sẽ học hành giỏi giang” (Vằn oóc bươn - Ngày đầy tháng). Ngày xưa bà mong cháu khỏe, hay ăn chóng

lớn, để làm cái nương, cái rẫy chứ đâu có mong cháu học hành giỏi giang. Vẫn cái địu thổ cẩm, vẫn câu hát Then, nhưng ước mơ của bà khác trước, mong cháu mình vươn xa hơn, khỏi quả núi quả đồi quê mình, đến với chân trời mới, chân trời của tri thức khoa học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)