Thể thơ mang dấu ấn văn hóa dân gian Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 78 - 82)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Thể thơ mang dấu ấn văn hóa dân gian Tày

Trong bốn tập thơ viết bằng tiếng Tày của Dương Khâu Luông thì Cỏi dằng slì bjoóc mạ (Lặng lẽ mùa hoa mạ) là tập thơ song ngữ Tày - Việt thứ 3

và là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Dương Khâu Luông vừa được Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành vào tháng 8 năm 2017. Điểm đặc biệt là tập thơ gồm 65 bài viết ở thể Bjoóc mạ. Theo tác giả, thể thơ Bjoóc mạ là một thể thơ được phát triển từ lối nói “Phuối pác” - một hình thức đối đáp dân gian của người

Tày ở Bản Hon nói riêng và người Tày vùng Hồ Ba Bể nói chung. Lối đối đáp này rất ngắn gọn, súc tích, có vần và gần gũi với sinh hoạt hằng ngày, thường chỉ có hai hoặc ba câu, cũng có lúc dài hơn nhưng không chia tách thành từng bài cụ thể. Do tiện lợi, linh hoạt, lại có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi nên lối đối dáp này được nhiều người yêu thích, nhất là trong việc tìm hiểu nhau của nam nữ thanh niên. Người tham gia đối đáp cần phải có phản xạ nhanh và một vốn hiểu biết cũng như ngôn từ phong phú, đây được coi như là một hình thức thử thách tài năng của đối phương.

Chẳng hạn mấy lời đối đáp sau của nam thanh, nữ tú khi tìm hiểu nhau: - Nữ: Bấu lụ lỏ pây cón mà lăng/ Cằm hâư chắng thúc slim pỉ đẩy? (Không biết lối đi trước về sau/ Nói lời nào cho vừa lòng anh được?).

- Nam: Thỏ lụ lỏ pây cón mà lăng/ Cằm hâư củng thúc cằm pỉ đẩy (Em vốn biết lối đi trước về sau/ Nói lời nào cũng vừa lòng anh cả).

Hoặc khi nói về chuyện ép duyên trong xã hội cũ ngày xưa người con gái nói: Slíp cần slíp mà ép/ Pét cần pét mà soi/ Soi hẩư noọng lồng vằng pây áp (Cả mười người đều ép/ Cả tám người đều xui/ Xui em xuống vự sâu đi tắm)…

Xuất phát từ thực tế trên nhà thơ đã có ý tưởng sáng tác thể thơ Bjoóc mạ với sự cách tân về hình thức thể hiện để lối nói dân gian trở thành những bài thơ cô đọng, giàu liên tưởng.

Cho biết thêm về đứa con tinh thần của mình, nhà thơ Dương Khâu Luông chân thành chia sẻ: “Những ngày đầu tiên tôi mới giới thiệu một số bài

thơ được tôi sáng tác theo thể thơ Bjoóc mạ đã nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng, đặc biệt là những người có tâm huyết với bản sắc văn hóa và thơ văn của dân tộc Tày. Bản thân tôi cũng thấy rằng trong thời đại khoa học – kỹ thuât phát triển như hiện nay, với nhiều thông tin đại chúng thì một lối thơ ngắn, mỗi bài ba câu, hàm súc nhưng cũng đầy sinh động và ý nghĩa sẽ phù hợp với sự tiếp nhận của bạn đọc. Cũng mong rằng, thông qua tập thơ này, hy vọng sẽ góp phần làm phong phú thêm cho thơ Tày trong xu thế đổi mới và phát triển chung của thơ ca hiện nay” [47].

Khảo sát, so sánh, tìm hiểu về tập thơ chúng tôi nhận thấy trong thơ Dương Khâu Luông có khá nhiều điểm kế thừa những vần điệu - tục ngữ

“Phuối pác” của người Tày. Xuất phát từ những câu nói hay về kinh nghiệm sống, những lời răn dạy về cách đối nhân xử thế, cách làm người của cha ông nhà thơ đã sáng tạo nên những bài thơ Bjoóc mạ hết sức độc đáo.

Chẳng hạn để ca ngợi vẻ đẹp của người con gái Tày vùng cao, người Tày có câu nói rất hay, rất sâu sắc và giàu giá trị nhân văn: “Tua cần lẻ fạ đin va”

(Con người là hoa của trời đất ). Câu nói ngắn gọn, hàm súc giống như một

nhận định, tổng kết về giá trị muôn đời của con người, coi con người là trung tâm của vũ trụ, là sản phẩm tinh túy, đẹp đẽ nhất của thiên nhiên, tạo vật. Từ cảm hứng trân trọng, ngợi ca đó Dương Khâu Luông chuyển hóa thành những vần thơ mượt mà, tình tứ với cách so sánh độc đáo, đậm chất vùng miền:

Noọng

Noọng pện va khẩu mấu Tan dú nưa rẩy mà Cừn vằn tứn dai hom.

Em

Em như cum thóc mới Hái ở trên nương về

Để nhận diện bản chất con người, bên cạnh việc căn cứ vào hành động, cử chỉ thì người Tày còn căn cứ vào lời nói, nét mặt để đánh giá người tốt, kẻ

xấu: Pác van toọng slổm (Lời ngọt bụng chua). Hay: Phạ đăng ngùm ngùm phạ

đăng phân, cần cảng ngùm ngùm cần slẩy khôn (Trời ầm ì sấm trời sắp mưa,

người nói lầm bầm người xấu bụng). Là một người con của dân tộc Tày,

Dương Khâu Luông cũng bị “ảnh hưởng” bởi cách suy nghĩ đó: “Cần ngay/ Ăn

ngày khay dú nả/ Co chóp độc mật mèng xày ni quây - Người tốt/ Vẻ hiền từ hiện trên nét mặt/ Cây nấm độc ruồi, kiến đều tránh xa” (Cần ngay - Người

tốt). Tuy nhiên, cái hay của bài thơ là ở chỗ tuy không nói ra nhưng người đọc

vẫn ngầm hiểu rằng người tốt sẽ được mọi người yêu quý, trân trọng còn những người ác, kẻ xấu sẽ bị mọi người xa lánh, khinh bỉ.

Để nhắc nhở nhau về cách sử dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày, cách ứng

xử lễ độ, khiêm nhường, cẩn trọng người Tày thường có câu: Kin nặm lèo kẹo

(Uống nước cũng phải nhai); Ma queng tắng chắng nẳng, cần cà dằng cỏi

phuối (Chó quanh ghế mới ngồi, người đắn đo hãy nói) hay “Kin ngay phuối

khát” (Ăn ngay nói thật). Mượn lời người xưa, Dương Khâu Luông nhắn nhủ mọi người một cách khéo léo, tế nhị qua những bài thơ ngắn mà ý tứ sâu xa, dễ hiểu, dễ cảm: “Cần ké cạ: Luổn chin đảy/ Luổn cảng bấu đảy - Người già nói:

Có thể ăn phàm/ Nhưng không thể nói bừa” (Cần ké cạ - Người già nói). Bởi vì

khi nói lời cay đắng dễ làm con người bị tổn thương: “Vận cạ cằm phuối pện

lồm bên/ Tọ phuối căn cằm khôm phết/ Hết lừ lừm - Vẫn bảo rằng lời nói gió bay/Nhưng làm sao quên/ Khi nói nhau lời cay đắng (Cằm phuối - Lời nói).

Người Tày thường có lối sống giản dị, khiêm nhường, không phô trương, kiêu ngạo. Vì thế, để nhắc nhở mọi người không được huênh hoang, tự kiêu, tự

mãn trước tri thức của mình người Tày có câu: “Chắc bấu đảy kỷ lai, quai bấu

đảy thuổn” (Biết không được bao nhiêu, khôn không bao giờ đủ). Tiếp lời

người xưa, Dương Khâu Luông mượn hình ảnh dòng sông sâu để nói đến

biển. Vì vậy, con người cần khiêm tốn học hỏi để hoàn thiện bản thân mình:

Bưởng nả kha tả lậc/ Lạo chắc lòi khảm quá pây nẩu phứng/ Cần bấu chắc lòi

chăn tốc doan - Đứng trước dòng sông sâu/ Người biết bơi vượt qua nhẹ

nhàng/ Người không biết bơi cả một điều kinh hãi” (Bưởng nả kha tả lậc -

Đứng trước dòng sông sâu).

Người Tày chăm chỉ trong lao động, sống trung thực, thật thà, không sa

vào con đường trộm cắp, gian manh, giả dối bởi họ tâm niệm rằng: Hất ngay

kin bấu lẹo, cổt kẹo kin bấu đo (Làm ăn đường hoàng ăn không hết, làm ăn

gian giảo chẳng đủ no); Hất lẳc bấu kin đo, pây xo bấu kin ím (Ăn trộm không

đủ no, ăn xin không hết đói). Quan niệm này được nhà thơ cụ thể hóa qua bài thơ

Bjoóc chá vạ slim chá (Hoa giả và tâm giả): “Bjoóc chá tó hết mjạc hẩu bjoóc

chăn/ Bấu tồng cần slim chá/ Nhịnh hết lóa hẩư cần - Hoa giả vẫn làm đẹp cho

hoa/ Còn người tâm giả/Chỉ làm khổ người ta”. Đây là một so sánh hết sức thú vị,

giàu sắc thái biểu cảm: hoa giả vẫn còn có tác dụng làm đẹp cho đời còn người có lòng dạ giả dối chỉ là thứ vứt đi, không đáng giá được bằng bông hoa.

Có thể nói những bài thơ Bjoóc mạ của Dương Khâu Luông là những thể nghiệm mới của thơ tiếng Tày ở nước ta đã được nhiều bạn đọc quan tâm, hưởng ứng, nhất là những người đọc quan tâm đến bản sắc văn hóa và thơ văn của dân tộc Tày. Tập thơ ghi nhận một sự tìm tòi của tác giả trong việc đổi mới và làm phong phú thêm cho thơ ca hiện nay. Hi vọng một ngày nào đó thể thơ Bjoóc mạ được ghi nhận như một dấu ấn phong cách mà hơn hết Dương Khâu Luông là người tiên phong cho thể nghiệm này.

Trong thời đại khoa học - kỹ thuật phát triển mạnh mẽ như hiện nay, với nhiều phương tiện thông tin đại chúng phong phú thiết nghĩ một lối thơ ngắn, mỗi bài ba câu, hàm súc nhưng cũng đầy sinh động và ý nghĩa sẽ phù hợp với việc tiếp cận của bạn đọc. Mặt khác sẽ góp phần làm phong phú thêm cho thơ Tày trong xu thế đổi mới và phát triển chung của thơ ca hiện đại ngày nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)