Tự hào về các phong tục tập quán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 62 - 67)

7. Bố cục của luận văn

2.3.3. Tự hào về các phong tục tập quán

Người Tày có rất nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp và những lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Tày. Gắn bó với quê hương, Dương Khâu Luông rất am hiểu phong tục tập quán của đồng bào Tày và đồng bào các dân tộc anh em cùng sinh sống trên mảnh đất Bắc Kạn yêu thương. Ngay từ nhỏ Dương Khâu Luông đã được cùng anh em, bạn bè đón Tết, vui hội xuân, bắt cá ở sông quê, đi tảo mộ. Vì vậy, phong tục tập quán của quê hương qua cuộc sống lao động và sinh hoạt hàng ngày của người dân bản đã thấm sâu vào tâm hồn nhà thơ. Thơ viết bằng tiếng Tày của ông thường viết về những phong tục tập quán, những lễ hội tưng bừng náo nhiệt của quê hương: Vằn chiêng (Ngày Tết), slại mạ (tảo mộ), Tết Đoan ngọ (mùng 5 tháng 5) , Vằn oóc bươn (ngày đầy tháng), hội Lồng tồng, hội tung còn, hát then, hát sli, hát lượn…

Mùa xuân là mùa khởi đầu của năm mới vì vậy ai cũng háo hức mong chờ ngày Tết. Mùa xuân cũng chính là mùa vui, mùa hạnh phúc của nam nữ

thanh niên dân tộc miền núi. Ở đó họ được vui chơi, ca hát được tự do tìm hiểu nhau qua những làn điệu hát sli, hát lượn. Có thể nói rằng, mùa xuân là mùa hội tụ đầy đủ và tươi đẹp nhất các phong tục tập quán, các sinh hoạt văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.

Nói đến mùa xuân không thể không nhắc tới các lễ hội truyền thống. Mỗi vùng miền đều có những ngày Hội xuân. Với đồng bào các dân tộc Việt Bắc là hội “Lồng tồng”. Hội diễn ra ở nhiều làng bản, địa phương với những qui mô và hình thức khác nhau nhưng đều chung một ý nghĩa để mừng mùa xuân năm mới, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Trong đó, hội xuân Ba Bể thường diễn ra ven bờ hồ Ba Bể vào ngày mùng 9, mùng 10 tháng giêng âm lịch, đây là lễ hội nổi tiếng nhất, thu hút rất nhiều du khách tham quan. Là người con của quê hương, nhà thơ đã phản ánh những nét đặc sắc của lễ hội đó thật tưng bừng, náo nức, tươi vui:

Chứ hội xuân Nặm Pé Nhớ hội xuân Ba Bể Slì xuân mà slảy slim tẻo chứ

Chứ mừa thâng Nặm Pé hội xuân Chứ mừa hăn lai cần liểu hội Chứ noọng slao pi quá chập căn (…)

Mùa xuân về trong lòng lại nhớ Nhớ hội xuân Ba Bể đông vui Người trẩy hội nhiều như hóa lá Nhớ hội xuân năm ngoái gặp em (…)

(Dương Khâu Luông dịch) Bên cạnh những lễ hội mùa xuân, đồng bào Tày nói riêng và đồng bào các dân tộc Việt Bắc nói chung có một đời sống tinh thần hết sức phong phú, đặc sắc với những phong tục, những lễ nghi vào mỗi ngày tết khác nhau trong năm: Tết thanh minh, tết cơm mới, tết hàn thực, tết rằm tháng bảy…

Sau Tết nguyên đán người Tày có một ngày lễ vô cùng đặc biệt đó là ngày mùng 3 tháng 3 (ngày tảo mộ). Vào ngày này con cháu sẽ lên mộ ông, bà, tổ tiên để “tu sửa” nhà cửa, quét dọn sạch sẽ, thắp hương và dâng cúng lễ vật

như bánh rợm (bánh nếp), xôi ngũ sắc, gà luộc. Đây là dịp để con cháu bày tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đối với những người đã khuất. Vì vậy, dù đi đâu về đâu họ cũng luôn nhớ đến nơi sinh ra, lớn lên, nơi có mồ mả ông bà tổ tiên: “Dú tẳm tỉ quây/ Tọ thâng vằn slo slam, bươn slam cần hâư củng ái mà slại

mạ/ Sle chướng chắp chỏ chông vạ lụ tàng pỉ noọng - Dù đi đâu xa/ Đến mùng Ba, tháng Ba ai cũng muốn về tảo mộ/ Để nhớ về tổ tông và cội nguồn họ hàng anh em yêu quý” (Vằn slại mạ - Ngày tảo mộ).

Tết Đoan Ngọ (mùng 5 tháng 5) là một dịp lễ lớn và quan trọng trong năm. Tùy theo quan niệm của mỗi nơi, mỗi vùng, mỗi dân tộc lại có cách ăn tết khác nhau. Với người Tày không thể thiếu món bánh gio gói bằng lá chít. Nó tạo nên hương vị riêng của người dân nơi đây: Bươn hả so hả mà slục slao bản

khỏi hó pẻng đấng toong mủ/Ăn hom van bấu tỉ hâư tồng đảy/ Pây quây tẳm tầư bươn hả mà củng chứ đin hây - Tết Đoan Ngọ con gái bản tôi gói bánh gio lá chít/Vị thơm ngon chẳng có ở đâu bằng/ Đi xa quê lại nhớ tết tháng Năm

(Bươn hả so hả - Mùng Năm tháng Năm).

Hát then, hát lượn cũng là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Tày. Người Tày say đắm với những câu then, tiếng lượn trong các cuộc vui, lễ hội, đám cưới hỏi, chúc thọ, mừng tân gia, cầu mùa. Đây cũng là dịp để trai gái hát giao duyên bày tỏ tình yêu: “Cẳm lả dá/ Sloong cần nhằng lượn/ Cằm lượn

cuổn khảu căn/ Hẩu slim toọng chứt fầy - Đêm đến/ Hai người còn hát lượn/ Câu lượn quyện vào nhau/ Để trái tim thắp lửa” (Hất lượn - Hát lượn). Có lẽ ban đầu, tốp trai bên này, tốp gái bên kia...ướm lời hát; rồi ướm tình...hát; rồi thuận tình ...hát; rồi tách nhau ra từng đôi ...hát, nên: “Fầy đắp/ Cơn slán/ Cằm

lượn vận van hanh/ Cân hậư chắc thán slim tàu chứt toọng- Lửa tắt/ Tàn đêm/ Câu hát vẫn bùng lên/ Than trong lòng cháy đỏ” (Hất lượn - Hát lượn). Đây là

nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào vùng cao nói chung và đồng bào Tày nói riêng.

Nói đến hát then không thể không nhăc tới đàn tính và ngược lại. Vì hát then là phần lời, còn đàn tính là nhạc cụ làm cho lời then trở nên ngọt ngào, mượt mà và ấm áp tạo sức hấp dẫn đặc biệt cho loại hình nghệ thuật này. Tự hào về câu then, tiếng lượn ngọt ngào, say đắm của quê hương, làng bản Dương Khâu Luông mong muốn giữ gìn những nét đẹp văn hóa của cha ông trong đời sống hiện đại hôm nay:

Tiểng Then

Chử then hất, pện lồm? Tiểng then bên quây coỏng Chử hất then pện bjoóc Cằm hâư cụng mjảc đây Tỉnh cằm then chăn van Thương mèng đông bấu táy Tỉnh cằm then ái căm Au cằm then khảu tảy Sle mừa lườn tỉnh mại.

Tiếng hát Then

Phải Then làm bằng gió? Nên hát cứ bay xa

Phải Then làm bằng hoa Nên lời nào cũng đẹp Tiếng Then sao mà ngọt Thơm hơn mật ong rừng Nghe tiếng Then không đừng Cất tiếng Then vào túi

Đem về nhà nghe mãi.

(Dương Khâu Luông dịch)

Đó là vẻ đẹp của cuộc sống vùng quê miền núi do chính những con người lao động vất vả quanh năm làm nên. Chính những làn điệu dân ca, những lời ca tiếng hát đã làm vơi đi nỗi cực nhọc của con người. Hơn thế các làn điệu dân ca còn làm cho cuộc sống thêm hương vị, thắm màu sắc, làm nên cái hồn, làm nên sức quyến rũ của cuộc sống vùng quê.

Qua những sáng tác bằng tiếng Tày, Dương Khâu Luông đã thể hiện hết sức sinh động, cụ thể bản sắc văn hóa Tày: Đó là những phong tục tập quán, những lễ hội truyền thống của người dân quê hương ông với tất cả niềm biết ơn, trân trọng, tự hào. Qua đó người đọc thấy được tấm lòng yêu quê hương, làng bản, yêu tiếng Tày tha thiết và nỗ lực gìn giữ, bảo tồn ngôn ngữ dân tộc của nhà thơ.

Tiểu kết chƣơng 2

Phổ thơ của Dương Khâu Luông khá rộng từ Bản Hon đến mọi miền đất nước: từ gia đình nhỏ ra với đại gia đình các dân tộc Việt Nam, từ tình yêu cha mẹ, con cái, tình yêu lứa đôi đến tình yêu nhân loại. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Dương Khâu Luông là niềm yêu mến, tự hào về danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương, về phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp với núi non hùng vĩ, suối nguồn mát trong, thế giới động thực vật phong phú, đa dạng. Tất cả đều mang đậm dấu ấn vùng miền và đặc biệt rất gắn bó với cuộc sống của người Tày.

Tình yêu quê hương tươi đẹp còn gắn với cảm hứng trân trọng tâm hồn, tình cảm của con người miền núi thủy chung và nhiều khát vọng đẹp trong tình yêu, con người trọng tình nghĩa anh em, gia đình, làng bản. Nhưng cũng hết sức thẳng thắn, nhiều suy tư trước những vấn đề thời sự của xã hội hiện đại có cả chút ngậm ngùi, nuối tiếc, xót xa trước sự mai một bản sắc văn hóa truyền thống. Nhưng trên hết là cảm hứng trân trọng, tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của người Tày, tự hào về tiếng Tày phong phú, giàu giá trị biểu cảm; Tự hào về những phong tục tập quán tốt đẹp của người Tày; Là niềm lạc quan, tự hào trước sự đổi mới của quê hương trong đời sống hiện đại. Điều quan trọng hơn những biểu hiện của bản sắc văn hóa Tày ở phương diện nghệ thuật sẽ được chúng tôi đề cập đến trong chương 3 của luận văn.

Chƣơng 3

NHỮNG PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BẢN SẮC VĂN HÓA TÀY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)