Sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 67 - 71)

7. Bố cục của luận văn

3.1.1. Sử dụng từ ngữ mộc mạc, giản dị

Như mục 2.3.1 chúng tôi đã đề cập đến, Dương Khâu Luông đã sử dụng tiếng Tày để sáng tác thơ. Với 04 tập thơ Tày đã ra mắt và được độc giả đón nhận một cách nhiệt thành chính là minh chứng rõ nét nhất trong việc lựa chọn ngôn ngữ để sáng tác và ý thức gìn giữ bảo vệ tiếng nói của dân tộc. Ngôn ngữ Tày rất phong phú, đa dạng có khả năng miêu tả, phản ánh thế giới nội tâm phong phú của con người. Trong những sáng tác thơ Tày, Dương Khâu Luông thường sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, trong sáng như “lời ăn tiếng nói” hàng ngày của người Tày. Đọc thơ ông, người đọc như có cảm giác nhà thơ cứ lặng lẽ kể, tả, thấy gì ghi nấy, nghĩ gì nói nấy bằng chất giọng riêng của mình cùng “lối tư duy Tày” thiên về trực cảm và giàu tính hình tượng.

Bằng những ngôn từ diễn đạt mộc mạc, ngắn gọn, không bóng bẩy, trau chuốt nhà thơ đã vẽ lên bức chân dung của những cô gái Tày dịu dàng, đằm thắm, xinh tươi, khỏe khoắn. Vẻ đẹp của thiên nhiên miền núi đã kết tinh nên dáng hình, giọng nói của những người con gái xứ sở hoa mơ, hoa mận, hoa đào:

Lủc slao phja Bjoóc

Noọng chin nặm bó hâư? Phuối hanh van bặng ỏi Noọng áp đang khuổi hâư? Nả đáo khao ón nhỏi. Noọng lè

Đét chang nâư

Mjảc mạy pù phia Bjoóc.

Người đẹp Núi Hoa

Em uống nước nguồn nào? Mà giọng nói ngọt ngào Em tắm nước suối nào? Mà trắng ngần thịt da Em là

Nắng sớm mai

Tô đẹp cho cảnh Núi Hoa

( Dương Khâu Luông dịch) Vẫn cách nói thô mà thật ấy, trong bài thơ “Điếp noọng tằng tởi vận

nhằng hăn sliểu -Yêu em cả đời vẫn thấy thiếu” nhà thơ so sánh tình yêu với món ăn: “Bại món chin van tặt oóc mà/ Chin lai lẻ mốc ím tắc ngặc/ Tán bại

cằm lượn, cằm then/ Tỉnh mại vận hăn dác/ Slim điếp noọng tằng tởi vận nhằng hăn sliểu - Các món ăn ngon đem đặt bày ra/ Ăn no rồi chán chê bội thực/ Chỉ có câu lượn, câu then/ Nghe mãi vẫn thấy đói/ Yêu em cả đời vẫn thấy thiếu”. Cách so sánh này có lí vì tình yêu bền chặt phải là sự hòa điệu của

hai tâm hồn mà tâm hồn thì không bao giờ già đi, không bao giờ xấu đi. Tuy nhiên cách so sánh tương phản trong tình yêu với món ăn “ăn no rồi chán chê

bội thực”, có vẻ hơi thật thà quá thành ra hơi vụng, còn so sánh tương đồng với

câu lượn, câu thhen thì hình như chưa đủ liều lượng.

Bằng những từ ngữ thân thuộc như cách nói hàng ngày: “đất ruộng”, “rẫy”, “vườn”, “tiếng”, “đi trong bản nhỏ”… nhà thơ đã đưa bạn đọc về một cách nói thân thương, nhẹ nhàng mà nhấn mạnh được vào thực tế đã làm đau trái tim nhà thơ, khiến người đọc cũng bùi ngùi tiếc nuối trước những biến động của cuộc sống mỗi ngày:

Mừa bản

Din lẩy, sluôn, nà vằn tảy cẳp Tổng quảng cốp lỏn tiểng háng pay Quá chang bản cỏn kha tàng ỷ Chứ vằn chẩp noọng tùm bá căn

Về bản

Đất ruộng, rẫy, vườn ngày thêm chật Đồng vắng thưa dần tiếng ếch kêu Đi trong bản nhỏ con đường nhỏ Nhớ ngày tránh lối chạm vai em.

Có thể thấy, trong dòng chảy của cuộc sống hiện đại khi con người bị xoáy theo ngôn ngữ mới mọi người đua nhau học tiếng nước ngoài. Vậy mà, giữa trăm ngàn thứ tiếng ấy vẫn có một thứ tiếng hồn nhiên, dung dị đến thế! Ta bắt gặp mong ước giản đơn, ngô nghê mộc mạc được nói ra, mong đủ cơm, đủ áo hay chỉ đơn giản là bắt được con cá to cho bữa ăn của cả nhà thêm phần vui vẻ: Oóc tả păt pja/ Ái păt đảy tua pja cải/ Sle thâng mà lườn đảy tón chin ỏn xòn, hôn hỉ - Đi ra sông bắt cá/ Mong bắt được con to/ Để lúc ra về có bữa xôm vui ra trò (Tua pja cải vạ bài sli - Con cá to và bài thơ).

Đặc biệt trong 04 tập thơ viết bằng tiếng Tày và song ngữ Tày – Việt của Dương Khâu Luông có 01 tập thơ viết cho thiếu nhi Co nghịu hưa cần (Cây gạo giúp người) bằng tiếng dân tộc. Viết cho các em nhỏ ngôn ngữ phải giản dị, dễ hiểu, hình tượng thơ chân thực, gần gũi, gợi cảm, thông qua đó mở ra một thế giới khác lạ, đẹp đẽ, được xây dựng bằng hiện thực và trí tưởng tượng phong phú. Vì vậy, ngôn ngữ trong những bài thơ viết cho thiếu nhi của ông rất hồn nhiên, trong sáng và giản dị như lời nói hoặc lời ca, câu hát của các em:

Lí Pết mà lạu

Lí mà, lí mà… Mà lườn khảu lạu Dá pây dú khuổi Cẳm đăm nạc pắt Hên mỏ xa bắc. (…) Lí mà, lí mà… Gọi vịt về chuồng Vịt ơi, vịt à…

Mau về chuồng thôi Đừng đi ở suối Rái cá bắt mày Cáo đang rình đấy.

(…)

Mẻ mé khun mầư Cổ kin hẩư ím Oóc đảy xáy lai Tèn công mẻ mé. Lí mà, lí mà…

Bà gọi chăn mày Mày ăn cho khỏe Đẻ nhiều trứng to Trả công bà đấy Vịt ơi, vịt à…

Bài thơ là lời của những đứa trẻ gọi vịt về chuồng mỗi khi chiều xuống. Với ngôn ngữ đời thường Vịt ơi, vịt à/ Mau về chuồng thôi…cả bài thơ giống

như lời hát vui con trẻ. Tuy nhiên, bài thơ lại rất dễ đi vào lòng người đọc nhất là những độc giả người miền núi bởi lẽ đây là những hoài niệm tuổi thơ mà hầu như ai cũng đã trải qua suốt thưở thiếu thời. Người đọc như thấy lại mình trong mỗi câu thơ, nhẹ nhàng mà ấn tượng, khơi gợi được cảm xúc cũng như tạo được dư ba trong lòng độc giả.

Đọc thơ Dương Khâu Luông bạn đọc hầu như không bắt gặp tình trạng của những sáo ngữ, những công thức, khuôn sáo trong ngôn từ biểu đạt. Nhà thơ đưa vào thơ những ngôn từ của đời sống còn mang tính nguyên sơ, sắp đặt theo trật tự của cảm xúc, không tuân theo những quy phạm chặt chẽ. Mặc dù vậy người đọc vẫn thích thú và đón nhận một cách nhiệt thành bởi cái hay của ý nghĩa, của cái tâm, của sự nhiệt huyết mà người viết gửi gắm vào trong đó. Và hơn hết là nó dễ đọc, dễ thuộc, dễ nhớ, dễ cảm phù hợp với lối tư duy của người Tày. Đúng như lời của nhà văn Nông Viết Toại đã nhận xét: “Ngôn ngữ

nó là chiếc cầu cảm thông sâu sắc giữa tác giả và độc giả” [45, Tr. 189].

Trải qua quá trình lâu dài trong cuộc mưu sinh, người Tày quê ông đã tạo ra bản sắc riêng không chỉ từ trong các sinh hoạt hằng ngày như ăn, ở mà còn cả trong cách nói chuyện, cách tư duy cũng đầy sức hấp dẫn độc đáo. Một lối tư duy nhẹ nhàng mà ý nghĩa. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, cùng với việc truyền lại ngọn lửa, hạt giống, họ còn truyền lại cho con, cháu tiếng nói của dân tộc mình. Những giá trị văn hóa vô giá của người Tày vùng cao, vẻ đẹp của cuộc sống, của con người cứ hiện ra trong từng lời thơ, qua cách nói, cùng lối văn độc đáo, nhẹ nhàng, rất thật thà. Ngôn ngữ thơ Dương Khâu Luông, bên

cạnh những ưu điểm nổi bật ở trên người đọc vẫn bắt gặp những hạn chế trong cách dùng từ: đôi chỗ còn thô mộc, mang nặng tính khẩu ngữ chưa có sự gọt giũa công phu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)