Cách diễn đạt ngắn gọn, cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 71 - 75)

7. Bố cục của luận văn

3.1.2. Cách diễn đạt ngắn gọn, cụ thể

Thơ Dương Khâu Luông chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa dân gian Tày. Ông nương vào tục ngữ Tày để làm phong phú thêm cách diễn đạt phù hợp với lối nói giản dị, ví von, so sánh chân thực của người miền núi. Bởi thế, thơ Dương Khâu Luông thường ngắn gọn, hàm súc chuyển tải ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Ông may mắn có cả bệ đỡ phía sau là văn hóa dân tộc, mà cụ thể là tục ngữ Tày vùng Việt Bắc. Hoàng Quảng Uyên nhận thấy: “Đọc Dương

Khâu Luông ta cảm được vị ngọt của niềm vui trong khoé mắt vị đắng nước mắt ở đầu môi. Đó là kết quả của sự quan sát chắt lọc, chiêm nghiệm và cao cả hơn là sự hoà đồng của một tấm lòng trong vạn tấm lòng. Đây là mặt mạnh trong thơ Dương Khâu Luông: Nói ít, gợi nhiều”[66].

Chất thẩm mĩ trong thơ Dương Khâu Luông được thể hiện bởi những bài thơ ngắn mà giàu cảm xúc tự nhiên không hề gượng ép. Tập thơ song ngữ Tày - Việt Cỏi dằng slì bjoóc mạ (Lặng lẽ mùa hoa mạ) gồm 65 bài, mỗi bài chỉ có 3 câu ngắn gọn, hàm súc. Những vấn đề được nhà thơ quan tâm phản ánh được diễn đạt bằng một hình thức thơ ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ cảm, dễ đi vào lòng người:

Hai

Hai lủng tỏa tềnh toổng nhả ón nuồm Hai lủng van xảng pù khau kheo ứt…

Tẳm vằn pây háng dú bấu nhằng chắc mì hai

Trăng

Trăng dịu dàng sáng trên đồng cỏ mượt Trăng dịu êm sáng núi đồi xanh ngát…

Từ ngày đi ra thành phố chẳng còn biết mùa trăng

Bài thơ là những hoài niệm đẹp về thiên nhiên vùng cao trong những đêm trăng sáng. Chỉ qua hai câu thơ đầu ngắn gọn, nhà thơ đã mở ra một không

gian bát ngát trong đêm trăng chiếu sáng trên “đồng cỏ mượt”, trên “núi đồi

xanh ngát” mượt mà, dịu êm. Câu cuối khép lại bài thơ là sự tiếc nuối về kỉ niệm đẹp đã qua.

Trong thơ Dương Khâu Luông người đọc dễ dàng nhận thấy, những câu thơ về văn hóa phong tục quê hương thường rất lắng đọng, câu thơ khép lại nhưng ý và tình thì còn vang vọng mãi: “Tỉnh cằm then chăn van/ Thương

mèng đông bấu táy - Tiếng Then sao mà ngọt/ Thơm hơn mật ong rừng” (Tiểng

then - Tiếng hát then). Ở đây cả hai đối tượng so sánh và được so sánh đều rất cụ thể, quen thuộc với người miền núi. Một bên là “tiểng Then- nét đẹp văn hóa của người Tày, một bên là “mật ong rừng” - thứ mật quý của rừng sâu. Mật ong rừng thơm là vậy nhưng với nhà thơ tiếng then của quê hương còn thơm và ngọt hơn. Qua so sánh nhà thơ đã “ hữu hình hóa” tiếng then để người đọc có thể cảm nhận hết vẻ đẹp say lòng của làn điệu dân ca này.

Nỗi nhớ trong tình yêu đôi khi thật khó diễn tả thành lời. Vậy mà, trong bài thơ Ăn còn (Quả còn): “Slán hội dá chài dom đảy ăn còn/ Au mừa lườn chang cừn nòn bấu đắc/ Chứ noọng tỏt còn, chứ mừng noọng lẳp/ Còn dò pây đảy, chứ noọng hết lừ đây?- Tan hội rồi anh giữ được quả còn/ Đem về nhà đêm đêm không ngủ được/ Nhớ em tung còn, nhớ tay em bắt/ Quả còn cất được, cất sao nỗi nhớ em đây?”. Từ hình ảnh lễ hội, tứ của bài thơ được mở ra với “ anh giữ được quả còn” nhưng sức mạnh nghệ thuật là ở biện pháp cụ thể hóa một một tình cảm trừu tượng “cất sao nổi nỗi nhớ” gắn với sinh hoạt văn hóa dân tộc. Cách diễn tả này khác với hình ảnh nỗi nhớ “ cất trong tim” vốn là cách nói của người Kinh, lối nói sách vở, không cụ thể.

Trong những bài thơ viết cho thiếu nhi, Dương Khâu Luông đặt mình vào tâm lý con trẻ, ôngviết nhiều về các hiện tượng vũ trụ tự nhiên như: sấm, chớp, mưa, nắng, sương, gió, bão, vòng xoay đêm ngày, vòng xoay thời tiết… tất cả đều được nhà thơ miêu tả theo kiểu cụ thể hóa. Ông luôn dùng trí tưởng tượng của trẻ thơ để giải thích thế giới khiến cho mọi thứ trở nên đơn giản, dễ hiểu thông qua những lí giải ngộ nghĩnh, đáng yêu. Câu hỏi muôn thưở về “ban

ngày, ban đêm”, về quy luật vận động của mặt trăng và mặt trời được nhà thơ lí giải, minh họa bằng trò ú tim như trò chơi trốn tìm của trẻ thơ giúp các em nhỏ hiểu biết về thế giới xung quanh, về các hiện tượng tự nhiên:

Tha vằn vạ hai

Tha vằn khửn hai tốc Tha vằn tốc hai tẻo khửn

Pài chại tha vằn nhằng tó fầy lường fựt Hai khửn tha vằn khảu lặm pù

Bấu hẩu hăn. Cừn vằn

Hai vạ tha vằn liểu đuổi căn Tò vạy hết bu bi chí chóc Bấu chắc bứa.

Mặt trời và mặt trăng

Mặt trời mọc mặt trăng lặn

Mặt trời lặn mặt trăng mọc

Chiều tối mặt trời còn nhóm lửa đỏ rực Mặt trăng mọc mặt trời xuống núi ngay Không cho thấy

Tối ngày

Mặt trăng và mặt trời chơi với nhau Ú tim

Không biết chán.

Quả thật, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị cùng cách diễn đạt gọn rõ và lối so sánh liên tưởng theo hướng cụ thể hóa những cái trừu tượng. Vì vậy, các hình ảnh được so sánh thường quen thuộc kết hợp với cách diễn đạt rất cụ thể giúp thơ Dương Khâu Luông dễ nhớ, dễ thuộc, dễ sẻ chia và “níu chân” người đọc vào mỗi trang thơ của mình. Vậy nên khi đọc tập thơ “Co nghịu hưa cần -

Cây gạo giúp người” tác giả Lê Thùy Dương Viết: “Đọc thơ Dương Khâu Luông, tôi rất thích thú cái giọng điệu hồn nhiên trong vắt và tư duy chân thật của anh. Đọc đến lần thứ hai, thứ ba, tôi vẫn thấy thích cái chân thật ngộ ngộ của anh. Anh thực sự là một người lớn có những trải nghiệm sâu sắc về cuộc đời, để từ đó lội ngược dòng thời gian trở về với những kí ức của trẻ thơ” [9].

Tuy nhiên, việc sử dụng tiếng Tày trong sáng tác cũng gặp phải những khó khăn nhất định đòi hỏi người viết phải thông thạo về tiếng Tày, kiên trì, bền bỉ, không ngừng tìm tòi sáng tạo về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Bởi vì: Tư duy trong tiếng Tày là tư duy giản dị, mộc mạc nhưng lại thường có sự so sánh, ví von, độc đáo, sâu sắc nên khi dịch thơ Tày sang tiếng

Kinh rất khó thể hiện được lối tư duy đó trong bài thơ. Cụ thể trong bài thơ “Noọng mừa lườn phua” (Em về nhà chồng) nhà thơ so sánh nỗi buồn trĩu nặng

của người con trai khi người yêu đi lấy chồng trong câu thơ: Mẳt phjân nắc

bặng hin tốc tát (Hạt mưa to tựa trái bòng nặng rơi) giống như nhìn hạt mưa

rơi nặng như hòn đá to rơi xuống thác “hin tốc tát”. Nhưng khi chuyển ngữ

sang tiếng kinh lại là “trái bòng”, điều này làm giảm đi sức nặng của câu thơ,

bài thơ rất nhiều.

Hình ảnh, sự vật trong thơ tiếng Tày bao giờ cũng là những hình ảnh sự vật, con người miền núi nên trong vốn từ của tiếng kinh không có để diễn tả. Ví dụ: để chỉ “cái chuồng” - nơi nhốt gia súc, gia cầm thì trong tiếng Kinh đều gọi là “chuồng” nhưng trong tiếng Tày lại có sự phân biệt trong tên gọi rất rõ ràng:

lảng vài (chuồng trâu), Coọc mu (chuồng lợn), lậu cáy (chuồng gà)… một ví dụ

điển hình nữa là trong bài thơ “Nộc vạ nu” (Chim và chuột):“Nộc cạ nộc quai/

Nu cạ nu quai/ Nộc quai nhằng mẻn lẹo lẳt cò/ Nu quai nhằng thai kho hảng cộp” Dịch là: Chim nói chim giỏi/ Chuột bảo chuột khôn/ Chim giỏi còn bị dây bẫy siết cổ/ Chuột khôn còn chết nằm co sập bẫy). Khi dịch bắt buộc phải dùng

từ “bẫy” trong hai câu liên tiếp, vì trong tiếng Kinh không có từ khác để chỉ cái

bẫy chim, đành dùng bẫy chim và bẫy chuột vậy. Còn đối với tiếng Tày thì bẫy

chim (hảng lẹo), bẫy chuột (hảng cộp).

Do vốn từ ngữ truyền thống của tiếng Tày khá phong phú nên cách dùng

từ cũng rất linh hoạt khi dịch ra tiếng kinh thường không lột tả được hết ý nghĩa

và sắc thái biểu cảm của từ ngữ. Ví dụ trong bài thơ “Pửa pày cạ” (Rằng xưa

bảo): “Pửa pày cạ: Mẻ nhình nẳng nả táng thả au phua/ Pỏ chài lẻ khai hua au mẻ” (Rằng xưa bảo: Con gái đứng tựa cửa chờ lấy chồng/ Con trai có mười phương tìm vợ). Trong khi dịch có từ rất khó, không thể dịch sang tiếng Kinh.

Vì dịch nguyên văn sẽ mất nghĩa và dịch ý cũng rất dài dòng. Như hai từ “khai

là hiểu sai nghĩa của câu thơ, nhưng trong tiếng Tày nó lại rất hay ở chỗ “Khai

hua au mẻ” (nghĩa là người con trai dùng tài trí của mình để đi tìm cưới vợ,

người càng có tài trí thì càng tìm được vợ đẹp, giỏi giang như ý).

Vì vậy, khi dịch từ thơ Tày sang tiếng Việt người dịch rất khó có được

cảm xúc như lúc đang sáng tác nên việc chuyển tải cảm xúc cũng giảm đi nhiều. Do vậy để hiểu được hết cái hay, cái đẹp của thơ Tày, người đọc phải biết tiếng Tày và vốn hiểu biết truyền thống văn hóa Tày, còn tiếp cận qua bản dịch chỉ cảm nhận được một phần nào đó bởi bản dịch rất khó chuyển tải được hết nội dung, nghệ thuật và cái hay của bài thơ.

Ngoài ra Dương Khâu Luông phải đối mặt với những khó khăn không

nhỏ trong việc phổ biến tác phẩm như: độc giả không biết tiếng Tày, tiếng Tày bị mai một trong chính cộng đồng làng bản, trong chính mỗi gia đình người Tày, ý thức tộc người bị suy giảm. Tuy nhiên, những gì mà 04 tập thơ nói trên mang lại cho độc giả và cho hành trình bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa các DTTS Việt Nam là rất đáng ghi nhận. Qua những bài thơ viết bằng tiếng Tày của nhà thơ Dương Khâu Luông giúp người đọc thấy được tấm lòng yêu quê hương, làng bản, yêu tiếng Tày tha thiết của nhà thơ. Đó là ý thức trở về nguồn cội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)