Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với người Tày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 75 - 78)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1. Hình ảnh thơ giản dị, gần gũi với người Tày

Hình ảnh trong thơ Dương Khâu Luông rất giản dị, quen thuộc, gần gũi với người Tày. Tất cả đều bắt nguồn từ núi rừng, từ những con vật, những vật dụng gần gũi trong đời sống sinh hoạt như ăn, mặc, ở đến lao động sản xuất. Đó là hình ảnh ngôi nhà sàn thân thương Nghé lườn chạn dú Bản Hon (Ngôi nhà sàn ở Bản Hon), là cái cầu thang lên xuống Nghé đuay (Cái cầu thang), là ngọn lửa hồng được nhóm lên trong mỗi gian bếp, trong mỗi ngôi

nhà Có fầy (Nhóm lửa), là hình ảnh chiếc áo chàm bình dị, thân quen gắn

với hình ảnh người con gái Tày Vạ noọng slao Tày (Với em gái Tày), Slửa chàm (Áo chàm)…

Người Tày sinh sống chủ yếu ở vùng miền núi thấp phía Bắc Việt Nam. Những nhà truyền thống thường là nhà sàn. Hình ảnh ngôi nhà sàn đã trở thành biểu tượng văn hóa của người Tày khắp nơi trên đất nước ta, trong đó có đồng bào các dân tộc Việt Bắc. Hình ảnh ngôi nhà sàn trong thơ Dương Khâu Luông

hiện lên thật thân thương, gần gũi bởi đó là nơi nhà thơ sinh ra, lớn lên và là

nơi dù có đi khắp phương trời cũng không nguôi nỗi nhớ thương:

Nghé lườn chạn dú Bản Hon

Nghé lườn chạn slí pài dú hua Bản Hon lẻ chăn lườn cúa khỏi

Ăn tỉ đạ slinh khỏi oóc mà

Ăn tỉ pây tẳm phuông hâư chang slim bấu lẹo ngầư điếp chứ.

Ngôi nhà sàn ở Bản Hon

Ngôi nhà sàn bốn mái ở đầu Bản Hon chính là nhà tôi đó

Nơi tôi đã sinh ra từ nhỏ

Nơi đi khắp phương trời không nguôi nỗi nhớ thương

Kiến trúc của ngôi nhà sàn không thể thiếu cái cầu thang bởi đó là phương tiện kết nối từ mặt đất lên sàn nhà. Hình ảnh cái cầu thang không chỉ là phương tiện để lên xuống, đi lại mà cầu thang còn là nơi người mẹ ngồi ngóng con đi xa trở về nhà, là nơi chủ nhà ngồi ngóng đợi khách quý đến xông nhà ngày Tết:

Nghé đuay

Nghé đuay

Các hết sloóc khửn lườn Tồng ngàu cúa mẻ slinh Tồng ngàu cúa pá khỏ nhọc Cần pây xẩu, pây quay xày chứ Vằn chiêng

Chủa lườn ngoòng dú tỉ ăn đuây Tiểng bảt kha nhám khửn

Hôn dùng mì cần mà xỉnh lườn pi mấư.

Cái cầu thang

Cái cầu thang

Đứng nghiêng nghiêng làm lối lên sàn Mang dáng mẹ sinh thành

Mang dáng cha khó nhọc Ai đi gần, đi xa đều nhớ Ngày Tết

Chủ nhà luôn ngóng phía cầu thang Vang tiếng bàn chân bước

Mừng có khách đến nhà xông tết.

Trong văn hoá của đồng bào dân tộc Tày, bếp lửa không chỉ là nơi đun nấu mà còn duy trì ánh sáng và hơi ấm trong mỗi gia đình. Ngoài là nơi bảo

quản lương thực, còn là nơi thờ thần bếp nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, no đủ cho cả gia đình. Vì vậy, hình ảnh cái bếp lửa trong mỗi gia đình của bà con người Tày không thể không có. Nhưng tại sao không chỉ gọi bếp, mà nhất thiết cứ phải gọi bếp lửa? Bởi vì bếp của người Tày được giữ lửa từ lúc cất ngôi nhà. Và ngọn lửa ấy được giữ quanh năm ngày tháng, mùa đông cũng như mùa hè, không bao giờ để tắt, cho nên đã gọi bếp thì nhất định phải là bếp lửa. Bếp không lửa, không gọi là bếp.

Hình ảnh bếp lửa đã từng xuất hiện trong thơ của Mai Liễu: Cái bếp vuông đêm ngày mong đỏ lửa/ Cái kiềng tròn đợi nồi xuống, nồi lên/ Vuông tròn là sự ấm êm no đủ” (Bếp lửa nhà sàn). Trong thơ của Bằng Việt: “Một bếp

lửa chờn vờn sương sớm/ Một bếp lửa ấp iu nồng đượm” (Bếp lửa). Và để giữ

lửa trong mỗi căn nhà, gian bếp, người ta dùng những khúc củi chắc, to, gọi là củi gộc. Khi đưa củi vào bếp, phải nhớ đưa đằng gốc vào trước để cây củi cháy từ gốc đến ngọn vì người Tày kiêng đưa ngọn vào đun trước. Vì thế, nếu người nào cầm cây củi đưa vào bếp mà không đưa đúng chiều sẽ được coi là không phải “người ở nhà sàn”. Chính vì lẽ đó, nhà thơ Dương Khâu Luông đề cập đến cách nhóm lửa. Nó đòi hỏi sự khéo léo, nhóm bếp đôi khi tưởng là dễ những với những người chưa từng nhóm bếp củi hoặc lần đầu nhóm bếp thì quả là không dễ dàng:

Có fầy

Có fầy lèo mì fừn cạu hất pỏ fầy Sle fừn eng chắng mì tỉ các

Chang cuông lồm toỏc khảu chắng thư Cần hâư cạ có fầy lẻ khỏ

Tọ chứ mừa có fầy pày đú Fầy bấu hăn có đảy nhịnh vằn

Nhóm lửa

Nhóm lửa cần có củi to làm chính Để củi bé có chỗ gác lên

Ở giữa rỗng để gió vào mới cháy Ai bảo nhóm lửa là khó

Nhưng nhớ về lần đầu nhóm lửa

Lửa không nhóm được chỉ toàn khói mà thôi

Nhắc đến trang phục truyền thống của người Tày người ta nghĩ ngay đến áo chàm. Hình ảnh áo chàm xuất hiện khá nhiều trong các sáng tác của Dương Khâu Luông: Vạ noọng slao Tày (Với em gái Tày), Slửa chàm (Áo chàm). Đây là hình ảnh quen thuộc, giản dị, mộc mạc, là “tín hiệu” riêng của người Tày để không bị nhầm lẫn với các dân tộc khác như Dao, Mông…cùng sinh sống trên mảnh đất Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết bằng tiếng tày của dương khâu luông (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)