đến lợi nhuận ngân hàng trên thế giới và ở Việt Nam
Sự tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại đã đƣợc sự quan tâm của nhiều nghiên cứu và dƣới nhiều góc độ khác nhau. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu đƣa ra bằng chứng chứng minh rằng rủi ro tín dụng là một trong những yếu tố chính ảnh hƣởng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại (Achou và Tenguh 2008; Hosna và cộng sự, 2009; Mekasha, 2011; Tefera,
2011; Samuel Hymore Boahene và cộng sự, 2012 ...). Chẳng hạn nhƣ, khi thực hiện nghiên cứu về tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại tại Ethiopia, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng và có ý nghĩa thống kê (Gizaw và cộng sự, 2015). Tƣơng tự, một nghiên cứu thực nghiệm khác đƣợc tiến hành tại Kenya, bằng cách sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Kenya và kết quả cũng tìm thấy có tồn tại tác động rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng (Josiah Aduda và James Gitonga, 2011). Tuy nhiên các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thực hiện ở Việt Nam không nhiều, chƣa đƣợc chuyên sâu và còn các khoảng trống cần đƣợc khai thác cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu không tìm thấy sự tác động rõ ràng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng.
2.4.1 Một số nghiên cứu cho thấy sự tác động ngược chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng
Tại Hy Lạp, khi nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng của Hy Lạp trong giai đoạn 1985 – 2001 đã tìm thấy rằng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận ngân hàng. Kết quả này đƣợc giải thích là bởi vì khi ngân hàng cho vay những khách hàng, hay những dự án có rủi ro tín dụng cao hơn, điều này cũng có nghĩa là ngân hàng đang tích tụ ngày càng nhiều những khoản vay có khả năng không thu hồi đƣợc, hay mức độ tổn thất đối với những khoản vay này là rất lớn và điều này dẫn đến làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng những ngƣời quản lý hệ thống ngân hàng Hy Lạp dƣờng nhƣ đang cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận, do vậy đã áp dụng một chiến lƣợc phòng ngừa rủi ro, chủ yếu thông qua các chính sách cải thiện kiểm soát và giám sát rủi ro tín dụng (Athanasoglou và cộng sự, 2008).
Các nghiên cứu nhƣ Alexiou và Sofoklis (2009), Hosna và cộng sự (2009), Kargi (2011)… đã tìm thấy sự tác động ngƣợc chiều giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng. Điển hình nhƣ Achou và Tenguch (2008), tác giả đã sử dụng dữ liệu của Ngân hàng Trung ƣơng Quarta giai đoạn năm 2001 – 2005, cho kết quả về
sự tác động ngƣợc chiều của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động. Một nghiên cứu khác khi tiến hành xem xét các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng tại Hy Lạp nhƣng trong giai đoạn 2000 – 2007 cũng đã tìm thấy kết quả tƣơng tự. Nghiên cứu cho rằng việc các ngân hàng tiếp cận với những khoản vay có rủi ro tín dụng cao sẽ làm khả năng thất thoát vốn từ việc không thanh toán của khách hàng là rất cao và gây ảnh hƣởng xấu đến lợi nhuận ngân hàng. Do vậy, các hệ thống giám sát của các ngân hàng tại Hy lạp đã nâng cao các kỹ thuật quản lý rủi ro, cùng với đƣa ra chính sách cho vay nghiêm ngặt hơn để có thể kiểm soát rủi ro tín dụng và cải thiện lợi nhuận của ngân hàng (Alexiou và Sofoklis, 2009).
Tại Nigeria, khi đánh giá các tác động của rủi ro tín dụng vào lợi nhuận của các ngân hàng Nigeria giai đoạn 2004-2008 thì kết quả nghiên cứu cũng đã phát hiện rằng việc quản lý rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của các ngân hàng Nigeria và cũng đƣa ra kết luận rằng rủi ro tín dụng ảnh hƣởng nghịch chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Kargı (2011). Sau này, cũng có một số nghiên cứu khác cũng đƣợc thực hiện tại Nigeria trong giai đoạn 2000 - 2010, và kết quả cũng tƣơng tự nhƣ kết quả đã tìm thấy trƣớc đó, rằng rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận (Kolapo và cộng sự, 2012).
Tại Nepal, nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại ở Nepal trong giai đoạn 2001-2012 cũng đã cho thấy sự tác động nghịch đáng kể của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của ngân hàng (Poudel, 2012). Cũng có rất nhiều nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại các nƣớc đang phát triển. Nhƣ một nghiên cứu tại Indonesia, khi điều tra các tác dụng chung của các rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trên lợi nhuận của các ngân hàng lớn của Indonesia, kết quả cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Indonesia (Ruziqa, 2013).
Tại Ethiopia, cũng đã từng có một số nghiên cứu tiến hành xem xét ảnh hƣởng của quản lý rủi ro tín dụng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc này, thông qua sử dụng cả số liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các báo cáo hàng năm của các ngân hàng thƣơng mại và khảo sát các dữ liệu sơ cấp từ các nhà
quản lý ngân hàng và nhân viên của ngân hàng. Kết quả tƣơng tự, cũng cho thấy rằng có sự tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ở Ethiopia (Tefera, 2011; Mekasha, 2011).
Còn tại Thụy Điển, khi nghiên cứu về ảnh hƣởng quản lý rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng Thụy Điển trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008. Kết quả cho thấy mặc dù mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ở các ngân hàng là khác nhau nhƣng kết quả đều cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng (Hosna và cộng sự, 2009).
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại các nƣớc đang phát triển. Nhƣ một nghiên cứu tại Indonesia, khi điều tra các tác dụng chung của các rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trên lợi nhuận của các ngân hàng lớn của Indonesia, kết quả cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng ở Indonesia (Ruziqa, 2013). Hay nghiên cứu khác đƣợc thực hiện tại Philippin trong khoảng thời gian 1990 – 2005, kết quả cho thấy ngân hàng Philippin đối mặt với rủi ro tín dụng cao hơn có xu hƣớng nhận đƣợc mức lợi nhuận thấp hơn. Kết quả thực nghiệm hàm ý rằng ngân hàng ở Philippin nên tập trung nhiều hơn vào quản lý rủi ro tín dụng đồng thời phải cải thiện tính minh bạch của hệ thống tài chính, từ đó sẽ giúp các tổ chức tài chính đánh giá rủi ro tín dụng có hiệu quả hơn, và tránh đƣợc một số trƣờng hợp có nguy cơ rủi ro tín dụng cao xảy ra (Fadzlan Sufian và Royfaizal Razali Chong, 2008).
Tại Việt Nam cũng đã có nghiên cứu thực nghiệm đề cập đến ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận ngân hàng đƣợc thực hiện, và các kết quả cho thấy giữa rủi ro tín dụng và lợi nhuận ngân hàng có sự tác động ngƣợc chiều nhau. Cụ thể, khi nghiên cứu tác động của nợ xấu đến khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam giai đoạn 2005 - 2012 dựa trên bộ dữ liệu gồm số liệu đƣợc thu thập từ 34 NHTM Việt Nam, thông qua sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS). Kết quả cho thấy nợ xấu tác động tiêu cực đến khả năng sinh lợi ngân hàng (Phạm Hữu Hồng Thái (2013). Kết quả tƣơng tự khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cũng trong giai đoạn
2006 – 2012, thông qua sử dụng dữ liệu hàng năm của 22 ngân hàng, đƣợc lấy từ nguồn cơ sở dữ liệu BVD Bankscope và một số dữ liệu đƣợc bổ sung từ báo cáo thƣờng niên của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng là một trong những nhân tố có tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng và tác động này là ngƣợc chiều. Hơn nữa, nghiên cứu cho rằng, rủi ro tín dụng càng cao thì buộc các ngân hàng tốn nhiều chi phí dự phòng tổn thất từ rủi ro tín dụng tăng cao này, do đó làm sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng (Trần Việt Dũng, 2014).
Gần đây hơn, nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Thu Hiền về “Các yếu tố đặc trƣng xác định khả năng sinh lời của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, nghiên cứu dùng mô hình ƣớc lƣợng thích hợp với dữ liệu bảng để đƣa ra kết quả trên cơ sở tìm hiểu tác động của các yếu tố đặc trƣng cho mỗi ngân hàng đến khả năng sinh lời của NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015. Kết quả cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng trên cho vay làm tăng ROA, ỷ số này phụ thuộc vào việc xét đoán, lựa chọn chính sách kế toán về lập dự phòng rủi ro tín dụng trong NHTM.
Nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) tập trung vào yếu tố đa dạng hóa thu nhập kết hợp các biến đặc trƣng ngân hàng nhƣ cấu trúc tài sản, quy mô, chất lƣợng tài sản, an toàn vốn, cấu trúc nợ, hiệu quả hoạt độn và biến vĩ mô là GDP khi phân tích khả năng sinh lời các NHTM Việt Nam với phƣơng pháp GMM. Kết quả của nghiên cứu cho thấy các biến đa dạng hóa thu nhập, cho vay trên tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tƣơng quan thuận, trong khi đó nợ xấu, vốn chủ sở hữu trên tài sản và chi phi hoạt động trên thu nhập có tƣơng quan nghịch đến khả năng sinh lời. Nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tài sản và tốc độ tăng trƣởng kinh tế.
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Phạm Nhã Trúc và Nguyễn Phạm Thiên Thanh (2016) đã sử dụng mô hình OLS với phƣơng sai chuẩn mạnh (robust standard errors) để kiểm soát ảnh hƣởng của phƣơng sai thay đổi (heteroskedasticity) cho kết quả không hoàn toàn thống nhất với nghiên cứu về NHTM Việt Nam nói trên. Theo nghiên cứu này, quy mô và chi phí hoạt động trên
tài sản ảnh hƣởng cùng chiều, trong khi đó hệ số an toàn vốn ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng.