Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 53)

Trƣớc tiên, bài nghiên cứu sẽ trình bày thống kê mô tả dữ liệu của các biến chính để thấy đƣợc tổng quan của nguồn dữ liệu.

Trong bảng 4.1, tóm tắt kết quả thống kê mô tả của các biến đƣợc sử dụng trong mô hình: tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ nợ xấu (NPLR), tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dƣ nợ (LLPR), tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản (LTA), tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản (ETA), biến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), biến quy mô ngân hàng (SIZE).

Bảng 4.1: Phân tích mô tả dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 2008 - 2017

Biến Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất ROA 150 0,9132 0,5828 0,01 4,73 NPLR 150 2,1670 1,1960 0,33 8,83 LLPR 150 0,9978 0,7687 -0,99 4,33 LTA 150 54,5375 11,1375 30,44 80,84 ETA 150 9,3375 4,4576 3,82 29,31 SIZE 150 11,6684 1,1414 9,17 13,99 NIM 150 3,4844 1,1761 0,85 9,00

Đối với biến phản ánh tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng: Từ kết quả thống

kê cho thấy trong giai đoạn 2008 - 2017, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA) trung bình là dƣơng. ROA trung bình trong giai đoạn 2008 – 2017 là 0,91%, giá trị cao nhất đạt đƣợc là 4,73% (SGB 2010), và giá trị ROA thấp nhất trong giai đoạn này là 0.01% (NCB 2012, 2015). Với giá trị trung bình của biến ROA cho thấy tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng Việt Nam vẫn có thể đƣợc đánh giá là đang nằm ở mức trung bình.

Chỉ số nợ xấu (NPLR) trung bình trong giai đoạn 2008 – 2017 là 2,17%,

và NPLR đạt giá trị cao nhất là 8,83% (SHB năm 2012), giá trị thấp nhất là 0,33% (SGB năm 2008). Với độ lệch chuẩn tƣơng ứng ở mức 1.196%, cho thấy mức độ dao động, phân tán khá cao trong số liệu này, điều đó cho thấy mức độ ổn định là tƣơng đối thấp của số liệu. Điều này có thể giải thích, trong giai đoạn 2008 – 2017, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có sự biến động thƣờng xuyên, đặc biệt giai đoạn 2012 - 2013, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng ở mức đáng báo động.

Chỉ số chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/tổng dƣ nợ cho vay (LLPR) trung bình trong giai đoạn 2008 – 2017 là 0,998%, và LLPR đạt giá trị cao nhất là

4,33% (VPBank năm 2017), giá trị thấp nhất là -0,99% (SHB năm 2012). Và với độ lệch chuẩn 0,769% cho thấy dữ liệu có sự chênh lệch rất lớn giữa các ngân hàng và giữa các năm.

Chỉ số Dƣ nợ/Tổng tài sản (LTA) trung bình trong giai đoạn 2008 – 2017

là 54,54%, và LTA đạt giá trị cao nhất là 80,84% (SGB năm 2009), giá trị thấp nhất là 30,44% (HDBank năm 2011). Với tỷ lệ dƣ nợ/tổng tài sản trung bình chiếm tỷ lệ cao, cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tập trung chủ yếu ở hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, với tỷ lệ LTA trung bình ở 54,54% thể hiện rằng, ngoài hoạt động tín dụng hiện nay các ngân hàng có xu hƣớng đa dạng hóa hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó có thể phân tán bớt rủi ro từ hoạt động tín dụng.

Chỉ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản (ETA) trung bình giai đoạn 2008 –

thấp nhất là 3,82% (BID năm 2017). Với giá trị trung bình khá cao, cho thấy nhìn chung các ngân hàng Việt Nam vẫn đáp ứng và đảm bảo mức độ an toàn vốn.

Chỉ số phản ánh quy mô ngân hàng (SIZE) có giá trị trung bình 11.67, và

giá trị lớn nhất 13,99 với quy mô tài sản 1202283,84 tỷ đồng thuộc ngân hàng BID (2017), giá trị nhỏ nhất 9,17 với quy mô tài sản là 9557,92 tỷ đồng thuộc HDBank (2008). Năm 2017, tổng tài sản của cả hệ thống NHTM Việt Nam đã chính thức vƣợt mốc 10 triệu tỷ đồng, tăng 17,62% so với năm 2016. BIDV là ngân hàng có tổng tài sản vƣợt mốc 1 triệu tỷ sớm nhất từ năm 2016, năm 2017 có thêm VietinBank và Vietcombank.

Chỉ số thể hiện tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) trung bình 3,48%, đạt

giá trị lớn nhất 9,00% (VPBank 2017) và giá trị thấp nhất 0,85% (HDBank năm 2013). Với độ lệch chuẩn 1,176%, dữ liệu có mức độ tập trung cũng khá cao. VPBank đạt NIM vƣợt bậc với lợi thế từ hoạt động tín dụng tiêu dùng và lợi thế cạnh tranh của công ty con FE Credit đến từ cho vay tiền mặt không có mục đích rõ ràng rủi ro hơn so với khoản cho vay mua xe hay cho vay có tài sản đảm bảo, vì vậy đi kèm là rủi ro mất vốn cao hơn rất nhiều.

4..1.2 Thực trạng tình hình tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2008 - 2017

ĐVT: tỷ đồng

Hình 4.1: Dƣ nợ cho vay của 15 Ngân hàng thƣơng mại giai đoạn 2008 – 2017

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BCTC các NHTM VN

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống và là hoạt động chiếm tỷ trọng lớn mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM. Do vậy, trong những năm qua các ngân hàng cố gắng tăng trƣởng tín dụng nhằm duy trì ổn định thu nhập ngân hàng. Nhìn hình 4.1, trong giai đoạn 2008 – 2017, hoạt động tín dụng của 3 NHTMNN vẫn là hoạt động cung cấp vốn chủ yếu cho nền kinh tế khi mà dƣ nợ tín dụng của 3 NHTMNN (BID, CTG, VCB) cao hơn hẳn so với các NHTMCP còn lại.

0.00 200000.00 400000.00 600000.00 800000.00 1000000.00 1200000.00 1400000.00 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bảng 4.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của 15 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam Đơn vị tính: % Tên NH 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 CTG 36,27 43,20 25,48 13,53 13,14 16,76 22,51 22,78 19,43 VCB 26,13 25,00 19,18 15,58 13,55 18,07 19,70 19,59 18,25 BID 28,13 23,83 15,74 15,94 15,23 14,08 34,58 20,77 19,88 STB 70,16 38,08 -2,37 19,02 15,10 15,96 44,99 6,97 12,10 MBB 88,08 64,92 20,59 26,25 17,50 14,11 21,68 24,56 22,45 SHB 103,97 89,76 19,52 92,85 35,32 36,88 26,14 23,70 21,71 ACB 78,75 39,81 17,74 -0,50 4,27 8,62 15,47 21,97 21,70 VPBank 21,53 60,01 15,04 26,51 42,02 48,94 48,94 23,92 25,90 Techcombank 54,00 25,97 20,31 7,95 6,34 14,21 40,23 21,46 12,64 EIB 82,22 62,40 19,97 0,37 11,21 4,21 -2,59 2,31 16,83 ABBank 97,29 54,35 -0,35 -6,41 25,36 10,88 19,75 28,43 20,23 NCB 80,91 7,85 19,89 -0,69 4,73 23,96 22,97 23,93 26,69 SGB 22,38 7,39 6,17 -1,77 -1,70 5,40 3,42 7,90 12,53 HDBank 33,12 42,56 17,72 52,86 106,82 -4,52 34,99 45,57 27,10 VIB 38,37 52,22 3,76 -22,18 3,00 8,67 26,11 25,82 33,39

Nguồn: Dữ liệu nghiên cứu từ BCTC các NHTM VN Xét về tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng giai đoạn 2008 – 2017: theo nhƣ số liệu ở bảng 4.2 thể hiện rằng:

Giai đoạn 2009 – 2011: giai đoạn tín dụng có dấu hiệu tăng trƣởng nóng.

Đây là giai đoạn mà các kênh đầu tƣ nhƣ: bất động sản, chứng khoán, vàng… hứa hẹn đem lại khả năng sinh lợi nhuận khủng nên đa phần ngân hàng đều đổ vốn vào kênh đầu tƣ này.

Tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2009-2011 đạt 31,76%. Đặc biệt là năm 2009, tốc độ tăng trƣởng tín dụng bình quân là 41,93%, có nhiều ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trƣờng lớn: SHB (tăng 103,97%), ABBank (tăng 97,29%), MBBank (tăng 88,08%)…

Giai đoạn 2012 – 2017:

Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2012 – 2017 có xu hƣớng tăng chậm lại. Bởi vì sự thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay khi nền kinh tế đang trong tình trạng nợ xấu cao và triển vọng kinh tế chƣa thực sự sáng sủa, thêm vào đó nhiều ngân hàng khó khăn hơn trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp do hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản trong giai đoạn này. Trong giai doạn này, cũng còn nhiều ngân hàng còn rơi vào trạng thái tăng trƣởng tín dụng âm. Cụ thể:

 Năm 2012, ACB âm 0,5%, MSB âm 24,59%, SEA âm 15,96%, ABBank âm 6,41%, NCB âm 0,69%, VIB âm 22,18%, SGB âm 1,77%.

 Năm 2013 tiếp tục là năm tăng trƣởng tín dụng khó khăn khi nhiều ngân hàng bị sụt giảm tăng trƣởng tín dụng, trong đó có SGB tiếp tục âm 1,7%, MSB âm 5,38%.

 Năm 2014 đƣợc đánh giá bớt khó khăn hơn, tuy nhiên các ngân hàng vẫn chật vật với tăng trƣởng tín dụng. Năm 2014 cũng ghi nhận một vài ngân hàng có tăng trƣởng tín dụng âm nhƣ HDBank âm 4,52%, MSB âm 13,91%.

 Từ đầu năm 2015, tăng trƣởng tín dụng đã bắt đầu phục hồi trở lại, hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trƣởng dƣơng và tăng cao hơn so với năm 2014 (ngoại trừ EIB âm 2,59%).

 Theo báo cáo của lãnh đạo Ngân hàng Nhà nƣớc, kết thúc năm 2017, tăng trƣởng tín dụng toàn hệ thống đạt mức 18,17%. Tuy nhiên các ngân hang đang có xu hƣớng giảm dần phụ thuộc vào hoạt động tín dụng, thay vào đó là phat triển dịch vụ hay mua bán chứng khoán đầu tƣ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của rủi ro tín dụng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)